Hàn Quốc: Đình công toàn quốc vô thời hạn, phe đối lập thông qua dự luật luận tội Tổng thống, Mỹ cảnh báo khẩn, ai đứng sau lệnh thiết quân luật?

Bảo Minh
Tình hình căng thẳng ở chính trường Hàn Quốc vẫn tiếp tục có chiều hướng gia tăng khi phe đối lập quyết định tiến hành bước tiếp theo trong việc theo đuổi luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol sau khi ông ban bố rồi bãi bỏ thiết quân luật.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hàn Quốc: Đình công toàn quốc vô thời hạn, phe đối lập thông qua dự luật luận tội Tổng thống, lộ diện người đứng sau lệnh thiết quân luật, Mỹ ra cảnh
Các nhà lập pháp của 6 đảng thuộc phe đối lập đệ trình dự luật luận tội Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol lên Văn phòng dự luật tại Quốc hội ở Seoul vào ngày 4/12.

Báo The Korea Herald cho hay, phe đối lập gồm 6 đảng: Dân chủ (DP) đối lập chính ở Hàn Quốc, Đổi mới tổ quốc, Cải cách mới, Tiến bộ, Thu nhập cơ bản và Dân chủ xã hội, đã đệ trình dự luật luận tội Tổng thống trong phiên họp Quốc hội chiều 4/12.

Tin liên quan
Quan hệ Malaysia-Hàn Quốc: Nâng cấp để thích ứng Quan hệ Malaysia-Hàn Quốc: Nâng cấp để thích ứng

Dự luật nhận được sự ủng hộ của toàn bộ 191 nghị sĩ đối lập. Không có nghị sĩ nào của đảng Quyền lực quốc dân (PPP) cầm quyền tham gia.

Dự kiến, đảng DP sẽ báo cáo về dự luật luận tội Tổng thống Yoon lên phiên họp toàn thể của Quốc hội vào sáng 5/12. Theo quy định, sau 24h kể từ khi được báo cáo, Quốc hội sẽ phải triệu tập phiên họp để thông qua dự luật luận tội trong 72h.

Luật pháp Hàn Quốc quy định, dự luật luận tội Tổng thống chỉ được thông qua với sự chấp thuận của ít nhất 2/3 trong tổng số 300 nghị sĩ Quốc hội nước này. Như vậy, cần một số ít nghị sĩ của đảng cầm quyền ủng hộ dự luật thì việc luận tội tổng thống mới có thể tiến hành.

Theo nghị sĩ Park Seong Joon, lãnh đạo cấp cao của đảng DP tại Quốc hội, với lộ trình trên, nhiều khả năng việc thông qua dự luật luận tội Tổng thống sẽ diễn ra sớm nhất ngay trong tuần này.

Trong bối cảnh đó, hãng thông tấn Yonhap đưa tin, Liên hiệp Công đoàn nước này (KCTU) đã thông báo trên trang web chính thức về việc tiến hành cuộc đình công toàn quốc vô thời hạn cho đến khi Tổng thống Yoon Suk Yeol từ chức, bắt đầu từ ngày 4/12.

Vào ngày 5/12, công nhân của Công ty đường sắt lớn nhất Hàn Quốc KORAIL cũng sẽ đình công vô thời hạn, yêu cầu tăng lương. Sự kiện này đã được lên kế hoạch trước khi thiết quân luật được công bố và các cuộc biểu tình quy mô lớn đã diễn ra tại Seoul.

Trong một diễn biến liên quan, Thủ tướng Han Deok Soo, lãnh đạo của đảng PPP cầm quyền Han Dong Hoon và các quan chức cấp cao Văn phòng Tổng thống đã tiến hành cuộc họp khẩn cấp vào chiều 4/12 để bàn các vấn đề cấp bách cần giải quyết sau việc Tổng thống Yoon Suk Yeol ban bố và dỡ bỏ lệnh thiết quân luật.

Theo các nguồn tin, cuộc họp sẽ thảo luận việc từ chức của toàn bộ nội các liên quan việc áp đặt tình trạng thiết quân luật.

Trong khi đó, lãnh đạo PPP Han Dong Hoon đã yêu cầu Tổng thống Yoon "nên trực tiếp giải thích tình hình nghiêm trọng này và nghiêm trị những người chịu trách nhiệm, bao gồm cả việc sa thải ngay lập tức Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong Hyun, người đề xuất áp đặt thiết quân luật".

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã ban bố lệnh thiết quân luật vào khoảng 22h30 đêm 3/12. Sau khi có nghị quyết của Quốc hội, rạng sáng 4/12, Tổng thống đã tuyên bố dỡ bỏ thiết quân luật.

Sau sự cố gây náo loạn này, nhiều quan chức trong chính quyền Tổng thống Yoon đã đồng loạt từ chức, trong đó có Chánh Văn phòng Tổng thống Chung Jin Suk, Cố vấn An ninh quốc gia Shin Won Sik, cũng như 7 trợ lý cấp cao.

Trong động thái mới nhất, ngày 4/12, Đại sứ quán Mỹ tại Seoul đã đưa ra cảnh báo khẩn cấp đối với công dân nước này, yêu cầu họ lường trước tình hình bất ổn, chú ý khi ở nơi công cộng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa an toàn.

Đại sứ quán khuyến cáo công dân Mỹ tránh xa các khu vực biểu tình và thận trọng gần "đám đông lớn tụ tập, biểu tình hoặc tuần hành", đồng thời cảnh báo thêm rằng, các cuộc biểu tình ôn hòa có thể biến thành đối đầu và leo thang thành bạo lực.

