Hiệp định đầu tư EU-Trung Quốc: Còn nước còn tát?

Mai Ly
Sau các hành động trả đũa lẫn nhau, các quan chức Trung Quốc đã tiến hành đối thoại thường xuyên với các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) nhằm tìm cách giữ ổn định quan hệ hai bên.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hiệp định đầu tư EU-Trung Quốc: Còn nước còn tát?
Hiệp định Đầu tư Toàn diện Trung Quốc-EU (CAI) dự kiến sẽ chính thức được phê chuẩn vào năm 2022, nhưng cuộc tranh cãi này đẩy thỏa thuận EU-Trung Quốc rơi vào tình trạng không chắc chắn. (Nguồn: SCMP)

EP bất ngờ cứng rắn

Nghị viện châu Âu (EP) đã bỏ phiếu với kết quả áp đảo tán thành việc dừng xem xét thông qua Hiệp định Đầu tư Toàn diện Trung Quốc-EU (CAI) và yêu cầu Bắc Kinh dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt mang tính trả đũa mà nước này đã áp đặt đối với các quan chức, nhà ngoại giao, học giả và nhà nghiên cứu của EU.

Lập trường cứng rắn bất ngờ của EU đối với Trung Quốc đã đưa mối quan hệ Trung Quốc-châu Âu vốn không ổn định gần đây xuống mức thấp.

Hiện có nhiều mối quan tâm liên quan đến việc liệu đây có phải là sự chấm dứt cho CAI hay liệu có hy vọng cho sự phục hồi của thỏa thuận này hay không?

CAI là kết quả của 7 năm đàm phán và các cuộc đàm phán cuối cùng đã kết thúc vào tháng 12/2020. Ở Trung Quốc, thỏa thuận này từng được coi là một "thắng lợi ngoại giao", ngăn châu Âu nghiêng về phía Mỹ.

Nhưng với sự thay đổi nhà lãnh đạo ở Nhà Trắng và Tổng thống Mỹ Joe Biden gây sức ép mạnh mẽ với Trung Quốc, EU đã đi đầu trong việc đưa ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào 4 quan chức và một tổ chức của Trung Quốc liên quan đến vấn đề Tân Cương. Để trả đũa, Bắc Kinh đã trừng phạt 10 cá nhân và 4 tổ chức của EU.

CAI dự kiến sẽ chính thức được phê chuẩn vào năm sau, nhưng cuộc tranh cãi này đẩy thỏa thuận rơi vào tình trạng không chắc chắn.

Bắc Kinh chưa từ bỏ

Trong bối cảnh đối đầu chiến lược đang gia tăng mạnh mẽ giữa Trung Quốc và Mỹ, địa chính trị trong quan hệ Trung Quốc-EU trở nên ngày càng có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước châu Á. Bắc Kinh đã hy vọng sử dụng thỏa thuận đầu tư này để thắt chặt quan hệ kinh tế với châu Âu nhằm làm suy yếu liên minh xuyên Đại Tây Dương truyền thống giữa Mỹ và châu Âu.

Còn giữa cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung, châu Âu cũng là một nguồn cung cấp công nghệ tiên tiến quan trọng cho Trung Quốc. Hiện 40% sản phẩm công nghệ cao của quốc gia châu Á dựa vào châu Âu. CAI có thể góp phần tăng cường tính cạnh tranh và tự chủ về công nghệ của Trung Quốc.

Tin liên quan
Kiên trì Hiệp định đầu tư với Trung Quốc, bà Merkel Kiên trì Hiệp định đầu tư với Trung Quốc, bà Merkel 'nhận quả đắng'?

Sau các hành động trả đũa giữa hai bên, các quan chức Trung Quốc đã tiến hành các cuộc đối thoại thường xuyên với các nhà lãnh đạo EU nhằm tìm cách giữ ổn định quan hệ hai bên.

Hai ngày trước khi EP "đóng băng" CAI, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Italy Mario Draghi. Ông Lý Khắc Cường khẳng định Bắc Kinh rất coi trọng mối quan hệ với EU và hy vọng hai bên có thể giải quyết những bất đồng thông qua đối thoại dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau để thúc đẩy việc phê chuẩn CAI.

Mặc dù không thể lật ngược được tình thế, nhưng giọng điệu hiện nay của Trung Quốc đối với châu Âu không quá cứng rắn.

Tham dự Hội nghị An ninh Munich dưới hình thức trực tuyến từ Bắc Kinh ngày 25/5, Ủy viên Quốc vụ kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị có phát biểu lần đầu tiên sau khi CAI bị "đóng băng".

