TIN LIÊN QUAN | |
Kỳ vọng lớn tại Thượng đỉnh G20 Nhật Bản | |
Lãnh đạo BRICS sẽ tiến hành cuộc họp không chính thức bên lề Hội nghị G20 |
G20 - Chiến tranh thương mại, Dầu, Vàng và Bitcoin. (Nguồn: FXstreet) |
Giới đầu tư dường như đang bước vào giai đoạn này trong tâm trạng phấn chấn, với tin thị trường chứng khoán Mỹ đang tăng trở lại với những kỷ lục và thị trường toàn cầu cũng đã được tận hưởng một tuần khởi sắc.
Các ngân hàng Trung ương đã thực hiện nốt phần việc của mình trong việc củng cố các thông tin vẫn còn mơ hồ trên thị trường, cả ECB và Fed tuần trước đều có động thái cho thấy rõ rằng, sự kích thích chỉ có thể tạo nên những tác động quẩn quanh, chủ yếu chỉ mang tính tâm lý, giúp các nhà đầu tư phần nào bớt lo ngại về sự không chắc chắn. Cho dù cả hai định chế tài chính này đều lên tiếng sẽ tiếp tục theo sát những biến động trên thị trường để có những động thái kịp thời.
Mỹ - Trung hòa đàm, thời điểm để hy vọng
Hội nghị thượng đỉnh G20 vào cuối tuần này trở thành tâm điểm chú ý, trong đó, cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trở thành vấn đề trọng tâm, có nguy cơ lớn nhất đối với triển vọng toàn cầu.
Đến nay, dù cả hai bên đều tỏ ý sẽ thực hiện hoặc sẵn sàng cho một thỏa thuận “đình chiến”. Rõ ràng rằng, đó là lợi ích của cả hai và cả của nhiều người khác - đây là lý do đủ để hai bên cần tìm ra điểm chung và kết thúc chuyện này ngay lập tức. Các mức thuế qua lại, trả đũa lẫn nhau sẽ chỉ làm tổn hại đến tăng trưởng và khiến ngân hàng trung ương các nước buộc phải đóng một vai trò tích cực hơn trong một giai đoạn bất định.
Một kỳ vọng trong thời điểm này là hợp lý. Nếu cả Mỹ và Trung Quốc đồng ý khởi động lại các cuộc đàm phán và hướng tới một thỏa thuận, đồng thời không thực hiện thêm bất kỳ động tác tăng thuế nào nữa, các nhà đầu tư chắc chắc sẽ cảm thấy nhẹ nhõm. Trên thực tế, từ góc độ thị trường, có thể coi đây là một tín hiệu thuận lợi, vì không chỉ có Fed mà những định chế tài chính khác đều có thể sẽ quyết định cắt giảm lãi suất bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, động thái này có thể không nhất thiết phải xảy ra trong thời gian tới, nếu cuộc gặp mặt giữa Tổng thống Mỹ Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra tốt hơn kỳ vọng.
Thêm lý do để dầu tăng giá?
Giá dầu đã tăng mạnh vào tuần trước trong bối cảnh căng thẳng vùng Vịnh leo thang, sau khi Iran bắn hạ một máy bay không người lái của Mỹ và Tổng thống Trump được cho là đã đến rất gần với một quyết định trả đũa, có nguy cơ làm tăng xung đột đáng kể đối với mối quan hệ vốn vẫn đang căng như dây đàn.
Sự ra đời của Libra đang khiến cộng đồng phấn khích trở lại. (Nguồn: SCMP) |
Trước đó, giá dầu tại thị trường Mỹ và Anh đã tăng nhanh sau khi hai tàu chở dầu bị tấn công bất ngờ trên vịnh Oman, gần eo biển Hormuz, một khu vực địa chính trị vô cùng nhạy cảm, vốn có tầm quan trọng đặc biệt đối với thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Dưới các áp lực như vậy, giá dầu Brent đã đạt được mức tăng khoảng 5% trong tuần trước, mức tăng hàng tuần đầu tiên trong 5 tuần trở lại đây, trong khi WTI tăng khoảng 10% - mức tăng % hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 12/2016. Tình hình cũng đã có những ảnh hưởng tích cực cho phép thị trường dầu thoát khỏi cảnh trầm lắng, bao gồm cả sự phục hồi của thị trường chứng khoán, bất ngờ xả lượng hàng tồn kho và tạo nên một không khí tích cực trước cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung cuối tuần này.
