Hàn Quốc tìm kiếm vai trò lớn hơn ở Đông Nam Á

Hải Anh gt
Trong bài viết của mình đăng trên tờ Asiatimes, ông Simon Hutagalung - một nhà ngoại giao đã nghỉ hưu của Bộ Ngoại giao Indonesia cho rằng, nếu Seoul muốn tăng cường ảnh hưởng trong khu vực, họ phải mở rộng trọng tâm ra ngoài thương mại và đóng vai trò tích cực hơn trong an ninh Biển Đông. Xin giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của ông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Yoon phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc-ASEAN năm ngoái. Ảnh: Korea Times
Tổng thống Yoon Suk Yeol phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc-ASEAN năm 2023. Ảnh: Korea Times

Theo dự kiến, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol sẽ có chuyến công du tới Đông Nam Á vào tuần tới nhằm tăng cường vai trò của quốc gia Đông Bắc Á này trong khu vực, chủ yếu thông qua việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với ASEAN và tăng cường quan hệ song phương với Philippines và Singapore.

Chuyến thăm Philippines của ông Yoon đặc biệt có ý nghĩa, đánh dấu chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của một tổng thống Hàn Quốc sau 13 năm. Trùng với kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia, chuyến thăm này nhằm mục đích làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác vốn đã bền chặt của họ.

Trọng tâm chính là tăng cường quan hệ kinh tế. Dự kiến trong cuộc gặp với người đồng nhệm Philippines Ferdinand Marcos Jr, hai bên sẽ đạt được một số thỏa thuận, bao gồm biên bản ghi nhớ (MOU) nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, chuỗi cung ứng, các vấn đề hàng hải và nhiều lĩnh vực khác.

Điều này phù hợp với tham vọng lớn hơn của Hàn Quốc nhằm đảm bảo tương lai kinh tế của mình bằng cách hình thành quan hệ đối tác trong các lĩnh vực quan trọng để giải quyết tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Philippines, với nền kinh tế phát triển nhanh chóng và nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, là đối tác quan trọng của Hàn Quốc trong việc đa dạng hóa nguồn năng lượng và nguyên liệu thô.

Ngoài ra, chuyến thăm còn nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác giữa khu vực tư nhân. Tổng thống Yoon sẽ tham gia Diễn đàn Doanh nghiệp Hàn Quốc-Philippines, dự kiến ​​có sự tham gia của khoảng 40 doanh nghiệp Hàn Quốc. Cách tiếp cận tập trung vào kinh doanh này thể hiện cam kết của Hàn Quốc trong việc tăng cường quan hệ kinh tế với Philippines ngoài các kênh ngoại giao chính thức.

Diễn đàn này kỳ vọng sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Hàn Quốc khám phá những dự án mới tại Philippines, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, cơ sở hạ tầng và năng lượng xanh.

Làm sâu sắc hơn quan hệ song phương với Singapore

Singapore, nền kinh tế tiên tiến nhất Đông Nam Á, là điểm dừng chân quan trọng trong chuyến công du ngoại giao của Tổng thống Yoon. Chuyến thăm này trùng với lễ kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Singapore, nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác lâu dài giữa hai nước.

Khi Singapore tiếp tục là một nhân tố quan trọng trong thương mại toàn cầu và đổi mới công nghệ, các cuộc thảo luận của Tổng thống Yoon với Tổng thống Tharman Shanmugaratnam và Thủ tướng Lawrence Wong sẽ tập trung vào việc hiện đại hóa và mở rộng hợp tác song phương để ứng phó với những thay đổi của động lực toàn cầu.

Một lĩnh vực hợp tác chính dự kiến ​​sẽ là công nghệ. Hàn Quốc, một quốc gia dẫn đầu toàn cầu về đổi mới kỹ thuật số và sản xuất tiên tiến, sẽ được hưởng lợi đáng kể từ việc tăng cường quan hệ với Singapore, được biết đến với những tiến bộ trong phát triển thành phố thông minh và nền kinh tế kỹ thuật số.

Trong chuyến thăm của Tổng thống Yoon, các hiệp ước và biên bản ghi nhớ sẽ được ký kết để chính thức hóa sự hợp tác này, mở đường cho cả hai nước khám phá những cơ hội mới trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng và kinh tế số.

Ngoài ra, sự tham gia của Tổng thống Yoon vào chuỗi bài giảng tại Singapore sẽ cung cấp một nền tảng quan trọng để phác thảo tầm nhìn của ông về an ninh và thống nhất khu vực.

Ông sẽ lần đầu tiên trình bày trước khán giả quốc tế “Học thuyết thống nhất ngày 15 tháng 8” của chính quyền ông, trong đó hình dung về một Bán đảo Triều Tiên thống nhất góp phần vào hòa bình và ổn định khu vực.

