📞

Grab thích nghi với một thế giới hậu Covid-19

Lim Yew Heng 12:00 | 08/07/2020
TGVN. Covid-19 đã gây nên những gián đoạn nhất định. Cũng như các doanh nghiệp khác, Grab cũng bị ảnh hưởng. Đại dịch Covid-19 đã thay đổi lối sống cũng như mô hình kinh doanh và hành vi người tiêu dùng.

Grab bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 2014 như một phần của sứ mệnh đưa Đông Nam Á tiến về phía trước thông qua công nghệ. Kể từ đó, nhờ vào sự ủng hộ của Chính phủ Việt Nam, chúng tôi có cơ hội đóng góp, thể hiện vai trò tích cực của mình trong việc góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam theo Cách mạng Công nghiệp 4.0 và phục vụ những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam. Là nền tảng công nghệ tích hợp, chúng tôi hiện cung cấp đa dịch vụ tại Việt Nam, bao gồm gọi xe công nghệ - GrabTaxi, GrabCar, GrabBike; giao nhận hàng hóa - GrabExpress; giao nhận thức ăn - GrabFood; mô hình căn bếp trung tâm - GrabKitchen; đi “siêu thị” hộ - GrabMart; cũng như các dịch vụ tài chính và thanh toán không tiền mặt thông qua Moca - đối tác chiến lược của chúng tôi.

Covid-19 đã gây nên những gián đoạn nhất định. Cũng như các doanh nghiệp khác, Grab cũng bị ảnh hưởng. Đại dịch Covid-19 đã thay đổi lối sống cũng như mô hình kinh doanh và hành vi người tiêu dùng.

Thế giới đang bắt đầu trở lại với nhiều hy vọng thời hậu dịch. Nếu những tháng vừa qua cho thấy những nỗ lực mạnh mẽ để ngăn chặn virus, giai đoạn tới sẽ là cơ hội để xây dựng lại và định hình lại xã hội tốt hơn. Một khi quay trở lại với nhịp sống “bình thường mới”, thế giới dường như vẫn phải đối mặt với một số vấn đề như thu nhập chênh lệch và sự phân chia kỹ thuật số ngày càng tăng. Vì vậy, đây là một cơ hội hiếm có để tìm ra những phương pháp bền vững hơn nhằm đối phó với các đại dịch trong tương lai, cũng như củng cố các mô hình kinh tế và xã hội trên khắp Đông Nam Á.

Chất xúc tác cho sự đổi mới

Covid-19 có thể là động lực để các Chính phủ cần thúc đẩy sâu sắc sự đổi mới. Nhiều lĩnh vực, ngành nghề trong thời gian dài đã không muốn chuyển ứng dụng kỹ thuật số, nay buộc phải số hóa để tồn tại. Chính phủ và doanh nghiệp hiện đang cởi mở hơn để thử nghiệm và nắm bắt công nghệ để giải quyết các khó khăn, thách thức.

Ưu tiên hiện tại là tiếp tục xây dựng dựa trên đà phát triển này. Nhiều nỗ lực số hóa hiện nay đã giải quyết được phần nào các khó khăn, như sử dụng hệ thống thanh toán điện tử và thiết lập sự hiện diện trực tuyến thay cho các cửa hàng thực tế. Nhưng số hóa cần phải phổ biến nhiều hơn nữa. Các doanh nghiệp cần xem xét lại các mô hình kinh doanh cơ bản của họ từ tự động hóa quy trình kinh doanh back-end đến sử dụng những hiểu biết sâu sắc từ dữ liệu để cải thiện đề xuất sản phẩm của họ.

