Tên lửa nội địa đầu tiên của Hàn Quốc Nuri tại Trung tâm vũ trụ Naro ở Goheung, tỉnh Nam Jeolla. (Nguồn: Yonhap) |
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin, Viện Nghiên cứu hàng không vũ trụ Hàn Quốc (KARI) khẳng định các cuộc kiểm tra cuối cùng cho thấy, các vấn đề kỹ thuật được đảm bảo, dự báo thời tiết cũng đáp ứng điều kiện của vụ phóng.
Tin liên quan |
Tên lửa Storm Shadow của Ukraine đối đầu với radar Nga: Kẻ tám lạng, người nửa cân |
Tên lửa vũ trụ Nuri (hay còn được gọi là KSLV-II) có chiều dài 47,2m, đường kính lên tới 3,5m và nặng 17,5 tấn.
Khác với lần phóng thứ nhất và thứ hai trước đó chỉ mang theo vệ tinh mô phỏng, trong lần phóng thứ 3, tên lửa Nuri sẽ mang theo 8 vệ tinh thực nghiệm có thể thực hiện nhiệm vụ thực tế.
Vệ tinh chính lắp trên tên lửa Nuri sẽ là vệ tinh cỡ nhỏ thế hệ thứ 2 do Trung tâm nghiên cứu vệ tinh nhân tạo thuộc Viện khoa học và công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) phát triển.
Ngoài ra, có 4 vệ tinh quan sát thời tiết vũ trụ của Viện Khoa học thiên văn và vũ trụ Hàn Quốc (KASI) và ba vệ tinh lập phương do ba đơn vị tư nhân (Justek, Lumir, Kairo Space) phát triển.
Tên lửa Nuri đã được đưa vào bệ phóng ở trung tâm vũ trụ Naro đặt tại Goheung, thuộc tỉnh Nam Jeolla từ chiều 23/5. Dự kiến, tên lửa vũ trụ Nuri sẽ được phóng vào khoảng 18h24 giờ địa phương (16h24 giờ Hà Nội).
Vụ phóng tên lửa lần này nếu diễn ra thành công sẽ cho thấy khả năng của Hàn Quốc trong việc vận hành một phương tiện không gian để mang các vệ tinh có tải trọng vào quỹ đạo mục tiêu.
Hàn Quốc lần đầu tiên phóng thử nghiệm tên lửa Nuri vào ngày 21/10/2021. Tên lửa đã bay đến độ cao mục tiêu là 700km nhưng không thể đưa một vệ tinh giả vào quỹ đạo do động cơ tầng ba bị cháy sớm hơn dự kiến.
Tháng 6/2022, Hàn Quốc đã phóng thành công tên lửa vũ trụ Nuri, đưa vệ tinh lên quỹ đạo, đặt dấu mốc quan trọng trong chương trình vũ trụ của nước này.
Tính đến thời điểm hiện tại, Hàn Quốc đã trở thành quốc gia thứ 7 trên thế giới phát triển phương tiện phóng vào không gian có thể mang vệ tinh nặng hơn 1 tấn, sau Nga, Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.
| Mỹ, Hàn Quốc nối nhau tung biện pháp trừng phạt Triều Tiên Ngày 23/5, Mỹ và Hàn Quốc đã đưa ra các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào các tổ chức và công dân Triều Tiên ... |
| Người Hàn Quốc, Nhật Bản học cách nói chuyện điện thoại và cười sau đại dịch Covid-19 Nhiều người sẵn sàng đi đến các lớp tập trung, trả tiền cho chuyên gia để học lại cách nói chuyện điện thoại, cách cười ... |
| Tin thế giới 22/5: Mỹ kiên quyết trước động thái của Trung Quốc, Thượng đỉnh Hàn Quốc-EU, diễn biến tại Thái Lan Diễn biến tại Thái Lan, Thượng đỉnh Hàn Quốc-Liên minh châu Âu (EU), Mỹ lo ngại về hành động của quan chức Israel… là một ... |
| Điểm tin thế giới sáng 23/5: Hội nghị thượng đỉnh EU-Hàn Quốc, Trung Quốc triệu Đại sứ Nhật Bản, Thủ tướng Ấn Độ thăm Australia Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 23/5. |
| Nhận định Triều Tiên có thể sắp có hành động mới, Hàn Quốc cảnh báo sẽ 'mạnh tay' Ngày 23/5, Cố vấn An ninh quốc gia Hàn Quốc Cho Tae-yong đánh giá, Triều Tiên có thể triển khai vệ tinh do thám quân ... |