Hệ thống tài chính Hong Kong trước những rủi ro toàn cầu. (Nguồn: Asia Times) |
Với tư cách là một trung tâm tài chính quốc tế sở hữu một hệ thống tài chính khổng lồ, cùng với mức độ tham gia cao của nguồn vốn quốc tế, Hong Kong được xem là điểm giao thoa các nguồn vốn từ Trung Quốc và từ nước ngoài, kết nối thị trường nội địa và quốc tế. Điều này cũng có nghĩa là an ninh kinh tế của Hong Kong đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường kinh tế và chính trị bên ngoài.
Các yếu tố rủi ro
Hong Kong là một nền kinh tế hoàn toàn mở. Ngành dịch vụ tài chính là trụ cột của nền kinh tế Hong Kong, chiếm tỉ trọng hơn 23% GDP. Theo Cơ quan Tiền tệ Hong Kong (HKMA), lĩnh vực ngân hàng đạt giá trị tổng tài sản 26 nghìn tỷ HKD và lĩnh vực quản lý tài sản đạt 29 nghìn tỷ HKD, tương đương gấp khoảng 10 lần GDP của Hong Kong.
Hiện tại, Hong Kong đang phải đối mặt với môi trường tài chính bên ngoài phức tạp, thay đổi liên tục và đầy thách thức. Chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa đơn phương đang gia tăng và các chính sách tiền tệ khá mềm mỏng đã làm gia tăng sự biến động trong các nền kinh tế và thị trường tài chính.
Chu kỳ nợ toàn cầu sẽ dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao hơn, giảm chi tiêu và đầu tư của người tiêu dùng, với những hậu quả tài chính có thể gây nguy hiểm cho an ninh tài chính của Hong Kong.
An ninh tiền tệ và dòng vốn tự do là chìa khóa cho an ninh tài chính của Hong Kong. Là trung tâm giao dịch bằng đồng nhân dân tệ lớn nhất thế giới và dự trữ ngoại hối hơn 440 tỷ USD, điều này cung cấp nền tảng hỗ trợ vững chắc cho tỷ giá tiền tệ của Hong Kong với đồng đô la Mỹ. Một hệ thống tiền tệ an toàn, cởi mở và thanh khoản có thể tạo nên môi trường kinh doanh và điều kiện đầu tư ổn định, đáng tin cậy cho người dân trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, khi các ngân hàng trung ương tăng lãi suất để đối phó với lạm phát gia tăng, cú sốc đô la Mỹ chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ của Hong Kong. Trong ngắn hạn, việc Fed tăng lãi suất sẽ làm suy yếu đồng đô la Hong Kong so với đồng đô la Mỹ. Lãi suất trên thị trường Hong Kong sẽ tăng do tỷ giá hối đoái được cố định bắt buộc Hong Kong phải tuân theo chính sách tiền tệ của Mỹ. Dòng vốn chảy ra sẽ dẫn đến áp lực gia tăng đối với thị trường tài chính và bất động sản Hong Kong.
Trong một cuộc khủng hoảng tiền tệ nghiêm trọng, đặc trưng bởi dòng vốn quốc tế ồ ạt và việc các nhà đầu tư quốc tế bán tài sản bằng đô la Hong Kong một cách hoảng loạn, an ninh tài chính của Hong Kong sẽ bị tổn hại.
Trong một cuộc xung đột như vậy, HSBC (ngân hàng của Anh), với tư cách là nhà phát hành tiền tệ giống như ngân hàng trung ương, sẽ trở thành nguồn rủi ro hệ thống chính. Bởi vì việc quản lý và giám sát pháp lý của ngân hàng này đến từ bên ngoài Hong Kong.
Duy trì một hệ thống bù trừ thanh toán mở và toàn cầu hóa là rất quan trọng đối với an ninh tài chính. Hiện tại, Hong Kong vận hành một mạng lưới thanh toán và quyết toán toàn cầu với ngân hàng HSBC làm cốt lõi. Đó cũng là điểm nút cho thị trường vốn khổng lồ của Trung Quốc và cho một lượng lớn vốn vào hệ thống thanh toán và bù trừ bằng đô la Mỹ.
Trong trường hợp cực đoan do tình hình địa chính trị xấu đi và thị trường quốc tế bị phong tỏa, an ninh tiền tệ của Hong Kong sẽ phải đối mặt với thách thức về dự trữ ngoại hối bị đóng băng, hạn chế đầu tư và tài trợ quốc tế, cắt đứt khả năng tiếp cận thị trường đô la Mỹ, cũng như hệ thống tỷ giá hối đoái cố định có thể sụp đổ. Bên cạnh, đó, quyền tiếp cận đối với hệ thống thanh toán và quyết toán toàn cầu cũng bị hạn chế đáng kể.
