Hàn Quốc tăng cường hợp tác thực chất, hướng tới tương lai với ASEAN

Phương Hà
Chia sẻ nhân dịp kỷ niệm 55 năm thành lập ASEAN (8/8/1967-8/8/2022), Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh Wan cho rằng ASEAN là cơ chế hợp tác tiêu biểu và thành công nhất tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đồng thời tin tưởng rằng Hàn Quốc và ASEAN sẽ đóng góp lớn hơn nữa cho hoà bình và thịnh vượng của khu vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại sứ Hàn Quốc
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Hàn Quốc trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 (AMM-55) và các hội nghị liên quan. (Ảnh: Tuấn Anh)

Trong 55 năm hình thành và phát triển của ASEAN, Hàn Quốc đã có hơn 30 năm là đối tác của Hiệp hội. Có lẽ hành trình đó đủ dài để hai bên thấu hiểu nhau và có những dấu ấn nổi bật trong hợp tác, thưa Đại sứ?

Là cơ chế hợp tác tiêu biểu và thành công nhất dẫn dắt đối thoại và hợp tác trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, ASEAN đã đóng góp lớn cho hoà bình và thịnh vượng của khu vực.

Đặc biệt, ASEAN đã thiết lập các cơ chế đối thoại như Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu (ASEM), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS)... với sự tham gia của các quốc gia trong khu vực Châu Á bao gồm ASEAN, các quốc gia ở các châu lục khác như Bắc Mỹ, châu Âu, từ đó đóng góp cho hoà bình, ổn định trên toàn thế giới.

Hàn Quốc đã phát triển quan hệ hợp tác mật thiết và thành công với ASEAN kể từ sau khi thiết lập quan hệ đối thoại vào năm 1989. Hàn Quốc đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt 3 lần với ASEAN vào các năm 2009, 2014, và 2019 tại Hàn Quốc và đang nỗ lực nhằm nâng tầm quan hệ với ASEAN sau khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2010.

Gần đây, ASEAN đã và đang phát triển nhiều sáng kiến đa dạng để có thể ứng phó hiệu quả hơn nữa trước những thách thức mới mà các nước đang phải đối diện. Hàn Quốc cũng đang tích cực tham gia vào những nỗ lực này.

Hàn Quốc đã tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Y tế Hàn Quốc – ASEAN lần thứ nhất vào tháng 5 vừa qua nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực y tế, phòng chống dịch sau đại dịch Covid-19, và tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc - ASEAN lần đầu tiên vào tháng 11/2021 vì hoà bình, ổn định trong khu vực.

Ngoài ra, Hàn Quốc đang triển khai Dự án sáng kiến hợp tác Hàn Quốc – ASEAN nhằm cùng ứng phó với biến đổi khí hậu. Hai bên cũng dự kiến sẽ tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Ứng phó thảm hoạ Hàn Quốc – ASEAN vào tháng 10 năm nay.

Trước thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Hàn Quốc đã khai trương Trung tâm hợp tác tài chính Hàn Quốc – ASEAN vào tháng 4 năm nay, ngoài ra, hợp tác thông qua Quỹ cải tiến công nghiệp Hàn Quốc – ASEAN, Trung tâm hợp tác khoa học công nghệ Hàn Quốc – ASEAN và Trung tâm nghiên cứu chung tiêu chuẩn hoá cũng đã được thành lập.

Tôi tin tưởng chắc chắn rằng Hàn Quốc và ASEAN sẽ đóng góp lớn hơn nữa cho hoà bình và thịnh vượng của khu vực dựa trên thành quả cùng đạt được trong 30 năm qua.

Đại sứ Hàn Quốc
Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh Wan. (Nguồn: Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam)

Trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, Đại sứ nhận định như thế nào về vai trò của ASEAN trong thúc đẩy hòa bình, thịnh vượng chung?

Trong vòng 55 năm qua, ASEAN đã đóng vai trò đặc biệt trong việc dung hòa sự khác biệt giữa các quốc gia trong khu vực và thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia.

Năm nay, ASEAN đang cho thấy một sức mạnh tiềm ẩn trong việc hội họp cộng đồng quốc tế như tổ chức các Hội nghị thượng đỉnh đa phương như ASEAN, G20, APEC.