Ông nhấn mạnh Trung Quốc coi EU là một đối tác chứ không phải đối thủ và hợp tác là đường hướng và chủ đề chung của quan hệ song phương.

Điều này báo hiệu rằng Trung Quốc chưa từ bỏ việc cứu vãn quan hệ EU-Trung Quốc.

Ông Vương Nghị cũng nhấn mạnh rằng, CAI không chỉ mang lại lợi ích cho một phía, và việc tạo ra sự đối lập về chính trị và tách biệt về kinh tế giữa Trung Quốc và châu Âu không nằm trong lợi ích của châu Âu và cũng không thể tồn tại lâu dài.

Tại Hội nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc đã không che giấu sự thất vọng của mình đối với EU. Ông cho biết chưa bao giờ có ý nghĩ rằng EU sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc và Bắc Kinh đã rất bất ngờ khi Brussels áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào các quan chức nước này vì vấn đề Tân Cương.

Những lời bình luận của ông Vương cho thấy, hiện nay, Trung Quốc vẫn đang thể hiện thiện chí đối với EU và duy trì sự kiên nhẫn chiến lược nhằm đảm bảo cánh cửa để mở cho việc thực hiện thỏa thuận đầu tư này.

Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất là EP sẽ chỉ tái khởi động tiến trình phê chuẩn CAI nếu Bắc Kinh dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt. Và vì điều này liên quan đến vấn đề chủ quyền và an ninh của Trung Quốc - vốn là những vấn đề không thể thỏa hiệp nên cả hai bên hầu như không có không gian đàm phán.

Ngày 21/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên đã chỉ trích EU "can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc" và tuyên bố rằng quyết định của Bắc Kinh trừng phạt các quan chức của EU là "một phản ứng cần thiết và hợp pháp trước những động thái của EU áp đặt các biện pháp trừng phạt và tìm cách đối đầu".

Điều này một lần nữa cho thấy không có khả năng Trung Quốc sẽ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với EU.

Trung Quốc: EU đã đưa ra quyết định sai lầm trong việc trừng phạt Bắc Kinh

Trung Quốc: EU đã đưa ra quyết định sai lầm trong việc trừng phạt Bắc Kinh

CAI chưa chắc sẽ "chết yểu"

Tuy nhiên, vì việc EP "đóng băng" thỏa thuận đầu tư này không có tác dụng về mặt pháp lý, nên EU vẫn chưa ủng hộ quyết định đó. Bất chấp tình trạng không chắc chắn này, điều có không có nghĩa là CAI sẽ "chết yểu".

Mặc dù việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc và "đóng băng" thỏa thuận đầu tư là cử chỉ mang tính biểu tượng, nhưng EU cũng biết rằng những hành động này không có tác động thực chất.

Một Hội nghị giữa EU-Trung Quốc đàm phán Hiệp định CAI ngày 9/4/2019. (Nguồn: Tân Hoa xã)
Một hội nghị đàm phán Hiệp định CAI giữa EU-Trung Quốc, ngày 9/4/2019. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Đồng thời, nếu CAI sụp đổ, EU sẽ mất đi thị trường Trung Quốc, những lợi ích kinh tế của khối, cơ hội để bảo vệ tốt hơn dòng vốn đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ của EU ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Đây cũng sẽ là một thử thách đặt ra khi châu Âu lựa chọn giữa việc có thể tách biệt chính trị với kinh tế khi giao thiệp với Bắc Kinh hay không.

Thỏa thuận đầu tư này dường như cũng đem lại nhiều lợi ích cho các nước lớn của EU như Đức, Pháp và Italy. Sự phân chia lợi ích không đồng đều dẫn đến sự khác nhau trong đánh giá của các nước về CAI.

Một số nhà phân tích dự đoán rằng các nước thiếu thiện chí với Trung Quốc như ba nước Baltic và Cộng hòa Czech có khả năng gây trở ngại cho thỏa thuận đầu tư này.

Với chính sách EU của Trung Quốc vẫn không thay đổi, tiến trình phê chuẩn CAI có thể được tái khởi động hay không sẽ phụ thuộc vào việc liệu những lợi ích và quan điểm bên trong EU có thể được hợp nhất một cách hiệu quả hay không.

"Ánh sáng ở cuối đường hầm" sẽ xuất hiện nếu Trung Quốc và EU có thể tìm ra cách thức để tách biệt các biện pháp trừng phạt mang tính chính trị khỏi thỏa thuận đầu tư này.