Tuy nhiên, những yếu tố khả quan này có được tiếp tục duy trì hay không còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề khác, đáng chú ý nhất là “cuộc hòa đàm Mỹ - Trung” và khả năng leo thang tiếp theo ở vùng Vịnh. Giá dầu hiện tại đang “neo đậu” khoảng 59-– 60 USD đối với dầu WTI và khoảng 67 - 68 USD đối với dầu Brent.
Vàng tạm hụt hơi
Vàng đã có một tuần khởi sắc từ sự sụt giảm của USD. Để đáp ứng sự mong đợi của thị trường, Fed đã quyết định giữ nguyên lãi suất, đồng thời báo hiệu án binh bất động trong thời gian tới. Đây là động thái trùng khớp với kỳ vọng của thị trường, Fed bỗng “bồ câu” hơn hẳn so với dự báo của 3 tháng trước đó, vượt ra ngoài mong đợi của giới đầu tư.
Tình hình đó đã đẩy giá vàng lần đầu tiên trở lại mốc đỉnh điểm 1.400 USD/ounce kể từ tháng 9/2013 - một lời nhắc nhở cảnh báo về chế độ nới lỏng lãi suất hoàn toàn và phụ thuộc quá nhiều vào các ngân hàng trung ương.
Giá vàng hiện đã vượt qua mức 1.400 USD/ounce, nhưng đã nhanh chóng rơi vào ngưỡng kháng cự quanh mức 1.410 USD và dường như đang thiếu một động lực thực sự.
Libra - Sự trở lại vững chắc của tiền ảo?
Hậu quả của sự sụp đổ tiền điện tử đầu năm 2018 đã kéo dài hơn dự đoán của bất cứ người đam mê đồng tiền số nào, nhưng cuối cùng thì có vẻ như bitcoin đã được kích hoạt trở lại. Và lần đầu tiên kể từ tháng 3 năm ngoái đồng bitcoin đã trở lại trên 10.000 USD.
Thế giới kỳ vọng cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra tốt đẹp. (Nguồn: G20) |
Bitcoin đã quá chậm chạp - theo tiêu chuẩn của riêng nó, nhưng nó đang tăng trở lại trong những tháng gần đây. Đặc biệt, sự kiện Facebook chính thức công bố kế hoạch phát hành tiền ảo riêng - có tên Libra dường như đã trở thành một chất xúc tác cho sự trở lại mạnh mẽ của tiền ảo.
Việc định giá đồng Libra vẫn chưa được xác định, nhưng Facebook tham vọng, trong tương lai, đồng tiền ảo này sẽ được giao dịch trên quy mô toàn cầu giống như đồng USD; có giá trị tương đương với USD, Euro hoặc bảng Anh; và có thể được sử dụng trong các giao dịch hàng ngày theo cách mà những tiền ảo lớn như Bitcoin chưa từng có được
Việc công khai ra mắt một đồng tiền ảo với những kế hoạch và kỳ vọng lớn của “đế chế mạng xã hội” thành công như Facebook một lần nữa khiến cộng đồng phấn khích. Facebook cũng kỳ vọng sẽ làm các nhà chức trách yên lòng với một Liên minh Libra có sự tham gia của ít nhất 28 tên tuổi lớn trong làng công nghệ và thanh toán như Visa, Mastercard, Uber, Lyft, PayPal, eBay, Spotify và Spotify...
Như vậy, cho dù trong tương lai gần hay xa, cho dù đồng tiền ảo của Facebook có thực sự chứng thực được thứ gì như Bitcoin từng có hay không, thì có lẽ cũng không quan trọng, đặc biệt với những người chưa bao giờ đánh mất niềm tin về một phương thức thanh toán mới trên toàn cầu.
G20 với Thượng đỉnh Osaka: Trước sóng cả gắng giữ tay chèo TGVN. Thời thế và bối cảnh tình hình hiện tại trên thế giới hiện đang khó khăn và phức tạp. G20 phải xác định lại ... |
Triều Tiên sẽ theo chiến lược đàm phán nào sau hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội? Trang mạng “The Diplomat” ngày 22/6 đã đăng tải bài viết với tiêu đề “Chiến lược đàm phán của Triều Tiên sau hội nghị thượng ... |
Nhật Bản tặng tour du lịch và ứng dụng điện thoại cho phóng viên dự Hội nghị G20 Các nhà báo nước ngoài đến Nhật Bản đưa tin hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng ... |