TIN LIÊN QUAN | |
Mạng xã hội: Góc nhìn khuất | |
TS. Đặng Hoàng Giang: "Lăng nhục không làm xã hội tốt đẹp lên" |
Tôi đã rất choáng váng khi lướt các báo, trên mạng xã hội... người ta chỉ trích không tiếc lời. Khen chê một sự vật, một hiện tượng là quyền của mỗi người. Tuy nhiên, khen chê theo tôi nghĩ cũng cần phải có văn hóa và cần mang tính xây dựng chứ không phải vùi dập người khác để nâng mình lên. Cách dư luận đang "ném đá" người đề xuất việc cải tiến kia đang thể hiện văn hóa phản biện của dư luận đang rất có vấn đề.
PGS. TS. Bùi Hiền. (Nguồn: Vietnamnet) |
Khi ai đó đưa ra một đề xuất, thay vì chê bai, tại sao chúng ta không cùng phân tích vấn đề theo cách khoa học? Nhưng thực tế lại cho thấy điều ngược lại: Tràn lan trên mạng xã hội là những ý kiến nhìn vào đề xuất của PGS. Bùi Hiền như một cái gì đó rất kinh khủng. Số đông bắt đầu quy kết ông là “tiến sĩ giấy thời nay”, còn những ai lên tiếng bênh vực ông thì bị quy kết là đồng lõa. Chứng kiến những điều đó, tôi tự hỏi, rồi đây ai còn dám đưa ra sáng kiến?
Một câu hỏi nữa đặt ra là chúng ta được gì khi tất cả cùng lên án một người có ý kiến đóng góp, đề xuất? Dẫu cho đề xuất ấy có được ứng dụng thực tế hay không cũng cần được tôn trọng.
Chúng ta "vào hùa" chê bai tưởng chỉ là câu chuyện phiếm trên các diễn đàn nhưng thực ra đang nhen nhóm sự ích kỷ cá nhân, sự hiếu thắng, góc xấu xí trong mỗi con người. Nếu không có điểm dừng thì những tính xấu ấy phát tác, khiến chúng ta lạc đường.
Mỗi người có một quan điểm riêng. Việc nghiên cứu và đưa ra đề xuất về một bộ chữ giản lược cho tiếng Việt là một quy luật tự nhiên, cũng là quy luật phát triển bình thường của xã hội. Khi chúng ta lên án PGS. Bùi Hiền một cách quá đà, chúng ta được gì? Hay chính chúng ta đang thể hiện mình lầm lạc về phông văn hóa ứng xử?
Cải cách chữ viết tiếng Việt cần một chặng đường dài? (Nguồn: Tuổi trẻ) |
Người ta cho rằng, nghiên cứu của PGS. Bùi Hiền là vô giá trị nhưng rõ ràng sự thay đổi trong bất cứ lĩnh vực gì cũng cần một quá trình dài hơi, cần chiêm nghiệm qua thực tế và thời gian. Nếu chưa thực sự nghiên cứu kỹ về vấn đề này, chúng ta đừng vội chỉ trích bởi biết đâu chính chúng ta đang bị… hớ.
Mạng xã hội ảo nhưng thể hiện nét văn minh giữa những con người thực với nhau. Hãy tôn trọng người khác bằng những ngôn từ chuẩn mực, bởi tôn trọng người khác cũng là tôn trọng chính mình. Đề xuất của PGS. Bùi Hiền không gây ra tội ác cho ai cả, vì thế chính chúng ta đang sai khi chĩa mũi dùi vào ông một cách vô lý và thậm chí là thiếu văn hóa.
Ai cũng hiểu, để làm vừa lòng dư luận không phải dễ. Cuộc sống đổi thay không ngừng, việc đề xuất cải tiến chữ viết cũng vậy. Tuy nhiên, những phản ứng tiêu cực của dư luận đôi khi ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người trong cuộc, thậm chí có thể khiến họ gục ngã, không thể đứng lên được.
Chúng ta có quyền lên tiếng, có quyền thể hiện sự bất bình, nhưng cũng đừng tự hạ thấp chính mình.
Mạng xã hội: Góc nhìn khuất Mạng xã hội ảnh hưởng như thế nào tới cách người dân nhìn nhận vấn đề chính trị và liệu nó có lợi cho nền chính ... |
Facebook hướng tới sứ mệnh xây dựng cộng đồng Mạng xã hội Facebook không còn dừng lại ở chỗ kết nối con người mà bắt đầu hướng tới sứ mệnh xây dựng cộng đồng, ... |
Đằng sau tài liệu rò rỉ của facebook Mạng xã hội Facebook đang phải đối mặt với hàng loạt cáo buộc liên quan đến việc thiếu kiểm soát thông tin người sử dụng ... |