Hội nghị COP thường niên là diễn đàn quan trọng, phát huy vai trò và tiếng nói của ngoại giao khí hậu, nhằm đưa các quốc gia thống nhất giải pháp đẩy lùi nguy cơ thảm họa môi trường. (Nguồn: COP29) |
Lập trường khác biệt
Hãy thử hình dung một cuộc họp của các nhà lãnh đạo từ nhiều quốc gia trên thế giới. Một bên là đại diện của những nước đang đối mặt nguy cơ nước biển dâng cao, đe dọa trực tiếp sự sống còn. Bên còn lại là các nước ủng hộ ngành công nghiệp gây hại lớn cho môi trường, nhưng mang lại lợi ích kinh tế khổng lồ.
Tin liên quan |
Đưa văn hoá vào hành động ứng phó với biến đổi khí hậu |
Cuộc tranh luận trở nên gay gắt khi đại biểu từ một đảo quốc nhỏ lên tiếng: “Tại sao chúng tôi phải chịu hậu quả từ nguồn ô nhiễm mà các bạn gây ra hàng thế kỷ nay?”
Đáp lại, đại diện một quốc gia công nghiệp lớn phản bác: “Chúng ta cần hợp tác, nhưng không thể yêu cầu chúng tôi gánh hết trách nhiệm”.
Không phải viễn cảnh giả định, đây là thực tế xảy ra tại các hội nghị thượng đỉnh về khí hậu hàng năm, nơi các quốc gia cùng tìm kiếm giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu, một cuộc khủng hoảng toàn cầu đòi hỏi phối hợp chung.
Tuy nhiên, quá trình này lại phơi bày những mâu thuẫn sâu sắc giữa lợi ích và trách nhiệm quốc gia đối với cộng đồng quốc tế.
Bất công và thất hứa
Ngoại giao khí hậu là việc huy động nỗ lực đa phương nhằm xây dựng phương án đối phó với biến đổi khí hậu. Thỏa thuận Paris năm 2015 được coi là cột mốc quan trọng trong việc ràng buộc gần như tất cả các quốc gia cam kết hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5°C. Đây là minh chứng rõ ràng rằng, dù tồn tại khác biệt lợi ích, các quốc gia vẫn có thể đạt được sự đồng thuận.
Tuy nhiên, đằng sau bức tranh đoàn kết đó là những mâu thuẫn ngầm. Các quốc gia đang phát triển cho rằng, họ đang chịu hậu quả nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng mà họ hầu như không góp phần tạo ra.
Một ngư dân Maldives hay một nông dân châu Phi cận Sahara, những người đang chịu cảnh nước biển dâng hoặc thời tiết khắc nghiệt, chỉ phát thải lượng carbon nhỏ so với người dân các nước giàu. Thế nhưng, họ lại chịu hậu quả nghiêm trọng nhất.
Sự bất công không dừng lại ở mức phát thải. Các quốc gia giàu có từng cam kết cung cấp 100 tỷ USD mỗi năm để hỗ trợ các nước nghèo thích ứng với biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng tái tạo. Nhưng lời hứa này phần lớn vẫn chưa thực hiện. Điều này làm gia tăng hoài nghi từ các nước đang phát triển, khiến họ cảm thấy bị bỏ rơi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Các quốc gia Nam bán cầu, vốn thiếu nguồn lực và chịu ảnh hưởng nặng nề, đang ngày càng thất vọng khi các nước giàu đặt lợi ích kinh tế của mình lên trên tinh thần hợp tác toàn cầu.
Biến đổi khí hậu gây hạn hán, thiếu hụt nước sinh hoạt và nước tưới tiêu, ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống người dân và sụt giảm sản lượng cây trồng, vật nuôi tại châu Phi. (Nguồn: The New York Times) |
Đi tìm lời giải
Dù vậy, vẫn có những tín hiệu lạc quan. Những sáng kiến như Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) hay dự án năng lượng tái tạo quốc tế chứng minh rằng việc huy động nguồn lực quốc tế là khả thi. Khi niềm tin củng cố và nguồn lực phân bổ hợp lý, ngoại giao khí hậu có thể mở ra triển vọng tươi sáng, đẩy lùi nguy cơ nhân loại đứng trước bờ vực nguy hiểm của thảm họa thiên nhiên.
Song trong lộ trình trên, ngoại giao khí hậu đang phải đối mặt và giải quyết những bất công tồn tại cố hữu. Các quốc gia giàu cần thực hiện biện pháp giảm phát thải mạnh mẽ hơn, đồng thời tôn trọng những cam kết tài chính của mình. Còn các quốc gia đang phát triển cần sử dụng hiệu quả nguồn viện trợ và công nghệ để xây dựng tương lai bền vững.
Rõ ràng, biến đổi khí hậu là thách thức chung và không quốc gia nào nằm ngoài vòng xoáy tác động này. Nhưng liệu thế giới có thể cùng nhau hành động vì mục tiêu chung, hay sẽ tiếp tục bị chia rẽ do lợi ích cục bộ?
Câu trả lời nằm ở lựa chọn của mỗi quốc gia, đưa ra quyết định cân não giữa lợi ích ngắn hạn và sự sống còn của hành tinh này.
| Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao trao quyết định bổ nhiệm lãnh đạo đơn vị và Tổng Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài Chiều 14/10, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trao quyết định bổ nhiệm lãnh ... |
| Hội nghị thượng đỉnh BRICS ra tuyên bố chung nêu loạt vấn đề nóng, từ xung đột Ukraine đến biến đổi khí hậu Ngày 23/10, tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) lần thứ 16 diễn ra ở ... |
| Biến đổi khí hậu, những phát hiện bất ngờ về tập tính di cư các loài chim Australia Ngày 28/10, các nhà nghiên cứu Australia công bố những phát hiện mới về tập tính di cư của các loài chim ở phía Nam ... |
| Trung Đông chưa yên tiếng súng, quốc tế hành động khẩn khi tình hình Syria nóng lên từng giờ Syria đang đối mặt cuộc nội chiến mới giữa lúc Dải Gaza chưa có lệnh ngừng bắn và sự yên bình tạm thời ở Lebanon ... |
| Tình hình Syria: Cựu Tổng thống al-Assad lần đầu lên tiếng kể từ khi chính quyền sụp đổ, nỗ lực thanh minh; EU mở kênh ngoại giao với phe đối lập Cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad bảo vệ thời gian nắm quyền của mình và phủ nhận đã lên kế hoạch bỏ chạy khi các ... |