Hai thông điệp mới của Nhật Bản năm 2022

Minh Vương
Nhật Hoàng Naruhito kêu gọi người dân “sẻ chia” và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio nhấn mạnh sẽ thúc đẩy tiêm chủng, phục hồi kinh tế và cải cách hiến pháp năm 2022.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(01.01) Nhật hoàng Naruhito cùng gia đình trong video chào mừng năm mới. (Nguồn: Reuters)
Nhật hoàng Naruhito cùng gia đình trong video chào mừng năm mới 2022 tại Nhật Bản. (Nguồn: Reuters)

Xuất hiện trong video cùng với Hoàng hậu Masako nhân dịp Năm mới 2022, Nhật hoàng Naruhito nói: “Từ đáy lòng mình, tôi cầu chúc chúng ta vượt qua những thời điểm khó khăn này”.

Liên quan tới dịch Covid-19, Nhật hoàng Naruhito gửi lời chia buồn tới những người đã mất, đồng thời cám ơn đội ngũ nhân viên y tế trong cuộc chiến chống dịch bệnh nguy hiểm này.

Đề cập thảm họa động đất và sóng thần xảy ra cách đây hơn 10 năm ở khu vực Đông Bắc Nhật Bản, Nhật hoàng Naruhito khẳng định “bằng nỗ lực không ngừng của người dân, nhiều biện pháp đã được triển khai hướng tới việc hồi phục (khu vực thảm họa)”.

Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh vẫn còn nhiều người đang gặp khó khăn. Nhật hoàng Naruhito gửi lời chia buồn tới những gia đình mất người thân trong các thiên tai khác như bão lũ trong năm 2021 và khẳng định sự đoàn kết với người dân ở các khu vực bị thiên tai tàn phá.

Ngoài ra, Nhật hoàng Naruhito cũng nhắc tới thành công của sự kiện thể thao Olympic và Paralympic Tokyo trong năm 2021: “Thông qua nỗ lực của các vận động viên và các nhà tổ chức, tôi tin tưởng rằng các thế vận hội này đã mang lại sự can đảm và hy vọng cho mọi người”.

Theo thông lệ hàng năm, ngày 2/1, Nhật hoàng cùng với Hoàng hậu và thành viên khác trong Hoàng gia, sẽ đứng ở ban công của Hoàng cung để đón chào người dân tới chúc mừng nhân dịp năm mới. Tuy nhiên, theo Cơ quan Nội chính Hoàng gia Nhật Bản (IHA), năm nay, sự kiện này sẽ không được tổ chức vì dịch Covid-19.

Cùng ngày, phát biểu nhân dịp năm mới, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio khẳng định cải cách hiến pháp sẽ là “chủ đề quan trọng” năm 2022.

Ông Kishida cam kết đẩy nhanh thảo luận nhằm đạt được mục tiêu của đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền là sửa đổi Hiến pháp. Bên cạnh đó, Thủ tướng Kishida cũng cam kết tiếp tục thực hiện mọi biện pháp cần thiết để phòng chống dịch Covid-19. Ông nói: “Tôi sẽ tăng cường hơn nữa việc phòng ngừa, xét nghiệm, chữa trị sớm và giảm thiểu rủi ro mà dịch Covid-19 gây ra cho xã hội”.

(01.01) Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio phát biểu mừng năm mới 2022. (Nguồn: Kyodo)
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio phát biểu mừng năm mới 2022. (Nguồn: Kyodo)

Trong bối cảnh biến thể Omicron đã xuất hiện ở một số địa phương, trong đó có thủ đô Tokyo và thành phố Osaka, chính quyền của Thủ tướng Kishida đang tìm cách đẩy nhanh chương trình tiêm mũi vaccine tăng cường và mở rộng chương trình xét nghiệm miễn phí ở các khu vực này nhằm phát hiện sớm các ca nhiễm mới.