Tôi cho rằng, tính trọng tâm của ASEAN (trọng tâm là ASEAN, không phải các thế lực bên ngoài) trong việc dẫn dắt trật tự khu vực là nguyên tắc chủ yếu để tăng cường trật tự đa phương vốn rộng mở, bao trùm và dựa trên các nguyên tắc.

Mặt khác, trong bối cảnh đặc biệt ngày nay khi trọng tâm kinh tế, chính trị của thế giới dần chuyển sang khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, vai trò của ASEAN - trung tâm của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương quan trọng hơn bao giờ hết.

Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh Wan: "Hàn Quốc nhận thức rất rõ tầm quan trọng của ASEAN, chính sách ngoại giao của Hàn Quốc đã cho thấy thứ tự ưu tiên cao trong cộng sinh, kết nối với ASEAN".

Hàn Quốc nhận thức rất rõ tầm quan trọng của ASEAN, chính sách ngoại giao của Hàn Quốc đã cho thấy thứ tự ưu tiên cao trong cộng sinh, kết nối với ASEAN. Chính phủ mới của Hàn Quốc sẽ ứng phó với thách thức phức tạp mà khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang đối mặt, từ đó tăng cường hợp tác thực chất, chiến lược, hướng tới tương lai với ASEAN.

Đại sứ đánh giá như thế nào về vai trò và những đóng góp của Việt Nam trong ASEAN?

Việt Nam luôn đóng vai trò quan trọng kể từ khi gia nhập ASEAN vào năm 1995, thực hiện thành công vai trò Chủ tịch ASEAN cả 3 lần trong các năm 2000, 2010, 2020, và đang đóng góp tích cực nhằm tăng cường hợp tác giữa ASEAN và các đối tác đối thoại ngoài khu vực.

Trong quan hệ hợp tác giữa Hàn Quốc và ASEAN, quan hệ hợp tác mật thiết giữa Hàn Quốc và Việt Nam đóng vai trò trục trọng tâm quan trọng nhất.

Đặc biệt, với tư cách là nước điều phối đối thoại Hàn Quốc – ASEAN giai đoạn 2021-2024, Việt Nam được dự kiến sẽ đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong việc nâng quan hệ Hàn Quốc – ASEAN lên một tầm cao hơn.

ASEAN đẩy mạnh liên kết sáng tạo, củng cố vai trò trung tâm

ASEAN đẩy mạnh liên kết sáng tạo, củng cố vai trò trung tâm

Vai trò trung tâm của ASEAN vừa là mục tiêu, vừa là nguyên tắc chỉ đạo hoạt động, nhưng không phải là một “đặc quyền” ...

Tăng cường hợp tác du lịch giữa các cơ quan ASEAN+3 và ASEAN-Ấn Độ

Tăng cường hợp tác du lịch giữa các cơ quan ASEAN+3 và ASEAN-Ấn Độ

Ngày 6/7, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Tổng cục Du lịch Việt Nam) Trần Phú Cường đã tham dự Hội nghị Cơ quan ...

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Đọc thêm

Metropole Hà Nội chào đón đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin Viki Geunes

Metropole Hà Nội chào đón đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin Viki Geunes

Khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội chào đón đầu bếp, chủ nhà hàng Zilte 3 sao Michelin, Viki Geunes đến với Le Beaulieu trong sự kiện ẩm thực Four-Hands.
Giá vàng hôm nay 18/3/2025: Giá vàng lơ lửng sát mốc cao nhất mọi thời đại, ông Trump khiến nhà đầu tư Mỹ ‘quay xe’ ngoạn mục, giá vàng nhẫn tăng

Giá vàng hôm nay 18/3/2025: Giá vàng lơ lửng sát mốc cao nhất mọi thời đại, ông Trump khiến nhà đầu tư Mỹ ‘quay xe’ ngoạn mục, giá vàng nhẫn tăng

Giá vàng hôm nay 18/3/2025, Giá vàng tăng, tâm lý FOMO hỗ trợ thị trường. Quý kim sẽ gây ngạc nhiên nếu không tiếp tục tăng giá. Giá vàng nhẫn ...
Phong trào thi đua sôi nổi trong kháng chiến chống Mỹ