Trong tình huống này, một tổ chức tài chính toàn cầu như HSBC có lẽ sẽ có nhiều nguồn lực mạng lưới hơn để giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, với việc tập trung kinh doanh ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, bao gồm cả Trung Quốc, HSBC sẽ khó có thể lách lệnh trừng phạt một cách hiệu quả.
Ngoài ra, HSBC hiện là ngân hàng thanh toán bù trừ đô la Mỹ duy nhất tại Hong Kong. Trong trường hợp xảy ra một sự kiện địa chính trị lớn, kéo theo đó là việc các hoạt động thanh toán bù trừ bị động hoặc chủ động đóng cửa, vai trò chủ chốt của Hong Kong trong việc liên kết vốn trong và ngoài nước sẽ mất đi chỉ sau một đêm.
Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro
Một biện pháp quan trọng là chuyển hoạt động kinh doanh châu Á của Ngân hàng Hong Kong và Thượng Hải thành một thực thể mới do Hong Kong quản lý thay vì liên quan đến yếu tố nước ngoài.
HSBC đang kiểm soát một nửa thị trường ngân hàng bán lẻ ở Hong Kong và là nhà phát hành tiền tệ lớn nhất ở Hong Kong, với khoảng 60% tổng số tiền Hong Kong đang lưu hành. Bên cạnh đó, HSBC cũng tham giá quản lý thu-chi của chính phủ Hong Kong từ Kho bạc và quỹ hối đoái. Lương của công chức, giáo viên và nhân viên y tế Hong Kong cũng được trả từ tài khoản của HSBC.
Hong Kong có một hệ sinh thái tài chính phong phú, với hơn 70% ngân hàng và các công ty quản lí tài sản hàng đầu thế giới có mặt tại Hong Kong. Hong Kong nên tối ưu hóa cơ chế quản lý đối với một số lượng lớn các tổ chức tài chính có liên quan đến nước ngoài, như một biện pháp bảo vệ thể chế để duy trì an ninh tài chính.
HSBC là một rủi ro tiềm ẩn đáng kể đối với quy định tài chính của Hong Kong vì cơ sở quản lý và điều tiết của ngân hàng này ở nước ngoài khiến ngân hàng này phải chịu sự chi phối của đồng Đô la Mỹ. Hiện tại, ảnh hưởng pháp lý mà chính phủ Hong Kong có thể gây ra đối với HSBC là tương đối hạn chế.
Trong đại dịch năm 2020, khi Cơ quan Dịch vụ Tài chính Vương quốc Anh buộc HSBC hủy cổ tức trong năm để duy trì tính thanh khoản ở Vương quốc Anh, HSBC đã phải tuân thủ mà không quan tâm đến quan điểm hoặc thái độ của chính quyền Hong Kong, hoặc lợi ích của những các nhà đầu tư vừa và nhỏ. Việc hủy bỏ cổ tức này đã gây ra một sự náo động vào thời điểm đó, với hàng ngàn nhà đầu tư nhỏ lẻ đã biểu tình trước trụ sở chính của HSBC ở Hong Kong.
Giải pháp lý tưởng là HSBC nên tách hoạt động kinh doanh tại châu Á của mình và niêm yết tại Hong Kong với tư cách là một pháp nhân độc lập, để tránh những xung đột nêu trên. Nó có thể thích ứng tốt hơn với môi trường pháp lý và quy định ở Hong Kong và đón nhận các cơ hội phát triển mới một cách chủ động hơn.
Trong tương lai, Hong Kong và Trung Quốc Đại lục có thể phối hợp tốt hơn trong việc giám sát và quản lý tài chính. Hai bên nên thống nhất đưa ra một hệ thống giám sát xuyên suốt thị trường, và phát triển các kế hoạch dự phòng để chống lại tác động của bất ổn thị trường quốc tế.
| Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho rằng, chủ nghĩa đa phương là con đường duy nhất để giải quyết các thách thức toàn cầu. |
| Trung Quốc yêu cầu Canada không ‘bình luận vô trách nhiệm’ liên quan đến Hong Kong Trong một tuyên bố được đưa ra vào ngày 1/7 - dịp kỷ niệm 25 năm Đặc khu hành chính Hong Kong quay trở về ... |