TIN LIÊN QUAN | |
Hàn Quốc: Quốc hội kéo dài điều trần Tổng thống | |
Hàn Quốc sẽ vượt qua thách thức và vươn lên |
Giáo sư Kim Heung-kyu (Đại học Aju) cho rằng hiện nay Hàn Quốc đang ở trong tình trạng giống như một robot được lập trình, chỉ có chân và tay mà không có đầu. Nếu không điều chỉnh và chế ngự tình trạng này, tình hình sẽ trở nên hết sức đáng lo ngại.
Giữ quan hệ tốt với láng giềng
Theo ông Kim, Hàn Quốc trước hết cần phải giữ mối quan hệ tốt với các nước láng giềng, tránh có thêm các hành động không cần thiết có thể kìm hãm các chính sách an ninh và và ngoại giao của chính phủ kế tiếp. Hiện cũng không phải là thời điểm thích hợp để thay đổi ngay các chính sách. Tuy nhiên, Hàn Quốc cũng cần phải có thời gian để xem xét một cách sâu sắc các chính sách trước đây, đặc biệt phải xây dựng chính sách an ninh đối ngoại đáp ứng sự mong đợi và của người dân.
Giáo sư Kim Heung-kyu cũng cho rằng Hàn Quốc đang đối mặt với một giai đoạn đầy khó khăn, với bê bối hiện nay thì Seoul khó có thể thoát khỏi khủng hoảng. Do đó, chính phủ cần phải tiến hành phân tích, đánh giá một cách chính xác những thay đổi của trật tự quốc tế và khả năng có những biến động lớn.
Hàng trăm nghìn người Hàn Quốc đã biểu tình trước cửa Văn phòng Tổng thống Park Geun-hye. (Nguồn: Koreaherald) |
Giáo sư Park Won-gon (Đại học Handong) cũng cho rằng trong thời điểm hiện tại, Hàn Quốc cần kiểm soát tốt khủng hoảng. Hiện cũng không phải là thời điểm để chính phủ Hàn Quốc có thể thay đổi phương hướng hoặc đưa ra những quyết định mới. Trong tình hình hiện nay, điều quan trọng là phải giữ phương hướng chính sách đã có như việc bố trí hệ thống THAAD hay thực hiện thỏa thuận giải quyết vấn đề “phụ nữ mua vui”.
Theo giáo sư Park, điều quan trọng nhất là phải đảm bảo giữ vững tính nguyên tắc trong quá trình xem xét và thực hiện chính sách đối ngoại. Rất khó dự đoán những chính sách của chính phủ sắp tới ở Mỹ hay của chính quyền Kim Jong-un (Triều Tiên), do đó Hàn Quốc cần phải kiên trì nguyên tắc để đối phó với những vấn đề này. Có như vậy, Hàn Quốc mới có thể giữ được đường hướng của mình khi các nước đưa ra những yêu cầu phi lý.
Sớm bình thường hóa hoạt động chính phủ
Thế nhưng, trong bối cảnh Hàn Quốc đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức về an ninh quốc phòng, đối ngoại với cả Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc thì việc giữ vững nguyên tắc này là rất khó. Do đó, đòi hỏi chính phủ mới cần phải xem xét các chính mới và khẩn trương thành lập các cơ quan chức năng đủ năng lực để có thể thiết lập và duy trì nguyên tắc. Trong bối cảnh Hàn Quốc đang phải đối mặt với những thách thức ngoại giao thì bất luận chính phủ theo xu hướng bảo thủ hay tiến bộ đều phải vượt qua và cần lắng nghe ý kiến của các chuyên gia.
Đề cập đến vấn đề trên, Giáo sư Lee Won-tok (Đại học Gukmin) cho rằng điều cần thiết lúc này là cần phải sớm bình thường hóa hoạt động của chính phủ. Trong thời điểm hiện nay, sự vắng mặt của lãnh đạo đất nước khiến các hoạt động ngoại giao cấp cao rơi vào trạng thái tê liệt. Tình trạng này kéo dài sẽ gây tổn hại tới lợi ích quốc gia và các lợi ích chiến lược. Do đó, việc nhanh chóng thu xếp và bình thường hóa hoạt động của chính phủ là quan trọng trên hết.
Phe phản đối Tổng thống Park Geun-hye thảo luận về tương lai của bà Park. (Nguồn: The Korea Times) |
Trong bối cảnh Hàn Quốc đang đối mặt với những vấn đề đối ngoại quan trọng như chính sách đối với Triều Tiên, ngoại giao với các nước láng giềng thì việc kéo dài những tranh cãi là không phù hợp. Hơn nữa, việc đưa ra những chính sách thiếu thận trọng không hợp lòng dân cũng rất đáng lo ngại. Việc duy trì sự ổn định cần được ưu tiên trước hết, thay vì chỉ tập trung vào công việc đối ngoại, đặc biệt cần kiểm soat tốt tình hình nhằm đảm bảo các lợi ích chiến lược của quốc gia chứ không phải chạy theo ngoại giao với các cường quốc.
Các chính sách ngoại giao cần phải được thực hiện một cách nhất quán. Trước hết, do đã nắm bắt được phương hướng trong giải quyết vấn đề “phụ nữ mua vui” theo thỏa thuận đã đạt được nên việc kiên trì giải quyết là đúng đắn, việc triển khai hệ thống THAAD cũng giống như vậy. Việc có nhiều ý kiến yêu cầu xem xét lại các chính sách của chính phủ hiện tại vào thời điểm chuẩn bị chuyển giao cũng là không phù hợp. Nếu thay đổi các chính sách căn bản là điều cần thiết thì chính phủ mới cũng cần phải có thời gian để chuẩn bị một cách đầy đủ, không làm tổn hại tới các chính sách nhất quán trong quan hệ với Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên.
Dĩ nhiên, các chính sách đối ngoại có thể được xem xét cân nhắc dù dưới góc độ nào, tuy nhiên cần tránh việc các bên sử dụng những việc chưa biết “đúng hay sai” làm công cụ đấu tranh chính trị. Mục tiêu cuối cùng của các chính sách ngoại giao là phải phục vụ lợi ích quốc gia, do đó, dù tình hình có thay đổi thì Hàn Quốc vẫn cần phải duy trì quan điểm nhất quán trong thực hiện chính sách đối ngoại.
Hàn Quốc: Những khoảng trống quyền lực Bê bối chính trị xung quanh người bạn thân lâu năm của Tổng thống Park Geun-hye đã khiến chính trường Hàn Quốc chệch hướng và ... |
Seoul cải thiện chất lượng sống để thu hút nhân tài nước ngoài Thu hút nhân tài trẻ hiện nay là công việc gắn với các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới và ở Seoul, Hàn Quốc ... |
Hàn Quốc kêu gọi kỷ nguyên hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên Lời kêu gọi được Thủ tướng Hàn Quốc Hwang Kyo-ahn đưa ra tại lễ kỷ niệm Ngày Lập quốc 3/10. |