GS.TS. Phan Thiện Nhân và cơ duyên gắn bó với 'đảo quốc sư tử'

HÀ ANH
Nhiều năm gắn bó với công tác và giảng dạy tại Đại học quốc gia Singapore (NUS), GS.TS. Phan Thiện Nhân khẳng định, chính cơ duyên đã giúp ông ở lại nơi đây cho đến tận bây giờ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
GS.TS. Phan Thiện Nhân cùng đồng nghiệp tại NUS. (Ảnh: NVCC)
GS.TS. Phan Thiện Nhân cùng đồng nghiệp tại NUS. (Ảnh: NVCC)

Sinh năm 1952, tại An Giang, ông Phan Thiện Nhân tốt nghiệp Đại học Sydney (Australia) vào năm 1975, sau đó hoàn thành bằng Tiến sĩ Khoa Cơ khí tại Đại học Sydney vào năm 1979.

Sau thời gian khởi đầu sự nghiệp học thuật với tư cách là giảng viên tại Đại học Newcastle, ông công tác tại Khoa Kỹ thuật cơ khí Đại học Sydney từ năm 1991.

Trở lại và gắn bó

GS.TS. Phan Thiện Nhân chia sẻ rằng lần đầu tiên ông có cơ hội làm việc ở Singapore là vào năm 1987. Khi đó, ông được mời giảng dạy tại NUS trong một dịp nghỉ phép định kỳ của Đại học Sydney.

Vào năm 2001, khi trở lại Singapore, ông được phong hàm Giáo sư và ở lại công tác tại NUS cho đến năm 2004.

Trong khoảng thời gian này, vị giáo sư người Việt đã sáng lập Khoa Kỹ thuật Sinh học (nay đổi tên là Khoa Kỹ thuật Y sinh) tại trường và được phong tặng Giáo sư sáng lập của Khoa này.

Sau nhiều năm sinh sống tại California (Mỹ), GS. TS. Phan Thiện Nhân quyết định trở lại Singapore vào năm 2011 để chủ trì một dự án nghiên cứu ba năm tại NUS. Như một cơ duyên, ông tiếp tục ở lại Singapore cho đến bây giờ.

Là người chứng kiến sự phát triển của Singapore trong nhiều năm, GS.TS. Phan Thiện Nhân nhận thấy đảo quốc bé nhỏ đã thay đổi rất nhiều.

Nếu như các thành phố khác trên thế giới thường có chu kỳ thay đổi khoảng 50 năm, chu kỳ thay đổi của Singapore chỉ vào khoảng năm năm hoặc ngắn hơn. Những sự thay đổi cơ bản có thể nhìn thấy được ở Singapore gần như mỗi năm, từ những tòa nhà mới được xây lên, tới việc mở rộng đường xá…

Đặc biệt, ở Singapore, việc nâng cao tiêu chuẩn cuộc sống cho người dân luôn được chú trọng. Một trong những ưu điểm của đất nước này là có cơ sở hạ tầng tuyệt vời, khiến cho ai cũng cảm thấy dễ chịu khi đặt chân đến đây, từ việc làm thủ tục hải quan đến đón taxi...

Ngoài ra, các trường đại học và viện nghiên cứu nhận được sự hỗ trợ đặc biệt từ Chính phủ, các quỹ nghiên cứu đều có những hướng dẫn hết sức rõ ràng và sẵn sàng hỗ trợ những ý tưởng nghiên cứu mới và hay.

Từ năm 2011 đến nay, GS.TS. Phan Thiện Nhân công tác tại Khoa Kỹ thuật cơ khí của NUS.

Lĩnh vực nghiên cứu của ông tập trung vào cơ học chất lưu, tương tác thủy động lực học, lưu biến (rheology) của chất lỏng cao phân tử và các mô hình tính toán liên quan đến chất lỏng có cấu trúc hạt phức tạp.

Ông chủ trì một số các dự án nghiên cứu về sự vận chuyển bùn đất trong đại dương từ các hoạt động khai thác khoáng sản, dự án về công nghệ lọc nước sử dụng màng sứ mỏng, dự án về công nghệ in 3D, và dự án về vật liệu siêu rỗng aerogel.

Đóng góp lớn nhất của GS.TS. Phan Thiện Nhân cho lĩnh vực lưu biến học là mô hình mang tên ông (Phan-Thien-Tanner modeling) cùng các biến thể của nó.

Năm 2022, ông vinh dự đứng thứ 261 trong danh sách 1.000 nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về Cơ khí - Kỹ thuật Hàng không vũ trụ.

Bảng xếp hạng dựa vào danh sách 3.637 nhà khoa học có công bố thuộc lĩnh vực này từ cơ sở dữ liệu của Google Scholar và Microsoft Academic Graph. Các tiêu chí lựa chọn bao gồm chỉ số H-Index (tối thiểu 30), tỷ lệ đóng góp trong ngành, giải thưởng và thành tựu của các nhà khoa học.

