TIN LIÊN QUAN | |
Bàn giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Khu di tích Bộ Ngoại giao tại Tuyên Quang | |
Từ 10-12: Một giấy cho nhà đất, có gì mới? |
Thông tin trên được ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã đưa ra tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức thường kỳ chiều 30/8.
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Giáo đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (Ảnh: TA) |
Ông Nghĩa cho biết, tính lũy kế đến ngày 30/8, Thành phố đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gần 1,5 triệu thửa đất, căn hộ. Trong đó, 100% các trường hợp sử dụng đất đủ điều kiện và kê khai đăng ký đã được cấp Giấy chứng nhận, đạt 90% hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong các khu dân cư.
Đối với Dự án phát triển nhà ở (thương mại, tái định cư, xã hội), thành phố đã cấp sổ đỏ cho 137.257 căn, đạt 77%; cấp cho 12.403 thửa đất do các tổ chức sử dụng, đạt 64,4%.
Cũng theo đại diện Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội, trong những năm qua, Hà Nội đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để đề xuất, thống nhất các giải pháp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân; chỉ đạo quyết liệt và đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên việc cấp Giấy chứng nhận còn có tồn tại, hạn chế.
Chẳng hạn, đối với các trường hợp ngoài các dự án phát triển nhà ở, nguyên nhân tồn đọng chủ yếu do phần lớn các trường hợp còn lại không có giấy tờ hợp lệ, có nguồn gốc sử dụng đất phức tạp, vi phạm pháp luật đất đai từ nhiều năm qua chưa giải quyết được, trong đó, vi phạm chủ yếu dưới các hình thức chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng trái phép, giao đất trái thẩm quyền, lấn chiếm đất công, mua bán “trao tay”... không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận theo quy định.
Đối với các trường hợp mua nhà ở tại các dự án phát triển nhà ở, tình trạng vi phạm pháp luật đất đai, pháp luật xây dựng của chủ đầu tư thường gặp là: Xây dựng không đúng quy hoạch chi tiết hoặc không đúng thiết kế hoặc giấy phép được cấp; vi phạm pháp luật đất đai như chưa hoàn thành thủ tục pháp lý về đất đai nhưng đã xây dựng và bán nhà ở; chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai, trong đó một số trường hợp phát sinh nghĩa vụ tài chính do vi phạm pháp luật đất đai, pháp luật xây dựng chưa được xử lý.
Với tổ chức sử dụng đất, nhiều doanh nghiệp, đơn vị đã có biến động về diện tích, hình thể thửa đất nhưng “ngại” tiến hành công tác kê khai, lập hồ sơ công nhận quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Đây cũng là một khó khăn cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng.
“Thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ quy định rõ, công khai thẩm quyền, trách nhiệm trong tiếp nhận giải quyết hồ sơ cấp Giấy chứng nhận để tránh chồng chéo; thực hiện công khai các thủ tục hành chính”, ông Nghĩa cho biết.
Từ 1/9, Hà Nội có 26 phố đi bộ Từ 1/9, nhiều tuyến phố quanh hồ Gươm (Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ được tổ chức thành không gian đi bộ với nhiều chương trình ... |
Hà Nội "chiêu hiền đãi sĩ" Các thủ khoa xuất sắc có nguyện vọng về làm việc trong các cơ quan, đơn vị của thành phố (TP) sẽ đươc đặc cách ... |