Một phần của quốc đảo Kiribati trên đảo Thái Bình Dương nhìn từ trên cao. (Nguồn: Reuters) |
Động thái của Mỹ đưa ra sau khi hồi tuần trước, Reuters dẫn lời quyền ủy viên cảnh sát Kiribati Eeri Ariteira cho biết, các sĩ quan Trung Quốc mặc đồng phục đang làm việc với cảnh sát của đảo quốc san hô này trong việc kiểm soát cộng đồng và một chương trình cơ sở dữ liệu tội phạm.
Tin liên quan |
Tự chủ chiến lược trong một thế giới bất định |
Theo ông Ariteira, Kiribati đã yêu cầu sự hỗ trợ của lực lượng cảnh sát Trung Quốc vào năm 2022 nhưng Bắc Kinh không có đồn cảnh sát nào hoạt động ở đảo quốc Thái Bình Dương này.
Nguồn tin từ Đại sứ quán Trung Quốc xác nhận, các sĩ quan mặc đồng phục làm việc ở Kiribati song khẳng định Bắc Kinh chưa lập đồn cảnh sát tại đây.
Khi được yêu cầu bình luận về thông tin của Reuters, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ đáp: “Chúng tôi không tin việc nhập khẩu lực lượng an ninh từ Trung Quốc sẽ giúp ích cho bất kỳ quốc đảo Thái Bình Dương nào. Thay vào đó, làm như vậy có nguy cơ gây thêm căng thẳng khu vực và quốc tế”.
Quan chức Mỹ cũng bày tỏ "quan ngại về những tác động tiềm tàng" mà các thỏa thuận an ninh và hợp tác mạng liên quan an ninh với Trung Quốc có thể gây ra với các quốc đảo Thái Bình Dương.
Bắc Kinh chưa đưa ra phản hồi về những bình luận của Washington.
Kiribati là quốc gia với 115.000 dân, có vị trí chiến lược quan trọng, không chỉ vì tương đối gần Hawaii mà còn bởi nơi đây có một trong những vùng đặc quyền kinh tế lớn nhất thế giới, bao phủ hơn 3,5 triệu km² Thái Bình Dương.
Nhật Bản đã mở một trạm theo dõi vệ tinh trên Kiribati trong khi Trung Quốc công bố kế hoạch xây dựng lại một đường băng quân sự của Mỹ trong Thế chiến II trên đảo Kanton của đảo quốc này.
Phản đối kế hoạch của Bắc Kinh và vào tháng 10/2023, Washington cam kết sẽ nâng cấp cầu cảng trên đảo Kanton, đồng thời cho biết họ muốn mở đại sứ quán ở Kiribati.
Những động thái này diễn ra khi Trung Quốc nỗ lực mở rộng hợp tác an ninh ở các quốc đảo Thái Bình Dương, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt với Mỹ.
| Quốc gia châu Âu 'sửa soạn' tăng cường hiện diện ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tàu sân bay Cavour, tàu huấn luyện Vespucci và nhiều máy bay đa năng F-35 của Italy sẽ tham gia tập trận chung với Nhật ... |
| Lạc quan về triển vọng của Việt Nam trong năm 2024 Việt Nam rất may mắn vì nằm ở khu vực được xác định là trung tâm địa chính trị, địa kinh tế mới của thế ... |
| Tìm đường tiến sâu vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, EU chọn Nhật Bản làm 'người đưa đò'? Ngày 19/2, Liên minh châu Âu (EU) quyết định khởi động tiến trình đàm phán với Nhật Bản về việc ký kết thỏa thuận hợp ... |
| Nhật Bản: Ngày càng nhiều cá voi mắc cạn trong vịnh Osaka do hiện tượng ấm lên toàn cầu Trong bối cảnh tình trạng ấm lên toàn cầu tiếp tục gia tăng, ngày càng có nhiều cá voi bị mắc cạn trong vịnh Osaka ... |
| Tổng thống Mỹ Joe Biden phớt lờ Bộ tứ: Nương theo Trung Quốc hay chỉ là ‘kế nghi binh’? Giáo sư Brahma Chellaney cho rằng, sẽ là sai lầm nếu Tổng thống Joe Biden xếp Bộ tứ (Quad) ra vùng ngoại vi hoặc biến ... |