Hài hoà lợi ích, gia tăng hợp tác ở tiểu vùng sông Mekong

Đức Khải
Với tiềm năng phong phú và vị trí địa chiến lược quan trọng, tiểu vùng Mekong đã và đang thu hút sự quan tâm, can dự của các nước trong và ngoài khu vực, nhất là các nước lớn. Trong bối cảnh đó, việc tăng cường nghiên cứu, trao đổi, tìm kiếm giải pháp nhằm hài hòa lợi ích của các quốc gia, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mekong đặt ra hết sức cấp thiết.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hài hoà lợi ích, gia tăng hợp tác ở tiểu vùng sông Mekong
Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, Tiến sỹ Phạm Lan Dung phát biểu khai mạc Diễn đàn quốc tế Mekong lần thứ 3 do Học viện Ngoại giao Việt Nam và Quỹ Konrad-Adenauer-Stiftung Việt Nam đồng chủ trì tổ chức, ngày 24/11/2023.

Với địa thế bản lề giữa khu vực Nam Á và Đông Nam Á, tiếp giáp với Trung Quốc và Ấn Độ; kết nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương và nằm ở cửa ngõ eo biển Malacca, vì vậy Tiểu vùng Mekong luôn chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược, chính sách đối ngoại, quân sự và kinh tế của các cường quốc. Hiện Tiểu vùng sông Mekong đang chịu nhiều tác động đan xen giữa các yếu tố khách quan và chủ quan, ảnh hưởng mạnh mẽ tới giá trị địa - chiến lược của khu vực.

Sông Mekong là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới với chiều dài khoảng 4.800km, chảy qua 6 quốc gia gồm Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Tiểu vùng Mekong đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm sinh kế cho hơn 60 triệu người dân sống dọc lưu vực hai bên bờ sông.

Sở hữu tiềm năng phong phú và vị trí địa chiến lược quan trọng, tiểu vùng Mekong đã và đang thu hút sự quan tâm, can dự của các nước trong và ngoài khu vực, nhất là các nước lớn. Tiểu vùng Mekong là một trong số ít tiểu vùng trên thế giới có đầy đủ các cơ chế hợp tác nội vùng cũng như các cơ chế hợp tác với nhiều đối tác bên ngoài. Các cơ chế này góp phần hình thành các trục giao thông, hành lang kết nối, liên kết kinh tế; tạo thêm nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội bền vững...

Hài hoà lợi ích, gia tăng hợp tác ở tiểu vùng sông Mekong
Các học giả, nhà nghiên cứu tham dự Diễn đàn quốc tế Mekong lần thứ 3 do Viện Nghiên cứu chiến lược ngoại giao, Học viện Ngoại giao Việt Nam và Quỹ Konrad-Adenauer-Stiftung Việt Nam đồng chủ trì tổ chức, ngày 24/11/2023 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, một số lĩnh vực hợp tác có tình trạng chồng chéo, kém hiệu quả do thiếu vai trò điều phối và thiếu sự phối hợp giữa các cơ chế. Các nước nhận thức rõ vấn đề nhưng khó có thể giải quyết một cách căn bản do sự khác biệt về lợi ích giữa các đối tác phát triển, giữa các nước Mekong với các đối tác và giữa các nước Mekong với nhau. Sự tham gia hợp tác của các đối tác phát triển trên cơ sở hài hòa nhu cầu của tiểu vùng với thế mạnh của các đối tác góp phần đa dạng hóa nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tiểu vùng.

Bên cạnh đó, hợp tác tại tiểu vùng Mekong góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước; tăng cường ứng phó biến đổi khí hậu và các mối đe dọa an ninh phi truyền thống; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lưu vực sông Mekong. Đặc biệt khi Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu.

Trong bối cảnh đó, tiếp nối thành công của chuỗi Diễn đàn Mekong năm 2022, Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV) và Quỹ Konrad-Adenauer-Stiftung Việt Nam (KAS) đồng chủ trì tổ chức Diễn đàn quốc tế Mekong lần thứ III với chủ đề: “Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ chế hợp tác tiểu vùng sông Mekong hướng tới phát triển bền vững” trong các ngày 23-24/11/2023 tại Khách sạn Liberty Central Saigon Citypoint, TP. Hồ Chí Minh.

Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, Diễn đàn lần này nhằm tiếp tục tạo diễn đàn trao đổi, tăng cường chia sẻ thông tin, tri thức về các cơ chế hợp tác tiểu vùng song Mekong. Đồng thời là dịp để cùng đánh giá thực trạng, phân tích thuận lợi, thách thức trong hợp tác tiểu vùng Mekong. Từ đó, có thể đưa ra những khuyến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ chế hợp tác hướng tới phát triển bền vững ở tiểu vùng sông Mekong.

