Tình hình xung đột ở Sudan đang khiến tình trạng mất an ninh lương thực thêm trầm trọng. |
Cuộc họp diễn ra vài ngày sau khi Văn phòng phụ trách các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA) công bố Sách trắng về tình trạng mất an ninh lương thực tại Sudan trong bối cảnh cuộc xung đột đẫm máu tại quốc gia châu Phi này bước sang tháng thứ 11.
UN News đưa tin, phát biểu tại cuộc họp, quan chức cấp cao OCHA Edem Wosornu đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng tuyệt vọng mà nhiều người dân đang phải đối mặt ở Sudan.
Theo Phó Tổng giám đốc Tổ chức Nông lương LHQ (FAO) Maurizio Martina, chiến sự đã làm đứt gãy sản xuất nông nghiệp, phá hoại hệ thống cơ sở hạ tầng trọng yếu, đẩy giá lương thực tăng cao và làm gián đoạn hoạt động thương mại tại Sudan.
Quan chức LHQ cảnh báo, xung đột đang lan rộng ra các bang miền Đông Nam, nơi được coi là vựa lúa mỳ và đóng góp tới 46% sản lượng lúa mỳ của Sudan.
Tại cuộc họp, họ sẽ phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực thảm khốc trong những tháng tới.
kêu gọi các nước bên ngoài "chấm dứt ngay việc cung cấp vũ khí cho các bên ở Sudan".
Cùng ngày, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry và người đồng cấp Pháp Stéphane Séjourné cũng đã có cuộc điện đào thảo luận về những diễn biến mới nhất trong khu vực, trong đó có tình hình Sudan.
Ahram Online đưa tin, trong cuộc điện đàm, Ngoại trưởng Pháp Séjourné đã thông báo ngắn gọn cho ông Shoukry về những nỗ lực của Paris nhằm huy động viện trợ nhân đạo để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Sudan.
Về phần mình, ông Shoukry nêu bật nỗ lực của Ai Cập trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở quốc gia láng giềng Sudan cũng như đạt được lệnh ngừng bắn càng sớm càng tốt.
Xung đột giữa Các Lực lượng vũ trang Sudan và nhóm bán quân sự Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bắt đầu nổ ra từ ngày 15/4/2023. Ước tính gần đây của OCHA cho thấy, hơn 13.000 người đã thiệt mạng kể từ khi xung đột bùng phát.
Gần 25 triệu người dân Sudan, tương đương 50% dân số của quốc gia Đông Bắc Phi này, cần được viện trợ. Khoảng 8 triệu người đã buộc phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.