Bài phát biểu của Yoon dự kiến ​​sẽ đề cập đến những tác động chiến lược của sự thống nhất, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Bằng cách thúc đẩy sự đoàn kết và hợp tác quốc tế gia tăng, Tổng thống Yoon đặt mục tiêu đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia đi đầu trong việc thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng trong khu vực.

Nâng cao quan hệ Hàn Quốc-ASEAN

Khía cạnh cuối cùng và có thể nói là quan trọng nhất trong chuyến công du ngoại giao của Tổng thống Yoon sẽ là sự tham gia của ông vào Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc-ASEAN tại Lào. Tại đây, Hàn Quốc và ASEAN dự kiến ​​sẽ chính thức hóa mối quan hệ của họ thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Cột mốc này đánh dấu bước tiến đáng kể trong sự tham gia của Hàn Quốc với ASEAN, dựa trên hơn ba thập kỷ hợp tác. Sự nâng cao của mối quan hệ này phản ánh tầm quan trọng ngày càng tăng của ASEAN với tư cách là đối tác chiến lược của Hàn Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác kinh tế, an ninh khu vực và trao đổi văn hóa.

ASEAN, bao gồm mười quốc gia thành viên với tổng dân số hơn 650 triệu người, là một thị trường đang phát triển nhanh chóng đối với hàng hóa và dịch vụ của Hàn Quốc. Vị trí chiến lược của ASEAN trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương càng làm tăng thêm vai trò của ASEAN như một đối tác quan trọng đối với Hàn Quốc trong nỗ lực duy trì sự ổn định và an ninh khu vực.

Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện tập trung vào việc tăng cường hợp tác trong tăng trưởng xanh, chuyển đổi số và phát triển bền vững, hướng tới thúc đẩy tăng trưởng cùng có lợi ở cả hai khu vực.

Sự tham gia của Hàn Quốc vào Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3, bao gồm các nhà lãnh đạo từ Nhật Bản và Trung Quốc, nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác ba bên trong việc giải quyết các thách thức khu vực.

Hội nghị thượng đỉnh dự kiến ​​của Tổng thống Yoon với tân Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru có thể báo hiệu một giai đoạn mới trong quan hệ Hàn Quốc-Nhật Bản. Mặc dù trong lịch sử quan hệ song phường vẫn còn những bất bình chưa được giải quyết, cả hai nước đều phải đối mặt với những lo ngại chung về an ninh khu vực có thể thúc đẩy sự hợp tác lớn hơn.

Bằng cách hợp tác với Nhật Bản và Trung Quốc, Hàn Quốc đặt mục tiêu đóng vai trò chủ động hơn trong việc định hình bối cảnh an ninh ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Việc chính thức hóa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với ASEAN trong khi tăng cường quan hệ song phương với các quốc gia như Philippines và Singapore phản ánh cam kết của Hàn Quốc trong việc tăng cường sự tham gia của mình vào khu vực. Tuy nhiên, để tận dụng đầy đủ mối quan hệ đối tác được tăng cường này, Hàn Quốc phải mở rộng trọng tâm của mình vượt ra ngoài thương mại kinh tế và các thỏa thuận.

Hàn Quốc phải đóng vai trò tích cực hơn trong các vấn đề an ninh khu vực, đặc biệt là ở Biển Đông, nơi một số thành viên ASEAN đang phải đối mặt với các tranh chấp lãnh thổ đang diễn ra với Trung Quốc. Là một cường quốc không liên kết, Hàn Quốc có thể đóng vai trò là bên trung gian, sử dụng các mối quan hệ ngoại giao với cả ASEAN và Trung Quốc để khuyến khích đối thoại và giải quyết xung đột.

Ngoài ra, Hàn Quốc nên tăng cường trao đổi giáo dục và văn hóa với các quốc gia ASEAN, vì những sáng kiến ​​này có thể giúp xây dựng mối quan hệ lâu dài, vượt qua khuôn khổ các thỏa thuận giữa các chính phủ. Bằng cách nuôi dưỡng mối quan hệ giữa hai dân tộc, Hàn Quốc có thể đảm bảo rằng mối quan hệ đối tác của quốc gia này với ASEAN là bền vững và linh hoạt.

Cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc đóng góp lớn với chất lượng cao cho Tổ quốc và cho quan hệ song phương

Cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc đóng góp lớn với chất lượng cao cho Tổ quốc và cho quan hệ song phương

Nhân dịp thăm chính thức Hàn Quốc, chiều tối 30/6, tại Thủ đô Seoul, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê ...