Ban Tổ chức cho biết, Diễn đàn Mekong lần thứ III đã thu hút trên 150 nhà khoa học, học giả, nhà nghiên cứu, nhà ngoại giao trong nước và quốc tế, trong đó có đại diện một số Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán các nước: Thái Lan, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Singapore, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Thụy Sỹ, Australia, Mỹ, Canada, Hà Lan…tham dự.

Hài hoà lợi ích, gia tăng hợp tác ở tiểu vùng sông Mekong
Diễn đàn quốc tế Mekong lần thứ 3 được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, tạo thuận lợi cho các nhà nghiên cứu tham luận, đóng góp ý kiến. (Nguồn: KAS)

Diễn đàn gồm 3 phiên chính, bao gồm: Phiên I với chủ đề “Tầm quan trọng của Tiểu vùng sông Mekong trong quá trình thay đổi bối cảnh khu vực và toàn cầu”, do Tiến sỹ Vũ Lê Thái Hoàng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao Việt Nam điều hành.

Phiên II với chủ đề “Quan điểm của các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam (CLMTV): Cơ hội và những thách thức từ các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mekong” do ông Nguyễn Minh Cường, Nguyên Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Nguyên Giám đốc Tiểu vùng Mekong mở rộng, Nguyên Trưởng Ban điều phối chương trình, Ban Thư ký ASEAN điều phối.

Phiên III với chủ đề: “Triển vọng hợp tác giữa các cơ chế tiểu vùng Mekong” do Đại sứ Phạm Quang Vinh, Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam điều phối.

"Trong bối cảnh đó, việc tăng cường các diễn đàn nghiên cứu, trao đổi, tìm kiếm giải pháp nhằm hài hòa lợi ích của các quốc gia, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mekong đặt ra hết sức cấp thiết...Bên cạnh nỗ lực của kênh ngoại giao chính thức, các ý tưởng, sáng kiến, giải pháp của giới chuyên gia, học giả, các nhà nghiên cứu sẽ góp phần hỗ trợ thực hiện các mục tiêu này." Tiến sỹ Vũ Lê Thái Hoàng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao Việt Nam cho biết.

Đặt trọng tâm đối ngoại vào hợp tác ở khu vực Mekong

Đặt trọng tâm đối ngoại vào hợp tác ở khu vực Mekong

Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 7 cho thấy ...

Ngoại giao nguồn nước sông Mekong hướng tới sự phát triển bền vững của khu vực tiểu vùng

Ngoại giao nguồn nước sông Mekong hướng tới sự phát triển bền vững của khu vực tiểu vùng

Thực hiện chính sách ngoại giao nguồn nước sông Mekong kể từ khi có Nghị quyết 120 của Chính phủ, Việt Nam đã khẳng định ...

Vì một Biển Đông 'xanh hơn, minh bạch hơn'

Vì một Biển Đông 'xanh hơn, minh bạch hơn'

Trả lời báo chí nhân dịp tổ chức Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15 tại TP. Hồ Chí Minh ...

Giảng viên Học viện Ngoại giao: Hạnh phúc với mỗi chuyến đò 'rời bến, sang sông'

Giảng viên Học viện Ngoại giao: Hạnh phúc với mỗi chuyến đò 'rời bến, sang sông'

“Học viện Ngoại giao là một môi trường văn minh, có truyền thống tôn sư trọng đạo, đoàn kết và cống hiến. Tôi rất tự ...

Khi Đại sứ đứng trên bục giảng

Khi Đại sứ đứng trên bục giảng

Tôi rất hoan nghênh chủ trương của Học viện Ngoại giao là mời, động viên các nguyên Đại sứ còn sức khỏe và tận tâm ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Cách cài âm thanh khi sạc pin Android hấp dẫn và thú vị

Cách cài âm thanh khi sạc pin Android hấp dẫn và thú vị

Điện thoại của bạn chỉ hiển thị thông báo khi sạc đầy mà không có âm báo. Để biết cách cài âm thanh khi sạc pin Android, các bạn hãy ...
Kết nối chuyên gia, trí thức và nhà khoa học Việt Nam trong khối ASEAN

Kết nối chuyên gia, trí thức và nhà khoa học Việt Nam trong khối ASEAN

Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu sẽ tổ chức sự kiện One Global Vietnam-ASEAN 2024, quy tụ các chuyên gia, trí thức, và nhà khoa ...
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Phnom Penh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Phnom Penh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Campuchia

Đây là chuyến thăm chính thức Campuchia đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trên cương vị người đứng đầu cơ quan lập pháp Việt Nam.
Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, ...
Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng Mali Maiga đã chỉ trích các nhà lãnh đạo quân sự của nước này chậm trễ trong việc kết thúc thời kỳ chuyển tiếp.
Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Bắc Ninh đã không ngừng nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Quan họ với ...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động