Hướng về Việt Nam

Nói về thành công của mình, GS.TS. Phan Thiện Nhân cho biết, ông đã nỗ lực trên con đường học vấn bằng cách làm việc thật chăm chỉ cùng với sự may mắn khi có một trí tuệ minh mẫn trời ban. Với ông, sự chăm chỉ cộng với niềm đam mê là chìa khóa của thành công cho bất kỳ công việc nào.

Bên cạnh việc tự học không ngừng, ông may mắn có được một người thầy giỏi là GS. Roger Ian Tanner - thành viên Hiệp hội Hoàng gia Anh – người đã cho những lời khuyên bổ ích khi ông gần như lạc lối trong sự hiếu kì của bản thân, không xác định được mục tiêu rõ ràng và không nhìn thấy được cốt lõi của vấn đề nghiên cứu.

Ông cũng chia sẻ thêm: “Một trong các sáng lập viên của Tập đoàn GRAB Antony Tan đã đưa bốn yếu tố để thành công, mà tôi nghĩ đó cũng là những giá trị cốt lõi cho chúng ta và thế hệ trẻ.

Thứ nhất là sự chân thành: hãy chân thành với tất cả mọi người, đặc biệt là với chính bản thân mình về năng lực của bản thân. Thứ hai là sự khiêm tốn: không ai có thể làm mọi thứ một mình, tất cả chúng ta cần một đội ngũ làm việc chung hiệu quả. Thứ ba là sự nhiệt huyết: bạn có đủ nhiệt huyết để dành tất cả thời gian theo đuổi niềm đam mê của bản thân. Thứ tư là tấm lòng: hãy hỗ trợ và giúp đỡ người khác cùng thành công, đừng để họ rơi lại phía sau”.

Kể từ khi quay lại làm việc ở Singapore, GS.TS. Phan Thiện Nhân luôn chủ trương tập hợp các nghiên cứu viên Việt Nam để thực hiện các dự án nghiên cứu của mình. Cùng với một số bạn trẻ trí thức đang làm việc tại Singapore, ông còn điều hành một quỹ học bổng cho những học sinh phổ thông ở Việt Nam.

Điều khiến GS.TS. Phan Thiện Nhân vui mừng là sinh viên Việt Nam hòa nhập rất tốt vào xã hội Singapore và hầu hết họ đều thành công.

Giờ đây, khi đã đạt được nhiều thành quả trong sự nghiệp, GS.TS. Phan Thiện Nhân mong muốn được đóng góp cho quê hương. Theo ông, chính sách của Việt Nam cần phải minh bạch và rộng mở hơn nữa để có thể phát huy hiệu quả nguồn lực trí thức kiều bào vào sự nghiệp phát triển đất nước.

Làm báo cộng đồng, nhuận bút trả bằng đam mê

Làm báo cộng đồng, nhuận bút trả bằng đam mê

Nổi tiếng trong cộng đồng người Việt, tờ báo Nhịp cầu thế giới (NCTG) với tuổi đời 22 năm tại Hungary do chủ biên Nguyễn ...

Chung kết cuộc thi piano và thanh nhạc đầu tiên dành cho người Việt ở châu Âu

Chung kết cuộc thi piano và thanh nhạc đầu tiên dành cho người Việt ở châu Âu

V-Stella 2023, cuộc thi piano và thanh nhạc đầu tiên dành cho thanh, thiếu niên người Việt ở châu Âu, nhằm tìm ra những tài ...

Những sứ giả của biển đảo quê hương

Những sứ giả của biển đảo quê hương

Dù cách xa, nhưng các câu lạc bộ Hoàng Sa - Trường Sa tại nhiều nước châu Âu như Czech, Ba Lan, Pháp... phát huy ...

Đoàn công tác Quỹ học bổng Vừ A Dính và câu lạc bộ ‘Vì Hoàng Sa-Trường Sa thân yêu’ gặp gỡ kiều bào tại Melbourne

Đoàn công tác Quỹ học bổng Vừ A Dính và câu lạc bộ ‘Vì Hoàng Sa-Trường Sa thân yêu’ gặp gỡ kiều bào tại Melbourne

Cuộc gặp giúp bà con hiểu thêm về tình hình trong nước, những hoạt động ý nghĩa, thiết thực của Quỹ học bổng Vừ A ...

Trại Hè Việt Nam 2023 - Tuổi trẻ kiều bào đồng hành vươn tới tương lai

Trại Hè Việt Nam 2023 - Tuổi trẻ kiều bào đồng hành vươn tới tương lai

Trại Hè Việt Nam 2023 có sự tham gia của gần 120 đại biểu là thanh niên, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài, trở ...

