GS. Nguyễn Thị Kim Thanh: Tiến tới nền khoa học mới

QUỲNH ANH
TGVN. Từ khi thành lập Hàn lâm Trẻ Việt Nam (Vietnam Young Academy - VYA) cho đến nay, GS. Nguyễn Thị Kim Thanh (Đại học College London, Anh) luôn nỗ lực không mệt mỏi cho sự thành công của tổ chức với hy vọng giúp đỡ quê hương trên con đường tiến tới một nền khoa học mới và tốt hơn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
gs nguyen thi kim thanh tien toi nen khoa hoc moi Cơ hội nhận 150 triệu đồng cho các nhà khoa học nữ trẻ tài năng
gs nguyen thi kim thanh tien toi nen khoa hoc moi Hội thảo các Viện Hàn lâm trẻ thế giới tại Việt Nam
gs nguyen thi kim thanh tien toi nen khoa hoc moi
GS. Nguyễn Thị Kim Thanh tại Hội thảo quốc tế tại Việt Nam.

Thành lập từ năm 2014, VYA đã tổ chức 5 hội thảo quốc tế tại Phú Quốc, Nha Trang, Hà Nội và Đồng Hới (Quảng Bình) với các chủ đề đa dạng, bao gồm: Nghiên cứu máy tính và Phát triển, Hóa học, Tin sinh học và Công nghệ máy tính, Thông tin thông minh và hệ thống dữ liệu. Các hội thảo này đều được đánh giá cao về chuyên môn và đã đưa ra nhiều định hướng nghiên cứu, khuyến nghị chính sách có ích đối với đất nước.

Tuy nhiên, điều khiến GS. Nguyễn Thị Kim Thanh mừng nhất là lần đầu tiên Hội thảo các Viện Hàn lâm trẻ thế giới đã được tổ chức tại Việt Nam. Có thể nói, sự kiện đang được tổ chức tại Đà Nẵng từ ngày 31/7-2/8 là kết quả từ sự nỗ lực của VYA trong việc vận động Viện Hàn lâm trẻ toàn cầu (Global Young Academy - GYA). Hội thảo lần này góp phần quảng bá hình ảnh và môi trường học thuật của Việt Nam và góp phần làm cầu nối đưa nền khoa học của Việt Nam đến gần hơn với thế giới...

Tận dụng vai trò các tổ chức quốc tế

Nguyễn Thi Kim Thanh tốt nghiệp chuyên ngành Hóa học năm 1992 tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Thời gian sau, bà đi du học và bắt đầu một sự nghiệp nghiên cứu quốc tế có uy tín tại Hà Lan, Mỹ và Anh quốc. Từ năm 2013, bà đảm nhận vị trí giáo sư tại Đại học College London (UCL) và dẫn đầu một nhóm thực hiện nghiên cứu liên ngành tiên tiến về thiết kế và tổng hợp vật liệu nano cho ứng dụng y sinh.

Là một trong những thành viên sáng lập của GYA, GS. Nguyễn Thị Kim Thanh luôn trăn trở với việc phải ra đời VYA. Nơi đây sẽ giúp kết nối các nhà khoa học trẻ tại Việt Nam và các nhà khoa học người Việt Nam ở nước ngoài trong nhiều lĩnh vực chuyên môn để cùng thảo luận mang tính định hướng và xây dựng về những chủ đề quan trọng của đất nước và toàn cầu.

GS. Nguyễn Thị Kim Thanh luôn nghĩ rằng cần tận dụng các tổ chức khoa học quốc tế để nền khoa học Việt Nam có thể tiếp cận với những điều kiện phát triển. Bà tin rằng khuyến khích giao lưu giữa các nhà khoa học trẻ trong và ngoài nước cho phép các nhà khoa học trẻ trong nước cơ hội học hỏi từ những kỹ năng của những nhà khoa học ở nước ngoài, đồng thời cũng giúp những nhà khoa học ở nước ngoài hiểu rõ hơn về những điều kiện ở trong nước hiện nay.

Khơi đường mới cho khoa học Việt Nam

Với trọng trách là Chủ tịch Hội đồng Cố vấn của VYA, GS. Nguyễn Thị Kim Thanh đang nỗ lực giúp tổ chức cân bằng số thành viên trong nước và nước ngoài, giữa các ngành khác nhau và lựa chọn thành viên kỹ càng hơn dựa trên thành tích khoa học. VYA không chỉ hỗ trợ các nhà nghiên cứu trẻ tăng cường năng lực, phát triển cá nhân và chuyên môn thông qua các mạng lưới quốc gia và toàn cầu, tạo điều kiện cho họ có nhiều đóng góp có giá trị hơn cho xã hội, mà còn nâng cao truyền thông học thuật, giáo dục và tạo nên tác động đến đổi mới và phát triển chính sách ở Việt Nam.