Mỗi quốc gia đều đóng một vai trò quan trọng trong bản giao hưởng lớn của thời đại

Mỗi quốc gia đều đóng một vai trò quan trọng trong bản giao hưởng lớn của thời đại

Chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam về tương lai, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh hoà bình, ổn định là nền tảng ...

(Theo Asiatimes)

Xem nhiều

Đọc thêm

TikTok shop cập nhật phí hoa hồng nền tảng và góc nhìn từ thương hiệu thời trang bầu L'AMME

TikTok shop cập nhật phí hoa hồng nền tảng và góc nhìn từ thương hiệu thời trang bầu L'AMME

Một vấn đề đang được nhiều doanh nghiệp thời trang, đặc biệt là các thương hiệu thời trang bầu như L'AMME, quan tâm là mức phí sàn của TikTok đối ...
Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, VPTT Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Từ 19-21/11, đoàn Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc ...
Liên minh Mỹ-Philippines củng cố hợp tác quân sự, Washington trấn an Manila trước thời điểm thay đổi chính quyền

Liên minh Mỹ-Philippines củng cố hợp tác quân sự, Washington trấn an Manila trước thời điểm thay đổi chính quyền

Mỹ và Philippines đã ký thỏa thuận chia sẻ công nghệ và thông tin quân sự mật vào ngày 18/11, trong bối cảnh hai nước tăng cường hợp tác.
Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Viện Pháp Việt Nam tổ chức các buổi hòa nhạc độc tấu piano của nghệ sĩ dương cầm tài năng Olivier Moulin, trong chuyến lưu diễn tại các thành phố ...
Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 39

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 39

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý 9 dự án Luật, 1 dự thảo Nghị quyết còn ý kiến khác ...
Liên minh Mỹ-Philippines củng cố hợp tác quân sự, Washington trấn an Manila trước thời điểm thay đổi chính quyền

Liên minh Mỹ-Philippines củng cố hợp tác quân sự, Washington trấn an Manila trước thời điểm thay đổi chính quyền

Mỹ và Philippines đã ký thỏa thuận chia sẻ công nghệ và thông tin quân sự mật vào ngày 18/11, trong bối cảnh hai nước tăng cường hợp tác.
CHÍNH THỨC! Tổng thống Nga phê duyệt học thuyết hạt nhân cập nhật, hai ngày sau khi Mỹ mở khóa tấn công cho Ukraine

CHÍNH THỨC! Tổng thống Nga phê duyệt học thuyết hạt nhân cập nhật, hai ngày sau khi Mỹ mở khóa tấn công cho Ukraine

Nguyên tắc cơ bản của học thuyết này là việc sử dụng vũ khí hạt nhân được xem như biện pháp cuối cùng để bảo vệ chủ quyền của đất nước.
Siết chặt an ninh trước thềm bầu cử, cảnh sát Belarus diễn tập tại nhiều thành phố

Siết chặt an ninh trước thềm bầu cử, cảnh sát Belarus diễn tập tại nhiều thành phố

Bộ Nội vụ Belarus ngày 19/11 thông báo, cảnh sát sẽ tiến hành diễn tập trước cuộc bầu cử tổng thống để nâng cao hàng rào an ninh.
Triều Tiên: Chủ tịch Kim Jong Un cảnh báo chiến tranh cận kề, yêu cầu hoàn tất công tác chuẩn bị, kêu gọi Nga sát cánh

Triều Tiên: Chủ tịch Kim Jong Un cảnh báo chiến tranh cận kề, yêu cầu hoàn tất công tác chuẩn bị, kêu gọi Nga sát cánh

Nguy cơ xung đột quân sự trên bán đảo Triều Tiên là điều không thể tránh khỏi và Bình Nhưỡng cần tăng cường chuẩn bị cho chiến tranh.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào Nga chẳng phải là 'chìa khóa vạn năng', Moscow còn vũ khí nóng, vẫn sẵn lòng cùng nhảy điệu tango

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào Nga chẳng phải là 'chìa khóa vạn năng', Moscow còn vũ khí nóng, vẫn sẵn lòng cùng nhảy điệu tango

Bước đi của Mỹ sẽ không có tác động lâu dài đến diễn biến xung đột tại Ukraine nhưng có thể giúp quân đội quốc gia Đông Âu trong ngắn hạn.
EU bổ sung nguồn lực cho cuộc chiến chống khủng bố tại Mozambique

EU bổ sung nguồn lực cho cuộc chiến chống khủng bố tại Mozambique

Ngày 18/11, Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) thông qua khoản hỗ trợ bổ sung 20 triệu Euro theo chương trình của Cơ sở hòa bình châu Âu (EPF).
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil Pedro Oliveira đánh giá vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế...
Phiên bản di động