Hàn Quốc bước tiến đột phá trong chinh phục vũ trụ

Hương Thủy
Tờ The Korea Times số ra ngày 23/10 đăng bài bình luận với nhận định Hàn Quốc đã đạt được một thành tựu rực rỡ trong lịch sử hàng không vũ trụ của mình vào ngày 21/10 với việc phóng một tên lửa do nước này tự phát triển lên độ cao mục tiêu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hàn Quốc bước đột phá trong chinh phục vũ trụ
Tên lửa đẩy Nuri của Hàn Quốc phóng vệ tinh lên vũ trụ (Nguồn: The Diplomat)

Tuy nhiên, đó lại là một thành công "không trọn vẹn" do phương tiện phóng đã không đưa được vệ tinh mô hình vào quỹ đạo, song Hàn Quốc vẫn nhận định đã đạt được một thành tựu rực rỡ.

Tên lửa đẩy Nuri, hay còn gọi là phương tiện phóng vệ tinh II của Hàn Quốc (KSLV II), sau khi được phóng từ Trung tâm Vũ trụ Naro ở huyện Goheung, tỉnh Nam Jeolla đã nổ tung ở độ cao 700 km ngoài khơi bờ biển phía Nam nước này.

Nuri là tên lửa đẩy vũ trụ 3 tầng (có thể đưa được vệ tinh ứng dụng loại 1,5 tấn lên quỹ đạo thấp cách trái đất từ 600-800 km) do Hàn Quốc tự phát triển bằng công nghệ trong nước. Nuri cao 47,2 m, đường kính 3 m, tổng trọng lượng 200 tấn, lực đẩy đạt 300 tấn. Tầng một của tên lửa Nuri lắp bốn động cơ 75 tấn, tầng hai là một động cơ 75 tấn và tầng 3 có một động cơ 7 tấn. Mỗi tầng đều có một bể chứa oxy lỏng và dầu hỏa để cung cấp nhiên liệu cho động cơ hoạt động.

Hàn Quốc đã từng phóng thành công tên lửa đẩy Naro vào năm 2013, song đó là loại tên lửa cùng hợp tác phát triển với Nga. Tên lửa Nuri là loại tên lửa đẩy đầu tiên do Hàn Quốc trực tiếp phát triển ở trong nước. Tên lửa Nuri đã hoàn thành quy trình bay (tách vệ tinh khỏi tên lửa bình thường) song lại không đưa được vệ tinh mô phỏng 1,5 tấn ổn định trên quỹ đạo cuối cùng.

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin và Truyền thông Hàn Quốc (MSIT), giai đoạn đầu tiên và giai đoạn thứ hai của tên lửa Nuri được tách ra một cách hợp lý. Tuy nhiên, động cơ của giai đoạn thứ ba bị cháy sớm hơn 46 giây so với thiết kế nên đã không thể đạt được tốc độ 7,5 km/giây cung cấp đủ động lượng để đưa vệ tinh đi vào quỹ đạo.

Dù vậy, vụ phóng đã thành công hơn một nửa khi đưa Hàn Quốc tiến một bước gần hơn đến nhóm các cường quốc hàng không vũ trụ trên thế giới, đồng thời nâng cao uy tín quốc gia. Mặc dù chưa hoàn thành được mục tiêu cuối cùng, song có thể nói Hàn Quốc đã trở thành quốc gia thứ bảy trên thế giới có thể tự phóng vệ tinh ứng dụng (sau Nga, Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ). Cuộc thử nghiệm lần này đã giúp kiểm chứng được năng lực vận chuyển vệ tinh một cách độc lập.

Phát biểu sau khi trực tiếp chứng kiến sự kiện này, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã tuyên bố cuộc thử nghiệm là một "thành tích xuất sắc" và bày tỏ hy vọng "xứ sở kim chi" sẽ đạt được thành công hoàn hảo trong cuộc thử nghiệm thứ hai dự kiến diễn ra vào tháng 5/2022. Ông nhấn mạnh: "Một khi chúng ta mài dũa năng lực công nghệ, chúng ta hoàn toàn có thể đảm bảo khả năng hàng không vũ trụ độc lập của riêng mình và mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực này".

Trong vòng 12 năm triển khai thực hiện dự án tên lửa đẩy, chính phủ Hàn Quốc đã đầu tư tổng cộng 1.957,2 tỷ won (1,66 tỷ USD) tiền ngân sách với sự tham gia của hơn 500 nhân lực và công nghệ của hơn 300 doanh nghiệp trong nước.