Đọc thêm

Á hậu Bùi Thanh Vân: Món quà ý nghĩa ở tuổi 55

Á hậu Bùi Thanh Vân: Món quà ý nghĩa ở tuổi 55

Nữ doanh nhân Bùi Thanh Vân đã xúc động khi Ban tổ chức xướng tên Á hậu 3 và Hoa hậu Thời trang tại đêm Chung kết Cuộc thi Hoa ...
Ngoại giao kinh tế Bangladesh: Tranh thủ nguồn lực láng giềng

Ngoại giao kinh tế Bangladesh: Tranh thủ nguồn lực láng giềng

Ngoại giao kinh tế trở thành xung lực giúp Bangladesh vận động hỗ trợ từ Trung Quốc và Ấn Độ, giúp đẩy mạnh tăng trưởng trong nước.
Tăng lương cơ sở sẽ không gây ra tình trạng lạm phát tăng đột biến

Tăng lương cơ sở sẽ không gây ra tình trạng lạm phát tăng đột biến

Không nên chủ quan và vẫn phải lường trước hiện tượng 'té nước theo mưa' khi tăng lương cơ sở từ ngày 1/7.
Những lưu ý từ Việt Phong khi thi công cửa kính cường lực

Những lưu ý từ Việt Phong khi thi công cửa kính cường lực

Thi công cửa kính cường lực là một công việc đòi hỏi sự chuyên nghiệp và cẩn thận để đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ cho công trình.
Raphinha ghi bàn thắng chưa từng thấy ở Copa America và EURO 2024

Raphinha ghi bàn thắng chưa từng thấy ở Copa America và EURO 2024

Ở trận Brazil hòa Colombia sáng 3/7, Raphinha ghi 1 bàn thắng chưa từng thấy trước đó tại Copa America và EURO 2024.
Dự báo thời tiết ngày mai (4/7): Nhiều khu vực chiều tối, đêm có mưa rào và giông, cục bộ mưa to; vùng núi trung du Bắc Bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (4/7): Nhiều khu vực chiều tối, đêm có mưa rào và giông, cục bộ mưa to; vùng núi trung du Bắc Bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (4/7) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nằm trong tính toán chiến lược khi mà các cuộc xung đột ở Ukraine, Israel-Hamas leo thang...
‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

Không chỉ chia sẻ trách nhiệm trong NATO, ba nước Bắc Âu này còn đang muốn khẳng định vai trò như một 'NATO nhỏ' trong khu vực.
Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Các nhà lãnh đạo G7 nhóm họp tại Fasano, Italy trong bối cảnh muôn trùng thách thức, khẳng định nỗ lực duy trì vị thế của câu lạc bộ 'nhà giàu'.
Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Xung đột ở Ukraine cần phải sớm được kết thúc. Nhưng hiện tại, điều đó vẫn chỉ là hy vọng, bởi sáng kiến hòa bình vốn đã ít ỏi lại vướng nhiều hạn chế.
Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình vẫn là xu thế, khát vọng của nhân loại nhưng nhiều gương mặt chiến tranh khiến cho một số khu vực vẫn nóng...
Bầu cử Nghị viện châu Âu: Mối lo sát sườn

Bầu cử Nghị viện châu Âu: Mối lo sát sườn

Cử tri châu Âu nhìn chung đang rời xa cách tiếp cận mang tính ý thức hệ, mà thực dụng hơn trong các cuộc bầu cử.
Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden có đứng vững trước 'bão' dư luận?

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden có đứng vững trước 'bão' dư luận?

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Biden vẫn tiếp tục đại diện cho đảng Dân chủ tranh cử tổng thống với ông Trump sau dư luận tiêu cực về tranh luận hôm 27/6.
Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác kinh tế giữa hai nước

Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác kinh tế giữa hai nước

Báo chí Hàn Quốc nhấn mạnh nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước nhân chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Bầu cử Quốc hội Anh: Đảng Bảo thủ cầm quyền có nguy cơ thất thế, tại 'nỗi ám ảnh' dai dẳng 8 năm ròng?

Bầu cử Quốc hội Anh: Đảng Bảo thủ cầm quyền có nguy cơ thất thế, tại 'nỗi ám ảnh' dai dẳng 8 năm ròng?

Cuộc bầu cử Quốc hội Anh đang đến rất gần, Đảng Bảo thủ cầm quyền vẫn đang đứng trước muôn vàn thách thức bởi những hệ lụy Brexit kéo dài.
Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Hội nghị thượng đỉnh SCO có tầm quan trọng với các cường quốc như Trung Quốc và Nga và cũng không kém phần ý nghĩa đối với các quốc gia Trung Á.
Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Nếu không có nỗ lực ngoại giao thầm lặng của chính phủ Australia, tự do của nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange có lẽ không đến sớm như vậy.
Con đường đưa Ukraine và Moldova gia nhập EU: Chông gai nhưng nhiều cơ hội

Con đường đưa Ukraine và Moldova gia nhập EU: Chông gai nhưng nhiều cơ hội

Ukraine và Moldova đang đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Đây là bước đầu tiên trong chặng đường dài để trở thành thành viên của khối này.
Phiên bản di động