TIN LIÊN QUAN | |
Triển khai tàu sân bay tại cửa ngõ Biển Đông, Hải quân Mỹ đang 'chọc giận' Bắc Kinh? | |
Indonesia gửi công hàm lên Liên hợp quốc bác yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông |
Tàu sân bay Mỹ trong một hoạt động huấn luyện tại Biển Đông. (Nguồn: Hải quân Mỹ) |
Lần đầu tiên kể từ năm 2017, Hải quân Mỹ đã triển khai 3 trong số các tàu sân bay của mình tại cửa ngõ Biển Đông tranh chấp trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh tiếp tục gia tăng. Các nhà phân tích nhận định việc Mỹ điều động 3 tàu sân bay đến Tây Thái Bình Dương có khả năng là để gửi thông điệp tới Trung Quốc rằng bất chấp dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, quân đội Mỹ sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện mạnh mẽ của mình trong khu vực.
Ngày 21/6, Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ cho biết nhóm tàu sân bay tấn công USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz đã bắt đầu tiến hành các hoạt động chung tại Biển Philippines. Theo một tuyên bố, hai nhóm tàu sân bay tấn công này đã được lên kế hoạch tiến hành các cuộc diễn tập phòng không, giám sát trên biển, huấn luyện chiến đấu phòng không, diễn tập tấn công tầm xa, điều động phối hợp và các khoa mục khác.
Đô đốc Doug Verissimo, chỉ huy Nhóm tàu sân bay tấn công số 9, nói: “Đây là một cơ hội tuyệt vời để chúng tôi cùng nhau huấn luyện trong một kịch bản phức tạp. Bằng cách làm việc cùng nhau trong môi trường như vậy, chúng tôi có thể cải thiện các kỹ năng chiến thuật cũng như tính sẵn sàng trong bối cảnh khu vực đối mặt với áp lực ngày càng tăng và dịch bệnh Covid-19”.
Các cuộc diễn tập trên không nhằm lên kế hoạch cho bất kỳ cuộc tấn công nào hoặc động thái chiến tranh cụ thể nào mà là nhằm đảm bảo tàu sân bay Mỹ sẵn sàng và có khả năng hoạt động ở khơi xa khi cần tiến hành các chiến dịch chiến đấu phối hợp trong khu vực.
Ba nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ, trong một lần tập trận ở Tây Thái Bình Dương cùng với chiến hạm Nhật năm 2017. (Nguồn: Hải quân Mỹ) |
Chuẩn Đô đốc James Kirk, tư lệnh Nhóm tác chiến tàu sân bay Nimitz (Group 11), nói rằng các chiến dịch phối hợp này “thể hiện sự kiên cường và sẵn sàng chiến đấu của lực lượng hải quân và là một thông điệp mạnh mẽ thể hiện cam kết đối với an ninh và ổn định khu vực, nhằm bảo vệ các quyền quan trọng, gồm quyền tự do và sử dụng biển một cách hợp pháp vì lợi ích của tất cả các quốc gia”.
Chiến dịch tấn công bằng tàu sân bay chỉ thành công nhờ những nỗ lực kết nối mạng lưới tinh vi, những nỗ lực chỉ huy và kiểm soát và xung đột trên không, song nếu thành công sẽ tạo ra lợi thế to lớn cho các lựa chọn tấn công trên biển, như tăng gấp đôi sức mạnh hỏa lực, năng lực vũ khí và khả năng do thám. Động thái trên của Hải quân Mỹ diễn ra trong bối cảnh tình hình Biển Đông căng thẳng trong thời gian qua khi Trung Quốc ngày càng hung hăng và có những hành động vi phạm luật pháp quốc tế.
Năm 2017, ba nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ đã được phái đến châu Á để phô trương uy lực răn đe Triều Tiên.
| Mỹ đang gửi những thông điệp quan trọng tới Trung Quốc tại Biển Đông TGVN. Tình hình Biển Đông đang diễn biến hết sức căng thẳng khi hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc liên tục có những động thái ... |
| Đối phó với Trung Quốc, Indonesia tăng hiện diện quân sự ở Biển Đông TGVN. Indonesia sẽ tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông để đối phó với các “hành động khiêu khích của Trung Quốc”. |