Tên lửa đẩy KSLV I (hợp tác phát triển với Nga), được thử nghiệm thành công vào năm 2013 sau 4 lần thất bại và bị trì hoãn. Động cơ của KSLV I sử dụng nhiên liệu lỏng ở tầng 1 (được nhập từ Nga) và chỉ có động cơ sử dụng nhiên liệu rắn "Kick Motor" ở tầng 2 là được chế tạo trong nước. Ngoài ra, KSLV I chỉ có thể mang theo vệ tinh nặng 100 kg (có tổng chiều dài là 33,5m) và độ cao mục tiêu là 300 km.

Ngược lại, KSLV II sở hữu động cơ cỡ lớn và trung bình do Hàn Quốc tự sản xuất và tự lập hoàn toàn về công nghệ trong mọi quá trình (từ thiết kế cho tới chế tạo, thử nghiệm, lắp ráp và chứng nhận). Cuộc thử nghiệm ngày 21/10 đã chứng minh công nghệ vũ trụ của Hàn Quốc đã được nâng cấp một cách phi thường và là cơ sở để tin tưởng vào một thành công hoàn hảo trong tương lai. Trung tâm Không gian Naro dự kiến sẽ phóng thêm 5 lần nữa vào năm 2027.

Việc Hàn Quốc hướng tới sở hữu một tên lửa vũ trụ được phát triển trong nước sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho các ngành công nghiệp khác như hàng không vũ trụ, điện tử, thông tin liên lạc và vật liệu, bên cạnh các ứng dụng quân sự. Từ đó, Hàn Quốc sẽ có thể phóng vệ tinh của riêng mình mà không phụ thuộc vào các quốc gia khác, đặc biệt trong bối cảnh lên kế hoạch phóng khoảng 100 vệ tinh ngay trong thập kỷ tới.

Việc các doanh nghiệp viễn thông của Hàn Quốc đang tích cực chuẩn bị cho việc ra mắt vệ tinh liên lạc 6G cũng sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường toàn cầu.

Chính phủ Hàn Quốc cần mở rộng sự hỗ trợ để nuôi dưỡng ngành hàng không vũ trụ trong nước. Trước hết, nước này cần tăng đáng kể ngân sách nhà nước có liên quan bởi hiện ngân sách chi cho lĩnh vực này chỉ bằng 1/3 của Nhật Bản. Ngoài ra, chính phủ Hàn Quốc cũng cần có nhiều hỗ trợ hơn nữa để nuôi dưỡng và cung cấp nguồn nhân lực, như nên xem xét thành lập một viện độc lập chịu trách nhiệm kiểm soát và quản lý tổng thể việc phát triển hàng không vũ trụ và các ngành liên quan.

Tàu vũ trụ châu Âu-Nhật Bản đưa hình ảnh đầu tiên về sao Thủy

Tàu vũ trụ châu Âu-Nhật Bản đưa hình ảnh đầu tiên về sao Thủy

Tàu vũ trụ chung BepiColombo của châu Âu và Nhật Bản đã gửi về Trái đất những hình ảnh đầu tiên của sao Thủy, hành ...

Đột phá trong công nghệ AI, Triều Tiên có công cụ phiên dịch 'siêu chính xác'

Đột phá trong công nghệ AI, Triều Tiên có công cụ phiên dịch 'siêu chính xác'

Theo DPRK Today, Triều Tiên đã phát triển thành công hệ thống phiên dịch bằng trí tuệ nhân tạo Ryongma, có thể xử lý 7 ...

(theo The Korea Times)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
HLV Ruben Amorim không cho Leny Yoro ra sân trận U21 MU

HLV Ruben Amorim không cho Leny Yoro ra sân trận U21 MU

Tân HLV Ruben Amorim không muốn Leny Yoro thi đấu cho đội U21 MU trong bối cảnh trung vệ người Pháp vừa bình phục chấn thương.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

HLV Pep Guardiola ký hợp đồng mới có thời hạn hai năm, giữ ông ở lại Man City hơn một thập kỷ.
Độ mỏng của iPhone 17 Air ra sao?

Độ mỏng của iPhone 17 Air ra sao?

Theo nhà phân tích Apple Jeff Pu cho biết, iPhone 17 Air sẽ mỏng hơn iPhone 6 và trở thành chiếc iPhone mỏng nhất từ trước đến nay của
Chuyến công tác vừa thể hiện vai trò, uy tín với quốc tế, vừa tạo xung lực cho quan hệ song phương

Chuyến công tác vừa thể hiện vai trò, uy tín với quốc tế, vừa tạo xung lực cho quan hệ song phương

Chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và thăm chính Cộng hoà Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thành công tốt đẹp.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động