Phong trào thi đua sôi nổi trong kháng chiến chống Mỹ

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào thi đua yêu nước đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc.
Bộ đội biên phòng Nghệ An và Xiangkhouang, Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Bộ đội biên phòng Nghệ An và Xiangkhouang, Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Đội tuần tra hai bên đã tiến hành kiểm tra hệ thống dấu hiệu đường biên, cột mốc biên giới, phát quang thông tầm nhìn biên giới...
Hoa hậu Nhân ái Đậu Hằng Nga 'cầm cân nảy mực' cuộc thi Hoa hậu quý bà Đất Việt 2025

Hoa hậu Nhân ái Đậu Hằng Nga 'cầm cân nảy mực' cuộc thi Hoa hậu quý bà Đất Việt 2025

Hoa hậu Nhân ái Đậu Hằng Nga trở thành một 'mảnh ghép' quan trọng của Hội đồng ban giám khảo cuộc thi Hoa hậu quý bà Đất Việt 2025.
Bị tố dùng 'vũ khí âm thanh' đàn áp biểu tình, Thủ tướng Serbia bất ngờ từ chức

Bị tố dùng 'vũ khí âm thanh' đàn áp biểu tình, Thủ tướng Serbia bất ngờ từ chức

Chính quyền Serbia đã phủ nhận việc lực lượng cảnh sát sử dụng 'vũ khí âm thanh' giải tán đám đông biểu tình lớn nhất trong lịch sử tại Belgrade.
Dư địa phát triển quan hệ Nga-Triều Tiên sau xung đột ở Ukraine

Dư địa phát triển quan hệ Nga-Triều Tiên sau xung đột ở Ukraine

Nga và Triều Tiên dường như đã xích lại gần nhau hơn bởi xung đột tại Ukraine và mối quan hệ này có thể tiếp tục duy trì vững chắc trong tương lai.
Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc 'đua nhau' phát triển thế hệ tàu mới, Thái Bình Dương 'nóng' nguy cơ chạy đua vũ trang trên biển

Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc 'đua nhau' phát triển thế hệ tàu mới, Thái Bình Dương 'nóng' nguy cơ chạy đua vũ trang trên biển

Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc lên kế hoạch chế tạo các tàu chiến tên lửa lớn, được trang bị vũ khí hạng nặng cho một cuộc đối đầu tiềm tàng trên biển.
Thỏa thuận Mỹ-Ukraine: Nga không lạ với 'bẫy' của phương Tây, nhưng Tổng thống Putin vẫn phải 'đặt lên bàn cân' vì một yếu tố

Thỏa thuận Mỹ-Ukraine: Nga không lạ với 'bẫy' của phương Tây, nhưng Tổng thống Putin vẫn phải 'đặt lên bàn cân' vì một yếu tố

Nga đã rút ra được bài học từ thỏa thuận Minsk, không muốn để Ukraine và phương Tây lợi dụng các thỏa thuận để 'câu giờ'.
Thỏa thuận ngừng bắn Nga-Ukraine: Moscow không hào hứng với 'quả bóng trên sân nhà', ván cược của Kiev thành hay bại?

Thỏa thuận ngừng bắn Nga-Ukraine: Moscow không hào hứng với 'quả bóng trên sân nhà', ván cược của Kiev thành hay bại?

Thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine có thể không nhận được cái 'gật đầu' từ phía Nga nhưng Kiev ít nhiều đã cải thiện được quan hệ với Washington.
Lý do các nhà đầu tư thận trọng trước kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng của EU

Lý do các nhà đầu tư thận trọng trước kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng của EU

Mặc dù Liên minh châu Âu (EU) muốn tăng cường chi tiêu quân sự nhưng khả năng đáp ứng của các công ty quốc phòng châu Âu còn nhiều hạn chế.
'Bản đồ' vũ khí toàn cầu: Quán quân không đổi, xuất hiện nhân tố muốn định hình cuộc chơi

'Bản đồ' vũ khí toàn cầu: Quán quân không đổi, xuất hiện nhân tố muốn định hình cuộc chơi

Lượng vũ khí nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm gần 2/3 trong 5 năm qua, trong khi nước này đẩy mạnh sản xuất vũ khí nội địa.
Phiên bản di động