Đây là thời điểm mà Chính phủ và các công ty công nghệ đóng vai trò quan trọng. Ngoài việc khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện bước nhảy trong quá trình số hóa, điều quan trọng là mở ra cho họ toàn bộ tiềm năng của chuyển đổi kỹ thuật số. Tại Việt Nam, chính phủ đang thực hiện chính xác điều này. Với sự tập trung cao độ vào Cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam đang thúc đẩy việc áp dụng kỹ thuật số một cách sâu rộng hơn và giúp các doanh nghiệp phát triển mạnh trong một thế giới kỹ thuật số. Để hiện thực hóa tầm nhìn này, các nền tảng công nghệ như Grab đang nỗ lực đồng hành cùng Chính phủ. Ví dụ, chúng ta đã hỗ trợ thúc đẩy số hóa các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp truyền thống, cũng như thúc đẩy các doanh nghiệp siêu nhỏ phát triển, qua đó tăng mức sống của hàng triệu người Việt Nam.

Đây chính là lúc để các chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình này, cho dù đó là hướng các doanh nghiệp đến việc áp dụng kỹ thuật số rộng hơn hay xây dựng một hệ sinh thái công nghệ thuận lợi để hỗ trợ doanh nghiệp số hóa lâu dài.

Nhìn về phía trước, các lĩnh vực đã chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi Covid-19 sẽ phù hợp nhất cho đổi mới và sáng tạo. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, vẫn còn đó nhiều phạm vi cho sự tự động hóa và sử dụng robot trong lĩnh vực y tế. Các giải pháp kỹ thuật số như điều trị từ xa sẽ hữu ích trong các tình huống bệnh nhân phải tuân thủ giãn cách vật lý hoặc không thể trực tiếp đến cơ sở chăm sóc sức khỏe.

Trong ngành công nghiệp hậu cần, số hóa và phân tích nâng cao có thể tối ưu hóa các hoạt động và giúp khởi động lại chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Lĩnh vực công cũng cần theo kịp xu hướng số hóa. Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt Chương trình chuyển đổi kỹ thuật số quốc gia, nỗ lực làm mới hoàn toàn các hoạt động của Chính phủ và kích thích nền kinh tế kỹ thuật số vào năm 2030. Nhiều phản ứng y tế công cộng nhanh chóng và hiệu quả của Việt Nam đã được công nghệ thông tin kích hoạt. Việt Nam đã tận dụng hiệu quả sự gia tăng lượng người dùng điện thoại di động (150%) và Internet (70%) trong dân số. Các thông báo và nhắc nhở đã không ngừng được gửi ra từ các cơ quan y tế để nhắc nhở người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa qua hình thức tin nhắn văn bản, website và mạng xã hội. Với việc số hóa các dịch vụ công cộng lớn hơn, Việt Nam có thể chuẩn bị tốt hơn cho các đại dịch trong tương lai.

Xây dựng tương lai cho công việc

Covid-19 đã cho thấy tầm quan trọng của lao động theo yêu cầu. Ở Đông Nam Á, nhiều chính phủ đã phân loại giao hàng trực tuyến là một dịch vụ thiết yếu. Trong thời gian phong tỏa, nhiều người không thể tự do đi lại, và gần như phải dựa vào các dịch vụ giao nhận để đáp ứng nhu cầu hằng ngày của họ. Với sự nhấn mạnh hơn về sức khoẻ và an toàn, chúng ta đã chứng kiến sự xuất hiện của các sáng kiến như giao hàng không tiếp xúc. Chúng ta cũng chứng kiến sự thay đổi trong hành vi xã hội với việc khách hàng thể hiện sự đánh giá cao đối với những công việc theo yêu cầu qua việc tăng tiền tip và quy mô tiền tip trong khu vực.

Tuy nhiên, giai đoạn này cũng nhấn mạnh những người làm việc theo yêu cầu có thể bị ảnh hưởng. Do nhu cầu đặt xe công nghệ giảm, nhiều đối tác tài xế của chúng tôi sợ mất kế sinh nhai hơn sợ virus. Nhưng con đường phía trước không phải là buộc các mô hình việc làm truyền thống chuyển mình thành nền kinh tế theo yêu cầu. Vì điều này sẽ chỉ phủ nhận những lợi ích về tính linh hoạt mà những công việc theo yêu cầu mang lại.

