Theo đó, sau khi cảnh báo AI có thể đưa ra những thông tin sai sự thật, Google đã cho ra mắt công cụ mới About This Image giúp người dùng dễ dàng phân biệt ảnh do AI tạo ra với ảnh con người tự sản xuất. Với About This Image, người dùng sẽ được xem “ ngữ cảnh bổ sung” bên cạnh hình ảnh, kể cả chi tiết về thời gian hình ảnh xuất hiện lần đầu trên Google cũng như bất kỳ tin tức nào liên quan.
Công cụ About This Image. |
Hiện nay, những công cụ như Stable Diffusion, DALL-E hay Midjourney được dùng để tạo ra những bức ảnh siêu thực chỉ bằng vài câu lệnh, từ hay cụm từ. Điều này khiến nhiều người dùng, doanh nghiệp bị ảnh hưởng uy tín. Một số quan chức như Giám đốc an ninh mạng Sir Jeremy Fleming của Anh cũng lên tiếng cảnh báo các công cụ AI này có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Có thể thấy rõ nhất là bức ảnh Giáo hoàng mặc chiếc áo lông vũ màu trắng “gây sốt” trên mạng hồi tháng 3 được tạo bằng AI. Hay tác giả bức ảnh – Pablo Xavier, một công nhân xây dựng Chicago – khẳng định anh tạo ra nó khi đang tìm cách làm một thứ gì đó hài hước. Bức ảnh ông Trump bị cảnh sát bắt cũng được chia sẻ tràn lan hồi đầu năm do Eliot Higgins, đồng sáng lập website báo chí điều tra Bellingcat, đã sáng tác bức ảnh này bằng Midjourney.
Sau hàng loạt ảnh giả như thật lan truyền tràn lan trên Internet, công cụ About This Image ra đời với mục đích cung cấp những tin tức về ảnh giả mạo để người dùng không bị nhầm lẫn.
Cory Dunton, Giám đốc sản phẩm tìm kiếm của Google cũng cho biết thêm, với thông tin nền về một hình ảnh sẽ giúp mọi người hiểu được bức ảnh đó có đáng tin cậy hay không.