TIN LIÊN QUAN | |
Châu Âu vật vã với đợt nắng nóng đổ lửa tháng 7/2018 | |
Thêm nhiều người tử vong do nắng nóng tại Nhật Bản |
Cụ thể, giá các loại rau trong thời gian gần đây đã tăng gấp 3 lần so với bình thường, ảnh hưởng tới hoạt động của cửa hàng.
Số liệu do Cơ quan Tiêu dùng Hàn Quốc công bố hồi đầu tuần này cho thấy giá các loại rau đã tăng 5,4% trong ngày 3/8 so với một tuần trước đó. Trong đó, giá bắp cải tăng nhiều nhất 41,2%, tiếp đến là cải bó xôi và cải thảo.
Một bé trai Hàn Quốc nghịch nước để tránh nóng. (Nguồn: BBC) |
Không chỉ có rau tăng giá, giá của các loại trái cây cũng ghi nhận xu hướng tương tự. Tại các siêu thị ở Seoul, giá một quả dưa hấu đã tăng lên đến mức khoảng 20 USD/quả, cao hơn 20% so với giá trung bình hồi tháng trước.
Nắng nóng kéo dài kéo theo nguồn cung khan hiếm cũng khiến giá các mặt hàng hải sản tại Hàn Quốc tăng vọt trong tuần đầu tháng Tám.
Theo số liệu do Chợ bán buôn hải sản Noryangjin công bố ngày 12/8, trong tuần đầu tháng này, 1kg cá đù vàng có giá tới 47.000 won (tương đương 41,6 USD), tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá 1kg cá tráp đỏ cũng tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi giá cá thu cũng tăng tới 40%.
Các chuyên gia lĩnh vực hải sản cho biết nguyên nhân khiến giá các mặt hàng hải sản chủ chốt của Hàn Quốc, ngoại trừ cá hồi và cua phần lớn được nhập khẩu, tăng vọt là do lượng đánh bắt sụt giảm trong bối cảnh nhiệt độ nước biển tăng.
Tổng lượng hàng hải sản được buôn bán tại các chợ bán buôn trên khắp cả nước trong tuần đầu tháng Tám đã giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Xu hướng này được dự báo có thể tiếp tục kéo dài thêm một thời gian.
Ở lĩnh vực khác, giá điện và nhiên liệu cũng tăng mạnh trong thời gian qua. Tổ chức Dầu mỏ quốc gia của Hàn Quốc cho biết giá xăng trong tuần đầu tiên của tháng Tám đã chạm mức 1,43 USD/lít - mức cao nhất trong năm nay.
Để giúp kiểm soát giá điện, hiện chính phủ Hàn Quốc đã có chính sách hỗ trợ các hộ gia đình trong tháng Bảy và Tám. Theo đó, một gia đình 4 người sử dụng 350 kilowatt điện trong một tháng chỉ phải trả mức phí 58 USD, giảm 25,5% so với mức giá thông thường.
Cùng ngày, báo cáo do Viện nghiên cứu Hyundai thực hiện dự báo việc giá dầu thế giới tăng cùng với mức lương tối thiểu tại Hàn Quốc và tình trạng nắng nóng kéo dài sẽ đẩy chi phí sống tại "xứ sở kim chi" tăng cao. Báo cáo này được đưa ra trong bối cảnh giá dầu thế giới đã tăng từ mức 26,9 USD/thùng hồi đầu năm 2016 lên 72,1 USD /thùng trong tháng này.
Theo tài liệu này, giá thực phẩm cũng theo chiều hướng đi lên kể từ năm 2016, mặc dù có phần chậm lại trong thời gian gần đây. Trong khi đó, các doanh nghiệp địa phương cũng đang phải tăng lương cho nhân viên, sau khi chính phủ tăng lương cơ bản lên 2%.
Đặc biệt, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý tới tình trạng thời tiết nóng nực trong những tuần qua như là một trở ngại đối với nền kinh tế Hàn Quốc, khiến giá trung bình các mặt hàng thực phẩm tươi tăng mạnh. Chỉ tính riêng trong tháng Bảy vừa qua, số ngày nắng nóng mà Hàn Quốc phải trải qua là 15,5 ngày.
Trước những yếu tố trên, các nhà nghiên cứu cho rằng Chính phủ Hàn Quốc cần theo dõi chặt chẽ giao dịch hàng hóa nhằm đảm bảo chi phí các mặt hàng không vượt quá nhiều so với mức tăng của chi phí sản xuất.
Ngoài ra, chính phủ nước này gần giám sát giá cả nông sản và thị trường bán lẻ trong bối cảnh nhu cầu đối với những mặt hàng này sẽ tăng trong dịp nghỉ lễ Chuseok (Tết Trung thu của người Hàn Quốc) vào tháng Chín tới.
“Trăm phương ngàn kế” chống chọi nắng nóng kỷ lục trên khắp thế giới Đợt nắng nóng kỷ lục được ghi nhận tại nhiều nơi trên khắp thế giới. Từ người già đến trẻ em đều tìm cách giải ... |
Nóng kỷ lục cả ở nơi băng giá Sẽ còn khủng khiếp hơn. Đó là cảnh báo của các nhà khí tượng học về hiện tượng nóng kỷ lục diễn ra suốt mùa ... |
Thời tiết cực đoan, châu Âu có nguy cơ mất mùa Nắng nóng gay gắt đang tàn phá nhiều cánh đồng lúa mì ở phía Bắc châu Âu, trong khi thời tiết khô hạn và mưa ... |