Chính trường Hàn Quốc: Hàng loạt cố vấn từ nhiệm, phe đối lập dọa luận tội Tổng thống nếu không từ chức, Mỹ khẩn cấp hoãn hai hoạt động chung

Chính trường Hàn Quốc: Hàng loạt cố vấn từ nhiệm, phe đối lập dọa luận tội Tổng thống nếu không từ chức, Mỹ khẩn cấp hoãn hai hoạt động chung

Rạng sáng 4/12, dù Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã dỡ bỏ lệnh thiết quân luật mà ông ban bố trước đó chỉ ...

140 doanh nghiệp Trung Quốc 'nhận lệnh' từ Mỹ; Hàn Quốc, Singapore và Malaysia cũng vào 'vòng vây'

140 doanh nghiệp Trung Quốc 'nhận lệnh' từ Mỹ; Hàn Quốc, Singapore và Malaysia cũng vào 'vòng vây'

Ngày 2/12, theo một số nguồn thạo tin, Mỹ đang có kế hoạch áp đặt lệnh trừng phạt lớn thứ ba đối với ngành công ...

'Biến căng' ở Hàn Quốc: Tổng thống bất ngờ ra lệnh thiết quân rồi lại phải 'khai tử' sau vài giờ, Quốc hội đồng lòng lật ngược tình thế

'Biến căng' ở Hàn Quốc: Tổng thống bất ngờ ra lệnh thiết quân rồi lại phải 'khai tử' sau vài giờ, Quốc hội đồng lòng lật ngược tình thế

Những diễn biến nhanh chóng mặt trong chính trường Hàn Quốc vài giờ qua đặt ra câu hỏi về tình hình có phần bất ổn ...

Dư luận quốc tế trước những diễn biến nhanh chóng ở Hàn Quốc: Nga nói đáng lo ngại, Nhật Bản sốc, Mỹ 'nhẹ nhõm' khi tình hình đỡ căng

Dư luận quốc tế trước những diễn biến nhanh chóng ở Hàn Quốc: Nga nói đáng lo ngại, Nhật Bản sốc, Mỹ 'nhẹ nhõm' khi tình hình đỡ căng

Hàn Quốc ban bố thiết quân luật, phong tỏa Quốc hội rồi gỡ bỏ lệnh trên chỉ trong khoảng 6-7 giờ đồng hồ từ đêm ...

Tăng rủi ro sau lệnh thiết quân luật 'gây sốc', nền kinh tế Hàn Quốc thêm bế tắc trước ’gió mạnh' từ Mỹ và Trung Quốc

Tăng rủi ro sau lệnh thiết quân luật 'gây sốc', nền kinh tế Hàn Quốc thêm bế tắc trước ’gió mạnh' từ Mỹ và Trung Quốc

Ước tính 4.000 người tức giận đổ ra đường bất chấp thời tiết lạnh giá, bao quanh tòa quốc hội ở Quận Yeouido, Seoul, khiến ...

Bài viết cùng chủ đề

Bán đảo Triều Tiên

Đọc thêm

Ngoại trưởng Mỹ vừa sang Hàn Quốc, Triều Tiên lập tức hành động không nể nang

Ngoại trưởng Mỹ vừa sang Hàn Quốc, Triều Tiên lập tức hành động không nể nang

Triều Tiên phóng một tên lửa đạn đạo chưa xác định ra vùng biển phía Đông, giữa lúc Ngoại trưởng Mỹ có chuyến thăm Hàn Quốc.
Mỹ: 'Giặc rét' ập đến, thủ đô Washington trong tình trạng khẩn cấp, Quốc hội vẫn họp về chiến thắng của ông Trump

Mỹ: 'Giặc rét' ập đến, thủ đô Washington trong tình trạng khẩn cấp, Quốc hội vẫn họp về chiến thắng của ông Trump

Bất chấp bão tuyết lớn đang hoành hành khắp nước Mỹ, Quốc hội vẫn sẽ nhóm họp vào ngày 6/1 để xác nhận về chiến thắng cuộc bầu cử cho ...
Kenya ghi nhận cặp voi song sinh thứ 3 chào đời trong 3 năm

Kenya ghi nhận cặp voi song sinh thứ 3 chào đời trong 3 năm

Kenya đón tin vui, một con voi tại khu bảo tồn quốc gia Shimba Hills hạ sinh cặp voi song sinh. Hiện tượng sinh đôi ở loài voi là quá ...
Khủng hoảng Hàn Quốc: CIO tìm cách gia hạn lệnh bắt Tổng thống, Tòa án chốt ngày điều trần luận tội Thủ tướng, đối đầu căng giữa người biểu tình

Khủng hoảng Hàn Quốc: CIO tìm cách gia hạn lệnh bắt Tổng thống, Tòa án chốt ngày điều trần luận tội Thủ tướng, đối đầu căng giữa người biểu tình

Cơ quan điều tra Hàn Quốc nỗ lực thực hiện lệnh bắt giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol, trong bối cảnh lệnh này hết hạn vào nửa ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 7/1/2025, Lịch vạn niên ngày 7 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 7/1/2025, Lịch vạn niên ngày 7 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 7/1. Lịch âm 7/1/2025? Âm lịch hôm nay 7/1. Lịch vạn niên 7/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 7/1/2025: Tuổi Hợi công việc bất lợi

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 7/1/2025: Tuổi Hợi công việc bất lợi

Xem tử vi 7/1 - tử vi 12 con giáp hôm nay 7/1/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Phiên bản di động