Hàn Quốc hiện đang duy trì vị thế thanh khoản ngoại hối ổn định. (Nguồn: CNA) |
Thống đốc Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong đã đưa ra nhận định trên trong bài phát biểu tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington (Mỹ), nơi ông đang tham dự các cuộc họp thuộc khuôn khổ Hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB).
Ông Rhee nói: "Vị thế đầu tư quốc tế ròng (sự chênh lệch giữa tài sản ở nước ngoài một quốc gia và các khoản nợ phải trả của họ) của Hàn Quốc tính đến tháng 6/2022 đang là 41% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trong khi đó, khi xét với hơn 410 tỷ USD trong dự trữ ngoại hối tính tới tháng 9/2022 và tỷ lệ nợ nước ngoài ngắn hạn trên tỷ lệ dự trữ ngoại hối tương đối thấp, cho thấy điều kiện thanh khoản ngoại hối của Hàn Quốc khá “ổn định”.
Thống đốc BoK nói thêm, về nợ nước ngoài, do tỷ trọng nợ tính bằng USD của Hàn Quốc thấp hơn và tỷ trọng nợ tính bằng đồng won, tác động tiêu cực tới bảng cân đối ngân sách của Hàn Quốc do đồng USD mạnh hơn cũng sẽ được giảm bớt. Điều này cho thấy không có sự căng thẳng về tính thanh khoản trong thị trường giao dịch ngoại hối.
Ông Rhee nhấn mạnh đến khả năng phục hồi của thị trường tài chính Hàn Quốc khi thị trường chứng khoán và ngoại hối trong nước đang diễn biến bất ổn khi phải đối mặt với lo ngại gia tăng rằng xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ tích cực ở các nước lớn có thể dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu.
Đồng Won của Hàn Quốc đã mất giá đáng kể trong thời gian gần đây, đặc biệt là vào tháng 9/2022, làm dấy lên lo ngại rằng giá trị sụt giảm của đồng nội tệ có thể cản trở những nỗ lực không ngừng nghỉ của nước này để đẩy lùi lạm phát bằng cách khiến hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn.
BoK đã can thiệp vào thị trường bằng cách "bơm" ngoại tệ để chặn đà trượt giá quá mức của đồng Won trước đồng USD. Động thái này đã khiến dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc giảm với tốc độ nhanh nhất trong khoảng 14 năm vào tháng Chín vừa qua.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế chỉ ra rằng tốc độ sụt giảm dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc có thể đáng lo ngại khi cùng với việc tỷ giá đồng USD tăng vọt, thâm hụt thương mại và các yếu tố khác sẽ buộc các cơ quan chức năng sở tại phải mở kho dự trữ để ổn định thị trường tiền tệ.
Giáo sư kinh tế Kim Jung-sik của Đại học Yonsei (Hàn Quốc) cho biết: "Chúng ta không thể chắc chắn rằng đồng USD sẽ mạnh lên bao nhiêu, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu một phần đáng kể cổ phiếu của Hàn Quốc và việc họ rời đi trong bối cảnh đồng USD mạnh liên tục có thể tàn phá thị trường tiền tệ”.
Vào ngày 12/10 vừa qua, BoK thực hiện đợt tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm, đánh dấu lần tăng thứ tám kể từ tháng 8/2021, trong nỗ lực kiềm chế lạm phát.
| CSIS và Hàn Quốc cùng dự báo khả năng Triều Tiên thử tên lửa Ngày 4/10, theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, Triều Tiên dường như "đang chuẩn bị thử nghiệm để hướng tới làm chủ công nghệ" tên ... |
| Thị trường tài chính Mỹ 'chấn động' trước khả năng Fed tăng lãi suất Khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất để chống lạm phát đã tác động mạnh đến thị trường ... |
| Khủng hoảng năng lượng: Đức muốn lập tức can thiệp vào thị trường khí đốt, Mỹ tin vào giải pháp áp giá trần với dầu Nga Hãng tin Bloomberg ngày 12/9 dẫn lời một thành viên Đảng Dân chủ xã hội của Đức cho hay, Berlin đang xem xét can thiệp ... |
| Hội thảo xây dựng Đề án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế Gần 100 đại biểu, trong đó có các chuyên gia hàng đầu về đối ngoại và đào tạo, bồi dưỡng cả trong và ngoài nước ... |
| Na Uy coi trọng vai trò và tin tưởng vào năng lực của ASEAN Nhân dịp kỷ niệm 55 năm thành lập ASEAN (8/8/1967-8/8/2022), Đại sứ Na Uy tại ASEAN Kjell Tormod Pettersen và Đại sứ Na Uy tại ... |