Tên lửa Thiên cung-II được trưng bày tại một căn cứ quân sự ở Pohang, Hàn Quốc vào năm 2023. (Nguồn: Yonhap) |
Với hợp đồng trên, Iraq trở thành quốc gia Trung Đông thứ 3 sử dụng loại vũ khí này, bên cạnh Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Saudi Arabia.
Hệ thống tên lửa phòng không Cheongung-II, được mệnh danh là tên lửa 'Patriot phiên bản Hàn Quốc', là nguồn lực chiến đấu chủ chốt trong hệ thống phòng không tầm trung và là vũ khí chiến lược trong Hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không (KAMD) của nước này.
Tin liên quan |
Bất động sản mới nhất: Thị trường xuất hiện dấu hiệu đảo chiều, giá đất tăng sau điều chỉnh, thời hạn chi trả tiền bồi thường tái định cư |
Cheongung-II được trang bị công nghệ đánh chặn tên lửa đạn đạo, radar đa chức năng, có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo và máy bay.
Tên lửa được Viện Nghiên cứu khoa học quốc phòng Hàn Quốc (ADD) phát triển, công ty LIG Nex1 sản xuất trong khi radar đa chức năng tích hợp với tên lửa do công ty Hanwha Systems chế tạo, còn bệ phóng và phương tiện vận chuyển được chế tạo bởi công ty Hanwha Aerospace.
Hệ thống tên lửa Cheongung-II lần đầu được xuất khẩu sang UAE vào năm 2022, đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử xuất khẩu vũ khí của Hàn Quốc. Hợp đồng với UAE có quy mô khoảng 3,5 tỷ USD, trở thành hợp đồng vũ khí đơn lẻ lớn nhất của Hàn Quốc tính đến thời điểm đó.
Sau đó, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc và Saudi Arabia cũng đã ký hợp đồng xuất khẩu 10 khẩu đội tên lửa Cheongung-II vào tháng 11/2023 với tổng giá trị 3,2 tỷ USD.
Việc xuất khẩu Cheongung-II sang Iraq cũng được trực tiếp đề cập sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Iraq thăm Hàn Quốc và gặp gỡ đại diện các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng, trong đó có LIG Nex1 hồi tháng 3/2024. Vào tháng 5, doanh nghiệp tại quốc gia Đông Bắc Á này cũng đã công khai thông tin đang đàm phán về khả năng xuất khẩu tên lửa Cheongung-II sang Iraq.
Tên lửa Cheongung-II được triển khai liên tiếp tại 3 nước Trung Đông đã mở ra tiềm năng xuất khẩu thêm các hệ thống đánh chặn tầm xa và đánh chặn ở độ cao tầm 50-60 km cho các quốc gia trong khu vực.
Cụ thể, hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa L-SAM do Hàn Quốc phát triển đã nhận được đánh giá là phù hợp cho chiến đấu, dự kiến sẽ được sản xuất đại trà từ năm 2025 để triển khai thực chiến vào năm 2028.
Hàn Quốc cũng đang phát triển phiên bản tên lửa L-SAM-II có thể đánh chặn ở độ cao trên 100 km. Những hệ thống phòng thủ này được đánh giá có khả năng thay thế hệ thống phòng thủ tên lửa đánh chặn tầm trung cao (THAAD) của quân đội Mỹ.
| Nga thông báo tổn thất của Ukraine tại Kursk, nói về ‘hành động khiêu khích’; lý do Kiev cấm quan chức sử dụng Telegram Ngày 20/9, Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc Ukraine thiết lập các trại tập trung giam giữ dân thường tại khu vực biên giới giáp ... |
| Tổng thống Ukraine nói có cuộc thảo luận ‘đầy xúc động’ về tự cung tự cấp tên lửa, UAV; Mỹ có thể trì hoãn viện trợ Reuters đưa tin, ngày 20/9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, các quan chức cao cấp của nước này đã nhất trí trong một ... |
| Tổng thống Ukraine Zelensky nhận định hình thức thực sự duy nhất để chấm dứt xung đột với Nga Ngày 20/9, truyền thông Ukraine dẫn lời Tổng thống nước này, ông Volodymyr Zelensky, khẳng định việc muốn chấm dứt cuộc xung đột với LB ... |
| Không kích Beirut, Israel hạ sát chỉ huy đơn vị tinh nhuệ của Hezbollah tại Lebanon, Mỹ khẳng định không được báo trước Theo AP, một nguồn tin thân cận với Hezbollah xác nhận, cuộc không kích của Israel trong ngày 20/9 đã khiến chỉ huy đơn vị ... |
| Vụ Israel sát hại chỉ huy cấp cao Hezbollah: LHQ kêu gọi ‘kiềm chế tối đa’, Iran chỉ trích, Mỹ thúc giục giải pháp ngoại giao, Israel nói gì? Ngày 20/9, Liên hợp quốc (LHQ) cho biết "rất lo ngại" sau các cuộc không kích của Israel vào thủ đô Beirut của Lebanon và ... |