Hiện nay, VYA có số thành viên là người Việt ở nước ngoài chiếm ưu thế, tập trung đặc biệt vào vai trò là cầu nối giữa học giả Việt ở trong nước và nước ngoài. Đây chính là cây cầu thuận lợi cho việc trao đổi kiến thức và thực tiễn làm việc giữa các nhà khoa học.

GS. Nguyễn Thị Kim Thanh cũng cho biết, các thành viên của VYA được lựa chọn dựa trên sự phù hợp của họ trong việc đảm nhận vai trò tích cực thực hiện các mục tiêu của Viện. Trong hoạt động của mình, VYA cũng phát hành Bản tin hằng tháng do TS. Lâm Hạnh, Chủ tịch VYA đến từ Cornell, TS. Bùi Thanh Duyên từ San Francisco và TS. Lê Hoàng Sinh từ Đà Nẵng cùng bà biên tập. Đặc biệt, Viện luôn nhận lợi ích từ kinh nghiệm bổ sung của các thành viên ở Việt Nam, những người biết rõ về nhu cầu và những vấn đề trong nước và những thành viên ở nước ngoài được tiếp cận với môi trường nghiên cứu thuận lợi.

Với Hội thảo các Viện Hàn lâm trẻ thế giới đang diễn ra tại Việt Nam, các nhà khoa học sẽ cùng nhau trao đổi các ý tưởng về khoa học, xây dựng mạng lưới và hợp tác giữa các Viện Hàn lâm trẻ của các nước. Đặc biệt, VYA tập trung vào nội dung tác động của khoa học và kỹ thuật đối với sự phát triển kinh tế và xã hội - điều mà GS. Nguyễn Thị Kim Thanh luôn hy vọng mang lại những lợi ích thiết thực cho Việt Nam.

Với những thành tựu nghiên cứu và dự án có tầm ảnh hưởng lớn về ứng dụng vật liệu nano trong lĩnh vực y-sinh và chăm sóc sức khoẻ, GS. Thanh đã được công bố nhận Giải thưởng Rosalind Franklin năm 2019. Rosalind Franklin là giải thưởng của Viện Hàn Lâm Vương Quốc Anh và các nước liên bang hàng năm trao cho một cá nhân có đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM) và hỗ trợ thúc đẩy phụ nữ trong lĩnh vực STEM.

gs nguyen thi kim thanh tien toi nen khoa hoc moi

“Cặp đôi” làm khoa học thành danh trên đất Pháp

TGVN. Nếu như vợ chồng GS. Nguyễn Thanh Vân và GS. Lê Kim Ngọc đã nổi tiếng từ lâu ở Pháp, thì vợ chồng GS. ...

gs nguyen thi kim thanh tien toi nen khoa hoc moi

TS. Nguyễn Thị Hiệp: Làm khoa học phải bền lòng, vững chí

TGVN. TS. Nguyễn Thị Hiệp - Trưởng Bộ môn Kỹ thuật y sinh Trường Đại học Quốc tế, ĐH Quốc gia TP. HCM chia sẻ như ...

gs nguyen thi kim thanh tien toi nen khoa hoc moi

GS. Hoàng Tụy - một thầy giáo đúng với danh hiệu người thầy

TGVN. GS. Hoàng Tụy - người đã gieo vào lòng chúng tôi tình yêu toán học, sự trung thực. Thầy luôn gần gũi với chúng ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Kết nối chuyên gia, trí thức và nhà khoa học Việt Nam trong khối ASEAN

Kết nối chuyên gia, trí thức và nhà khoa học Việt Nam trong khối ASEAN

Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu sẽ tổ chức sự kiện One Global Vietnam-ASEAN 2024, quy tụ các chuyên gia, trí thức, và nhà khoa ...
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Phnom Penh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Phnom Penh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Campuchia

Đây là chuyến thăm chính thức Campuchia đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trên cương vị người đứng đầu cơ quan lập pháp Việt Nam.
Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, ...
Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng Mali Maiga đã chỉ trích các nhà lãnh đạo quân sự của nước này chậm trễ trong việc kết thúc thời kỳ chuyển tiếp.
Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Bắc Ninh đã không ngừng nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Quan họ với ...
Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 22/11/2024

Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 22/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Đồng Nai theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 22/11/2024.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động