Nhỏ Bình thường Lớn

Khi ASEAN gắn chặt với chính sách thương mại châu Á

TGVN. RCEP chính là minh chứng cho thấy ASEAN đã có những đóng góp thầm lặng và kiên định cho một trong những khu vực căng thẳng nhất trên thế giới. 
TIN LIÊN QUAN
khi asean gan chat voi chinh sach thuong mai chau a Cơ hội nào để thuyết phục Ấn Độ trở lại RCEP?
khi asean gan chat voi chinh sach thuong mai chau a Kiên trì và lặng lẽ, ASEAN mang lại ‘phép màu’ ở khu vực
khi asean gan chat voi chinh sach thuong mai chau a
Đàm phán RCEP - Phép thử quan trọng đối với năng lực quy tụ của ASEAN. (Nguồn: Asean Thailand 2019)

Tháng 11 vừa qua, trong khuôn khổ các cuộc họp của ASEAN ở Bangkok, các nước đã tuyên bố đạt được một thỏa thuận về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và có ý định ký kết hiệp định này vào năm 2020. Điều đó cho thấy những nỗ lực của các nước ASEAN nhằm đẩy lùi làn sóng của chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa dân tộc đồng thời ủng hộ một hệ thống thương mại đa phương.

RCEP là một tín hiệu tích cực trong một môi trường thương mại bị chia rẽ. Nói cách khác, khi thế giới chia rẽ, châu Á lại sát cánh bên nhau. RCEP không chỉ là một thỏa thuận thương mại mà còn là một thỏa thuận hợp tác kinh tế. RCEP kết nối các nước với nhau, các nước vốn chưa từng được liên kết trước đây bởi hiệp định thương mại tự do nào. Chiến thắng của RCEP có vai trò rất lớn của ASEAN. Chiến thắng này là sự đóng góp của ASEAN trong hoạt động ngoại giao kinh tế quốc tế, góp phần đảo ngược xu hướng bảo hộ trong quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay.

Tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản tháng 6 vừa qua, Indonesia đã đưa ra những ý tưởng quan trọng nhằm bảo vệ WTO và định hình một lộ trình cải cách WTO trong tương lai. Sáng kiến của Indonesia tạo nền tảng để các nước tầm trung và nhỏ hơn thực hiện hành động tập thể ở phạm vi rộng lớn hơn nhằm bảo vệ những lợi ích của họ trước những luật lệ thương mại toàn cầu đã được định hình đồng thời cải thiện chức năng của hệ thống thương mại đa phương.

Học giả Kishore Mahbubani bình luận trên East Asia Forum cho rằng ASEAN đã có những đóng góp thầm lặng và kiên định kiến tạo hòa bình cho một trong những khu vực căng thẳng nhất trên thế giới. RCEP chính là một minh chứng rõ ràng cho điều đó. Theo Mahbubani, chính sách Hướng Đông và Hành động hướng Đông của Ấn Độ “sẽ hoàn toàn không có ý nghĩa gì nếu nước này không tham gia RCEP”. Rõ ràng, nền kinh tế đang suy giảm của New Delhi rất cần có động lực tăng trưởng mà những cải cách được nhấn mạnh trong RCEP sẽ đem lại sự tăng trưởng trong dài hạn, tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động gia tăng và xóa đói giảm nghèo.

Bên cạnh Ấn Độ, đã có những luồng thông tin cho rằng Nhật Bản do dự trước RCEP. Nếu Tokyo rút khỏi RCEP sẽ đồng nghĩa với việc nước này từ bỏ vai trò lãnh đạo kinh tế toàn cầu vốn được thể hiện gần đây qua việc Tokyo "cứu vớt" TPP và tổ chức thành công thượng đỉnh G20. Rút khỏi RCEP cũng sẽ tác động tiêu cực tới mối quan hệ của Nhật Bản với ASEAN.

khi asean gan chat voi chinh sach thuong mai chau a

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Cấp cao ASEAN+3

TGVN. Tiếp tục chương trình làm việc tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các Cấp cao liên quan, sáng 4/11, tại ...

khi asean gan chat voi chinh sach thuong mai chau a

RCEP - "Trái ngọt" của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung?

Theo Reuters, các nhà phân tích cho rằng những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đã tạo ra "cú huých" cho Hiệp định RCEP.

khi asean gan chat voi chinh sach thuong mai chau a

Thái Lan nỗ lực thúc đẩy kết thúc đàm phán Hiệp định RCEP vào tháng 11/2019

TGVN. Thái Lan sẽ thúc đẩy thảo luận song phương với Nhật Bản, New Zealand và Ấn Độ nhằm kết thúc đàm phán Hiệp định Đối ...

(theo East Asia Forum)