TIN LIÊN QUAN
Hơn 30 năm kể từ vụ cấm vận vũ khí, EU quyết định trừng phạt Trung Quốc, gồm những đối tượng nào?
Thượng đỉnh Bộ tứ sẽ chĩa mũi nhọn vào Trung Quốc?
Trung Quốc hối thúc EU sớm hoàn tất Hiệp định đầu tư song phương
Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (18-24/12): Giá vàng trở lại đỉnh cao, Anh-EU nhất trí thỏa thuận lịch sử. Trung Quốc mở cửa thị trường 'nịnh' EU
(theo Think China)

Xem nhiều

Đọc thêm

Doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ bán dẫn

Doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ bán dẫn

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, phát triển quan hệ với Hàn Quốc là ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại của Việt Nam.
Tin thế giới 5/8: Campuchia khởi công dự án kênh đào Funan Techo, Israel cân nhắc tấn công phủ đầu Iran, Nga cảnh báo đáp trả phương Tây bằng hạt nhân

Tin thế giới 5/8: Campuchia khởi công dự án kênh đào Funan Techo, Israel cân nhắc tấn công phủ đầu Iran, Nga cảnh báo đáp trả phương Tây bằng hạt nhân

Ứng viên Harris chọn 'phó tướng', Iran dọa 'thanh trừng' Thủ tướng Israel, Bangladesh thành lập chính phủ lâm thời, phi công New Zealand bị bắn ở Indonesia...
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba

Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, dù trên bất kỳ cương vị nào, Đại sứ Hùng Ba sẽ tiếp tục đóng góp cho quan hệ hai nước phát triển ổn ...
Costa Rica quyết định công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường

Costa Rica quyết định công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường

Ngày 5/8, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ tiếp và làm việc với Bộ trưởng Ngoại thương Cộng hòa Costa Rica Manuel Tovar.
Thủ tướng Bangladesh từ chức, quân đội nắm quyền thành lập chính phủ lâm thời, tung tích hiện tại của nữ lãnh đạo?

Thủ tướng Bangladesh từ chức, quân đội nắm quyền thành lập chính phủ lâm thời, tung tích hiện tại của nữ lãnh đạo?

Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina đã từ chức và rời khỏi đất nước, trong bối cảnh biểu tình rầm rộ biến thành bạo lực đang diễn ra tại nước này.
Chuyển nhượng cầu thủ MU: Barca chào bán De Jong, Sancho vui khi trở lại, gia hạn Amad Diallo và Kobbie Mainoo

Chuyển nhượng cầu thủ MU: Barca chào bán De Jong, Sancho vui khi trở lại, gia hạn Amad Diallo và Kobbie Mainoo

Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật thông tin chuyển nhượng cầu thủ MU diễn ra trong những giờ qua.
Những điểm mới, nổi bật của Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Đất đai

Những điểm mới, nổi bật của Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Đất đai

Thứ trưởng Bộ Xây dựng chia sẻ về những điểm mới trong các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Đất đai.
Nợ thuế thu nhập cá nhân: Người nộp thuế cần ủy quyền quyết toán thế nào? Tra cứu thông tin quyết toán cách nào? Ứng dụng eTax Mobile là gì?

Nợ thuế thu nhập cá nhân: Người nộp thuế cần ủy quyền quyết toán thế nào? Tra cứu thông tin quyết toán cách nào? Ứng dụng eTax Mobile là gì?

Nợ thuế thu nhập cá nhân: Người nộp thuế cần Ủy quyền quyết toán cho đơn vị làm việc thế nào? Tra cứu thông tin quyết toán thế TNCN cách nào?...
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2024: Cải cách chính sách tiền lương về cơ bản không làm tăng giá

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2024: Cải cách chính sách tiền lương về cơ bản không làm tăng giá

Chiều 5/8, họp báo Chính phủ cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2024 đã diễn ra tại Hà Nội.
Giá cà phê hôm nay 5/8/2024: Giá cà phê robusta 'ngừng rơi', giá trong nước lên cao gấp đôi, thị trường'nhạy cảm' với thông tin nguồn cung

Giá cà phê hôm nay 5/8/2024: Giá cà phê robusta 'ngừng rơi', giá trong nước lên cao gấp đôi, thị trường'nhạy cảm' với thông tin nguồn cung

Giá cà phê hôm nay 5/8/2024: Giá cà phê robusta 'ngừng rơi', giá trong nước lên cao gấp đôi, thị trường'nhạy cảm' với thông tin nguồn cung...
Giá xăng dầu hôm nay 5/8: Tình hình Trung Đông tiếp tục phủ bóng giá dầu