Điều quan trọng đối với các chính phủ, các nền tảng và các công ty công nghệ là cùng nhau theo dõi, để làm thế nào đảm bảo những người làm việc theo yêu cầu có thể được hỗ trợ tốt hơn trong trạng thái bình thường mới. Trước mắt, những nền tảng như Grab đang nỗ lực để có thể hỗ trợ các đối tác trong giai đoạn khó khăn như cung cấp các gói hỗ trợ tài chính nhằm hỗ trợ chi phí cho các đối tác tài xế phải cách ly vì Covid-19.

Nhưng các giải pháp dài hạn là cần thiết để đảm bảo những khó khăn của những người làm việc theo yêu cầu được giải quyết. Bước đầu tiên là để hiểu rõ hơn về nhu cầu của họ vì những người làm việc theo yêu cầu không phải là một nhóm đồng nhất - một số người chỉ làm việc đó tạm thời, trong khi những người khác phụ thuộc vào công việc này để kiếm thu nhập.

Sau đó chúng ta có thể hướng tới các giải pháp thực tế giải quyết các vấn đề như bảo trợ xã hội và tiếp cận tài chính cho những người làm việc theo nhu cầu khác nhau. Tất cả điều này đồng thời cũng cân bằng giữa nhu cầu của người tiêu dùng và sự bền vững của các doanh nghiệp nền tảng cho phép nền kinh tế theo yêu cầu. Điều này sẽ đòi hỏi sự đổi mới, điều chỉnh chính sách và hợp tác chặt chẽ giữa các lĩnh vực công cộng và tư nhân.

Thương mại và hợp tác - không phải sự cô lập

Covid-19 đã gây ra sự bế tắc toàn cầu chưa từng có. Chính phủ trên khắp thế giới đã đưa ra các chỉ thị hạn chế di chuyển, ngăn chặn người nước ngoài nhập cảnh và thậm chí ngăn công dân của nước họ đi du lịch nước ngoài. Trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị gián đoạn, WTO dự đoán rằng thương mại thế giới năm 2020 sẽ giảm từ 13% đến 32%.

Mặc dù các quốc gia đã có những biện pháp kịp thời nhằm kiểm soát đại dịch, điều quan trọng là đảm bảo đây chỉ là biện pháp tạm thời. Giải pháp cho Covid-19 không phải là đóng cửa với phần còn lại của thế giới, nhưng phải duy trì sự hợp tác mạnh mẽ giữa các quốc gia. Sự cởi mở với đầu tư nước ngoài, các luồng dữ liệu xuyên biên giới và số hóa đã cho phép người dân và các nền kinh tế duy trì kết nối mặc dù đã đóng cửa biên giới. Khi các nước chuẩn bị mở cửa trở lại, chính phủ và các công ty công nghệ cần tiếp tục tìm cách tăng cường các nỗ lực số hóa xuyên biên giới.

Một thế giới hợp tác mới đầy dũng cảm

Nắm bắt sự tiếp cận kỹ thuật số đầu tiên là rất quan trọng để xác định những bất ổn trong tương lai. Hành trình này sẽ không dễ dàng và ở đó vẫn có những rủi ro, nhưng chúng ta cần lại gần nhau hơn nữa. Nhiều vấn đề không thể được giải quyết nếu không có sự hợp tác và chúng ta sẽ cần thể chế đối thoại chặt chẽ hơn giữa các lĩnh vực công và tư nhân.

Điều cần thiết phải suy nghĩ là về việc các chính phủ và các doanh nghiệp có thể làm việc tốt hơn với nhau để chuẩn bị khi đại dịch tiếp theo xảy ra. Các doanh nghiệp nền tảng như Grab cung cấp công nghệ, sự nhanh chóng và mạng lưới rộng có thể giúp hỗ trợ chính phủ duy trì văn hoá kỹ thuật số mạnh mẽ. Trạng thái bình thường mới sẽ cần tập trung vào các hợp tác công tư thực tiễn để phục vụ cộng đồng lớn hơn khi chúng ta nỗ lực xây dựng lại sau Covid-19.