Ngày 19-20/6/2023 tại New York, Hội nghị Liên chính phủ của Liên hợp quốc chính thức thông qua Hiệp định BBNJ. (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc) |
Hiệp định BBNJ hứa hẹn mở ra những cánh cửa cơ hội mới cho hợp tác quốc tế trong những lĩnh vực đòi hỏi năng lực khoa học-công nghệ cao.
Dấu mốc lịch sử
Giống như hai hiệp định thực thi trong khuôn khổ UNCLOS 1982 (Hiệp định về thực thi Phần XI UNCLOS 1982 về Vùng năm 1994 và Hiệp định về bảo tồn đàn cá di cư xa hoặc lưỡng cư năm 1995), BBNJ thể hiện sự nối tiếp và làm rõ ràng hơn UNCLOS 1982 – vốn được xem là “Hiến pháp của biển và đại dương” và khuôn khổ pháp lý quan trọng nhất điều chỉnh tất cả các hoạt động liên quan đến biển.
Việc hoàn thành quá trình đàm phán và mở ký Hiệp định BBNJ được xem là một thắng lợi lớn lao của nỗ lực ngoại giao đa phương, đánh dấu một bước tiến, một dấu mốc lịch sử, mở ra động lực mới cho hợp tác quốc tế.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh, quá trình đàm phán và thông qua BBNJ thể hiện sức mạnh của chủ nghĩa đa phương, được xây dựng trên tinh thần của Công ước UNCLOS 1982, thể hiện cam kết giải quyết các thach thức toàn cầu và đảm bảo sự bền vững tại các khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đánh giá, Hiệp định BBNJ củng cố hơn nữa UNCLOS 1982 và là một dấu mốc mới trong sự phát triển của luật pháp quốc tế và góp phần thực hiện Thập kỷ Liên hợp quốc về khoa học biển phục vụ phát triển bền vững cùng nhiều mục tiêu phát triển bền vững khác. Kết quả đạt được sau hơn 20 năm đàm phán, thương lượng thể hiện nỗ lực tập thể, các bên đã thu hẹp khác biệt để có thể cùng đối phó với nhiều thách thức toàn cầu chung hiện nay.
Tính từ thời điểm mở ký đến nay, có 82 quốc gia thành viên và Liên minh Châu Âu (EU) đã sớm ký kết Hiệp định, một lần nữa cho thấy sự đón nhận và ủng hộ tích cực của cộng đồng quốc tế đối với Hiệp định BBNJ.
Mở ra cánh cửa mới cho hợp tác
Bên cạnh đó, là Hiệp định thực thi thứ ba trong khuôn khổ UNCLOS, BBNJ có vai trò bổ sung và tiếp tục góp phần vào việc thực thi hiệu quả UNCLOS 1982 trong thúc đẩy quản trị hiệu quả đại dương, bảo tồn và sử dụng bền vững các tài nguyên và đa dạng sinh học biển tại các vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang và đoàn liên ngành Việt Nam tham dự Hội nghị Liên chính phủ của Liên hợp quốc về Hiệp định BBNJ tháng 6/2023. (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc) |
BBNJ hứa hẹn mở ra những cánh cửa cơ hội mới cho hợp tác quốc tế trong những lĩnh vực đòi hỏi năng lực khoa học-công nghệ cao như nguồn gene biển, công cụ quản lý vùng, đánh giá tác động môi trường biển, xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ biển.
Một điểm đáng ghi nhận trong BBNJ đó là Hiệp định đưa ra nhiều điều khoản liên quan đến các quốc gia đang phát triển, kém phát triển hoặc không có lợi thế về địa lý; trong đó có những cơ chế liên quan đến nâng cao năng lực và chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển.
Là một quốc gia có biển, Việt Nam đã tích cực tham gia vào quá trình đàm phán BBNJ ngay từ những ngày đầu tiên; đưa ra các đề xuất, đóng góp thực chất và cũng là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia ký kết BBNJ ngay ngày đầu tiên Hiệp định được mở ký.
Điều này không chỉ thể hiện tinh thần “thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế” mà còn minh chứng cho thấy đường lối đối ngoại đa phương tích cực của Việt Nam trong “chủ động đóng góp xây dựng, định hình luật chơi chung”, từ đó góp phần vào xây dựng và củng cố trật tự pháp lý trên biển, đảm bảo phát triển bền vững cho các quốc gia và thế hệ tương lai.
"Việt Nam mong muốn 'trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an toàn… tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương'”, theo Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về Hiệp định BBNJ, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh, với chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta về biển cũng như về hội nhập quốc tế, với phương châm “chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng”, “là bạn, là đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”, chúng ta sẽ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động trên vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia, trong khu vực Đông Nam Á, cũng như những khu vực khác trên thế giới. |
| Việt Nam khẳng định tuân thủ luật pháp quốc tế là trách nhiệm của tất cả các quốc gia để xây dựng lòng tin, vì hoà bình và phát triển Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhận định, trong bối cảnh thế giới hiện nay, việc thực hiện pháp quyền ở mọi cấp độ là rất ... |
| ASEAN, Trung Quốc đạt được bước tiến mới trong đàm phán COC tại Biển Đông ASEAN và Trung Quốc nhất trí đẩy nhanh các cuộc tham vấn COC tại Biển Đông, phấn đấu sớm đạt được một COC hiệu quả, ... |
| Lòng tin chiến lược và cơ chế, luật pháp quốc tế Xung đột có xu hướng gia tăng. Các điểm nóng tiềm ẩn ở nhiều khu vực. Mâu thuẫn giữa Mỹ với Trung Quốc và Nga ... |
| Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ) Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ) ... |
| Hiệp định BBNJ - bước tiến mới của luật pháp quốc tế và triển vọng trong tương lai (phần I) Hiệp định BBNJ hướng tới mục tiêu đảm bảo bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển cho hiện tại và ... |