Về mặt kinh tế, để hỗ trợ cho nền kinh tế đang gặp khó khăn vì dịch Covid-19, vào cuối tháng trước, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua dự thảo ngân sách bổ sung có tổng trị giá lên tới 36.000 tỷ Yen (khoảng 313 tỷ USD) cho tài khóa 2021.

Thủ tướng Kishida tuyên bố mặc dù việc ứng phó với dịch Covid-19 vẫn là một ưu tiên nhưng một khi Nhật Bản giành chiến thắng trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, Chính phủ sẽ tập trung vào các chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tái phân phối của cải hướng tới xây dựng “chủ nghĩa tư bản mới”.

Trên mặt trận ngoại giao, Thủ tướng Kishida nhấn mạnh sự cần thiết phải có ban lãnh đạo giỏi để đối phó với sự khắc nghiệt và phức tạp của các vấn đề quốc tế, đồng thời cho biết, ông sẽ đẩy mạnh ngoại giao thượng đỉnh trong năm nay. Nhà lãnh đạo Nhật Bản cũng cam kết thúc đẩy cách tiếp cận ngoại giao dựa trên “chủ nghĩa hiện thực cho kỷ nguyên mới”.

Theo Thủ tướng Kishida, cách tiếp cận bao gồm ba trụ cột là: tập trung vào các giá trị phổ quát, tham gia vào các nỗ lực giải quyết các thách thức toàn cầu, và “kiên quyết bảo vệ” sinh mạng và sinh kế của người dân.

Ngoài ra, Thủ tướng Kishida cũng bày tỏ ý định thăm Mỹ để hội đàm trực tiếp với Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Hàn Quốc khiến Nhật Bản 'nóng mặt', lập tức hành động

Hàn Quốc khiến Nhật Bản 'nóng mặt', lập tức hành động

Truyền thông Nhật Bản ngày 29/12 đưa tin, Tokyo trao công hàm ngoại giao phản đối các cuộc tập trận của Hàn Quốc được cho ...

Tránh va chạm, Trung Quốc-Nhật Bản nhất trí mở đường dây nóng quân sự

Tránh va chạm, Trung Quốc-Nhật Bản nhất trí mở đường dây nóng quân sự

Ngày 27/12, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo thông báo đã nhất trí với người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa về ...

(theo Kyodo)

Đọc thêm

Hoa hậu H’Hen Niê tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hoa hậu H’Hen Niê tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hoa hậu H’Hen Niê trở lại Điện Biên đúng thời điểm địa phương đang chuẩn bị chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp với chiến dịch Điện Biên Phủ

Đại tướng Võ Nguyên Giáp với chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong mắt nhiều người, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là một 'nhà chính trị đi trước nhà quân sự' mà còn là một 'cây đại thụ rợp bóng ...
HLV Kim Sang Sik: Ý chí, đoàn kết có thể đạt được những kết quả như mong muốn

HLV Kim Sang Sik: Ý chí, đoàn kết có thể đạt được những kết quả như mong muốn

Chiều 6/5, VFF tổ chức lễ ký kết hợp đồng, công bố ông Kim Sang Sik trở thành tân HLV trưởng đội tuyển nam và đội tuyển U23 quốc gia ...
Bộ trưởng Janet Yellen thừa nhận một điều về đồng Yen, nói Mỹ sẽ tham vấn Nhật Bản

Bộ trưởng Janet Yellen thừa nhận một điều về đồng Yen, nói Mỹ sẽ tham vấn Nhật Bản

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen thừa nhận, đồng Yen có biến động mạnh, nhưng từ chối cho ý kiến về sự can thiệp tiền tệ của Nhật Bản.
Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chuẩn bị thăm Nga

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chuẩn bị thăm Nga

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Nga theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin.
Pháp luôn coi trọng việc củng cố, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với Việt Nam

Pháp luôn coi trọng việc củng cố, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với Việt Nam

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Phiên bản di động