TIN LIÊN QUAN | |
WHO tài trợ 21 triệu USD giúp Việt Nam nâng cao năng lực y tế | |
Hơn cả tiền bạc, người lao động đòi không khí sạch |
Reuters dẫn báo cáo của Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) cho hay, chỉ số ô nhiễm không khí trung bình tại Hà Nội năm 2017 cao gấp 4 lần mức có thể chấp nhận theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Cũng theo tổ chức phi lợi nhuận GreenID (đóng tại Hà Nội), tình hình có thể ngày càng tệ hơn.
Hà Nội bị bao phủ bởi lớp sương khói dày hồi tháng 3/2016. (Nguồn: Channel NewsAsia) |
"Số ngày có chất lượng không khí tốt chỉ nhiều hơn một tháng một chút", Lars Blume, cố vấn kỹ thuật của GreenID, cho biết. Ông Blume là người phân tích dữ liệu theo dõi không khí được thu thập tại Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội.
"Điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Họ phải ra ngoài, làm việc và trong nhiều trường hợp thực sự khó để cảm nhận không khí tốt hay tệ", vị chuyên gia nói với Reuters.
Theo ông Blume, ô nhiễm không khí tại Hà Nội xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, gồm sự gia tăng số lượng công trường xây dựng, gia tăng sử dụng xe máy cũng như ô tô và thói quen đốt rơm rạ của nông dân ở khu vực ngoại thành.
Nghiên cứu trong báo cáo trên đồng thời chỉ ra rằng, những ngành công nghiệp nặng như sản xuất thép, xi măng, các nhà máy nhiệt điện than nằm gần thủ đô cũng là những yếu tố quan trọng góp phần gây ô nhiễm không khí.
Hiện chất lượng không khí tại Hà Nội còn kém hơn thủ đô Jakarta của Indonesia. Báo cáo kết luận, tình hình khó có thể cải thiện nếu Việt Nam vẫn tiếp tục thúc đẩy kế hoạch xây dựng thêm nhiều nhà máy nhiệt điện than.
Báo cáo của GreenID cũng chỉ trích việc thiếu các quy định trong vấn đề chất lượng không khí, sự thiếu hiểu biết của người dân về các biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu tác động, chẳng hạn như sử dụng máy lọc không khí trong nhà.
Trung Quốc thu "trái ngọt" từ cuộc chiến chống ô nhiễm Những chỉ số về chất lượng không khí khả quan vừa được công bố cho thấy, cuộc chiến chống ô nhiễm không khí của chính ... |
Ấn Độ thử nghiệm "súng chống sương mù" Ngày 20/12, Chính quyền thủ đô New Delhi của Ấn Độ đã thử nghiệm một khẩu súng "chống sương mù" để giảm ô nhiễm không ... |
Năm 2017, Trung Quốc chi gần 2,5 tỷ USD xử lý khói bụi ô nhiễm Năm 2017, Trung Quốc chi tới gần 2,5 tỷ USD cho xử lý ô nhiễm khói bụi ở 13 tỉnh thành của nước này. |