Nhỏ Bình thường Lớn

Hàn Quốc bỏ phiếu ủng hộ lệnh cấm lịch sử đối với ngành công nghiệp thịt chó

Ngày 9/1, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua dự luật lịch sử với toàn bộ 208 phiếu ủng hộ. Các nghị sĩ Hàn Quốc đã bỏ phiếu cấm ngành công nghiệp thịt chó có tuổi đời hàng thế kỷ.
Những chú chó con tại một trang trại thịt chó ở Pyeongtaek. (Nguồn: AP)
Những chú chó con tại một trang trại thịt chó ở Pyeongtaek. (Nguồn: AP)

Theo các nhà vận động xã hội, hàng trăm ngàn con chó được nuôi để thịt ở Hàn Quốc mỗi năm, nhưng thời gian gần đây, thực tế này đã thay đổi và nhu cầu đang ở mức thấp nhất mọi thời đại.

Tin liên quan
Hỗ trợ quản lý, cải thiện an toàn của thịt lợn tại Việt Nam Hỗ trợ quản lý, cải thiện an toàn của thịt lợn tại Việt Nam

Lệnh cấm trên sẽ khiến việc chăn nuôi, giết mổ, buôn bán chó và thịt chó cho con người tiêu thụ là bất hợp pháp kể từ năm 2027. Theo đó, nếu vi phạm, hình phạt có thể lên tới ba năm tù hoặc phạt tiền lên tới 30 triệu KRW (18.000 bảng Anh). Việc thành lập các trang trại chó, lò mổ và cơ sở nấu nướng, chế biến mới sẽ bị cấm ngay lập tức. Tuy nhiên, dự luật không quy định hình phạt đối với việc ăn thịt chó.

Dưới thời Tổng thống Yoon Suk Yeol, một người yêu động vật và đã nhận nuôi sáu con chó và tám con mèo, mức độ ủng hộ dự luật này ngày càng tăng. Tuy vậy, sau khi thông tin trên được đưa ra, những người nuôi chó cho biết họ đã lên kế hoạch kháng cáo và phản đối.

Ông JungAh Chae, người đứng đầu Tổ chức xã hội nhân đạo quốc tế của xứ kim chi cho biết: “Đây là quyết định mang tính lịch sử” và nói thêm rằng ông chưa bao giờ nghĩ rằng trong đời mình sẽ thấy lệnh cấm đối với ngành công nghiệp thịt chó ở Hàn Quốc. Ông nhấn mạnh, đây là minh chứng cho niềm đam mê và quyết tâm của phong trào bảo vệ động vật.

Ăn thịt chó là tục lệ đã có từ hàng thế kỷ, vốn được xem như một cách để cải thiện sức chịu đựng trong mùa hè ẩm ướt ở xứ sở kim chi. Tuy nhiên, các cuộc khảo sát gần đây cho thấy hiện nay việc này cũng rất hiếm xảy ra, có chăng chỉ ở nhóm một số người lớn tuổi.

Các ước tính về số lượng chó được nuôi để lấy thịt rất khác nhau. Bộ Nông nghiệp ước tính vào năm 2022 có khoảng 1.100 trang trại đang nuôi 570.000 con chó để phục vụ tại khoảng 1.600 nhà hàng. Trong khi đó, Hiệp hội Chó ăn được của Hàn Quốc (the Korean Association of Edible Dogs), bao gồm các nhà lai tạo và bán chó, lại cho biết lệnh cấm sẽ ảnh hưởng đến 3.500 trang trại nuôi 1,5 triệu con chó cũng như 3.000 nhà hàng.

Các luật chống thịt chó tương tự trước đây đã thất bại vì các cuộc biểu tình và lo ngại về sinh kế của nông dân và chủ nhà hàng. Tuy nhiên, lệnh cấm bao gồm thời gian ân hạn ba năm và hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi khỏi hoạt động thương mại.

Canada và châu Âu tuyên bố tiếp tục ủng hộ Ukraine, xem xét 'đòn trừng phạt' bổ sung đối với Nga

Canada và châu Âu tuyên bố tiếp tục ủng hộ Ukraine, xem xét 'đòn trừng phạt' bổ sung đối với Nga

Liên minh châu Âu và Canada cam kết hỗ trợ chung cho Ukraine, nỗ lực hướng tới đạt được nền hòa bình lâu dài và ...

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt: Tại COP28 Việt Nam sẽ công bố một số sáng kiến, cam kết mới cùng cộng đồng quốc tế ứng phó tốt nhất với BĐKH

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt: Tại COP28 Việt Nam sẽ công bố một số sáng kiến, cam kết mới cùng cộng đồng quốc tế ứng phó tốt nhất với BĐKH

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trả lời phỏng vấn báo chí về đoàn Thủ tướng Chính phủ và Phu nhân tham dự COP28, ...

Liên hợp quốc sẽ tiếp tục ủng hộ nỗ lực của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu

Liên hợp quốc sẽ tiếp tục ủng hộ nỗ lực của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam thời gian qua nhằm triển khai các cam kết ...

Hàn Quốc hỗ trợ chương trình toàn cầu ứng phó với các bệnh truyền nhiễm

Hàn Quốc hỗ trợ chương trình toàn cầu ứng phó với các bệnh truyền nhiễm

Việc thành lập văn phòng điều phối ở Hàn Quốc phản ánh sự thừa nhận của cộng đồng toàn cầu về khả năng của Seoul ...

Chuyển đổi số, phát triển du lịch thông minh, thúc đẩy ngành công nghiệp không khói Việt Nam bứt phá

Chuyển đổi số, phát triển du lịch thông minh, thúc đẩy ngành công nghiệp không khói Việt Nam bứt phá

Chuyển đổi số, hướng tới du lịch thông minh có thể thay đổi hoàn toàn trải nghiệm của khách hàng và nâng cao tính cạnh ...

Hàn Quốc thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chiến lược

Hàn Quốc thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chiến lược

Ngày 22/12, Chính phủ Hàn Quốc đã thảo luận về các biện pháp hỗ trợ đồng bộ cho sự phát triển của các ngành công ...

(theo Reuters, AP, Skynews)