Binh sĩ Hàn Quốc trong cuộc tập trận tác chiến đặc biệt tại Trường Chiến tranh đặc biệt của Lục quân ở Gwangju, cách thủ đô Seoul 32 km về phía Đông Nam. |
Hãng thông tấn Yonhap đưa tin, ngày 28/8, Cơ quan Tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) cho hay, quân đội nước này đang nâng cấp Hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không (KAMD) để ứng phó với các bệ phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật kiểu mới mà Triều Tiên vừa công bố.
Tin liên quan |
Sóng bầu cử Mỹ có dạt đến Đông Bắc Á? |
Theo ông Lee Seong Kwon, thành viên Ủy ban tình báo Quốc hội Hàn Quốc, quân đội nước này đang thực hiện các biện pháp gia tăng khả năng phòng thủ, nhưng thông tin chi tiết chưa được công khai.
Động thái này của Hàn Quốc xuất phát từ việc vào ngày 5/8, Triều Tiên công bố đã bàn giao 250 bệ phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật mới cho các đơn vị quân đội ở khu vực tiền tuyến. Mỗi bệ phóng này có khả năng lắp 4 tên lửa đạn đạo tầm gần (CRBM).
NIS cho biết, nếu Triều Tiên triển khai các bệ phóng này tại tiền tuyến, tên lửa có thể tấn công tới các tỉnh Bắc và Nam Chungcheong của Hàn Quốc. Tuy nhiên, cơ quan tình báo này nghi ngờ về khả năng cung cấp tên lửa cho các bệ phóng mới của Triều Tiên.
Ngày 29/8, Hàn Quốc và Mỹ cũng vừa kết thúc các cuộc tập trận chung Lá chắn tự do Ulchi 2024 kéo dài 11 ngày và tác chiến đặc biệt, kéo dài 5 ngày.
Cuộc tập trận tác chiến đặc biệt, nhằm tăng cường khả năng trinh sát và tấn công mục tiêu, diễn ra tại Trường Chiến tranh đặc biệt của Lục quân ở Gwangju, cách thủ đô Seoul 32 km về phía Đông Nam.
Sự kiện có sự tham gia của quân đội từ Bộ Tư lệnh chiến tranh đặc biệt của Lục quân, Đội Kiểm soát chiến đấu của Không quân và Lữ đoàn Không quân chiến đấu số 2 của Mỹ.
Trong diễn biến khác, cùng ngày, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cho biết, ông không tin rằng Mỹ sẽ chấp nhận Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân bất kể ai sẽ được chọn làm tổng thống vào tháng 11 tới.
Nhà lãnh đạo đồng thời khẳng định, hợp tác an ninh giữa Hàn Quốc với Nhật Bản và Mỹ sẽ tiếp tục bất chấp những thay đổi về ban lãnh đạo.
| Tin thế giới 28/8: Ukraine tuyên bố gắt - Nga nói bên thiệt là châu Âu, thỏa thuận Trump-Harris, các quốc đảo Thái Bình Dương quyết tự chủ an ninh Tình hình xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, ông Donald Trump đạt thỏa thuận tranh luận trực tiếp với bà Kamala Harris, Diễn đàn quần ... |
| Tỉnh Kursk: Nga vô hiệu hóa vũ khí Mỹ, 'bít cửa' đàm phán với Ukraine, CIA nói về ý định của Kiev Moscow tuyên bố sẽ không tiếp tục đàm phán với chính quyền Ukraine sau cuộc tấn công vào tỉnh Kursk của Nga. |
| Những bí ẩn phủ bóng vụ bắt giữ CEO Telegram Pavel Durov Vụ cơ quan chức năng Pháp bắt giữ Pavel Durov, người được coi là “Zuckerberg Nga” với nhiều quốc tịch khác nhau tại Pháp hôm ... |
| Những 'gam màu' xung đột vũ trang trong 20 năm qua Thế giới trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI trải qua nhiều biến động sâu sắc, với hàng loạt xung đột vũ trang ... |
| Tổng thống Mỹ tiếp theo không nên tạo cuộc chiến kinh tế đồng thời với cả Trung Quốc và Nga, đây là lý do Trong bài viết mới đây trên Aljazeer, tác giả Maximilian Hess (*) cho rằng, nếu tổng thống Mỹ tiếp theo quyết định tiến hành một ... |