Giá xăng dầu hôm nay 5/8: Tình hình Trung Đông tiếp tục phủ bóng giá dầu

Giá xăng dầu hôm nay 5/8, tuần này tình hình xung đột ở Trung Đông sẽ tiếp tục là điểm nhấn hỗ trợ giá dầu tăng hoặc đẩy giá dầu trượt dốc.
Kinh tế Việt Nam: Thời khắc mong đợi đã tới, giữ vững '3 chân kiềng kinh tế', lấy lại hào quang

Kinh tế Việt Nam: Thời khắc mong đợi đã tới, giữ vững '3 chân kiềng kinh tế', lấy lại hào quang

Lâu rồi, nền kinh tế Việt Nam chưa có cú hích mạnh mẽ nào và thời khắc được mong đợi đó cuối cùng cũng đã tới...
Bất động sản mới nhất: Nghịch lý thị trường, vừa thiếu vừa thừa; lý do ‘sóng’ đầu tư đang đổ dồn về nhiều địa phương

Bất động sản mới nhất: Nghịch lý thị trường, vừa thiếu vừa thừa; lý do ‘sóng’ đầu tư đang đổ dồn về nhiều địa phương

Thị trường các tỉnh, thành đang hút dòng vốn đầu tư, rút ngắn thời gian cấp sổ đỏ lần đầu từ 1/8… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Tâm lý chờ đợi sắp được tháo bỏ, căn hộ phía Tây Hà Nội ‘chiếm sóng’, giá đất TP.HCM tăng bao nhiêu sau điều chỉnh?

Bất động sản mới nhất: Tâm lý chờ đợi sắp được tháo bỏ, căn hộ phía Tây Hà Nội ‘chiếm sóng’, giá đất TP.HCM tăng bao nhiêu sau điều chỉnh?

Thị trường tốt dần lên; bảng giá đất điều chỉnh TP.HCM chỉ bằng khoảng 70% giá thị trường… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
4 quy định về kiểm kê đất đai theo Luật Đất đai 2024

4 quy định về kiểm kê đất đai theo Luật Đất đai 2024

Bài viết dưới đây là các quy định về kiểm kê đất đai được quy định tại Luật Đất đai 2024 như nguyên tắc kiểm kê đất đai; phạm vi, đối tượng kiểm kê đất ...
Bất động sản mới nhất: Niềm tin dần trở lại, dòng tiền sẽ ‘rẽ’ đến sản phẩm ‘sẵn sàng’ giao dịch, sắp điều chỉnh giá đất tại TPHCM

Bất động sản mới nhất: Niềm tin dần trở lại, dòng tiền sẽ ‘rẽ’ đến sản phẩm ‘sẵn sàng’ giao dịch, sắp điều chỉnh giá đất tại TPHCM

Niềm tin đối với thị trường địa ốc Việt Nam đang dần trở lại, sắp điều chỉnh giá đất tại TPHCM… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường ấm lên từng ngày, định lại giá đất hơn 60 dự án, quy định mới về mua bán đất nền

Bất động sản mới nhất: Thị trường ấm lên từng ngày, định lại giá đất hơn 60 dự án, quy định mới về mua bán đất nền

Lượng giao dịch tăng hơn 10%, Khánh Hòa định lại giá đất 60 dự án, quy định mới về mua bán đất nền dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Cần một chữ ‘thông’ để thị trường ‘đổi sắc’; đề xuất phạt tới 1 tỷ đồng nếu không công khai dự án ‘cắm’ ngân hàng

Bất động sản mới nhất: Cần một chữ ‘thông’ để thị trường ‘đổi sắc’; đề xuất phạt tới 1 tỷ đồng nếu không công khai dự án ‘cắm’ ngân hàng

Ba Luật mới sẽ gỡ 'nút thắt' cho thị trường, Hà Nội đồng ý tiếp tục thực hiện Khu đô thị Thanh Hà A, B… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 5/8: Yen Nhật tăng trở lại, nhà đầu tư bán USD nhiều hơn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 5/8: Yen Nhật tăng trở lại, nhà đầu tư bán USD nhiều hơn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 5/8 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ, sau khi một loạt dữ liệu kinh tế Mỹ được công bố.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/8: Lý do USD đi lên sau khi bị bán tháo

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/8: Lý do USD đi lên sau khi bị bán tháo

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/8 ghi nhận đồng USD đi lên khi căng thẳng địa chính trị gia tăng.
Tối ưu hóa hiệu quả tài chính trên BIZ MBBank

Tối ưu hóa hiệu quả tài chính trên BIZ MBBank

Thông qua MB Bank, doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể tối ưu hóa hiệu quả tài chính thông qua giao dịch online trên BIZ MBBank – nền tảng dịch vụ tài chính ngân hàng ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/8: Yen Nhật vụt tăng, USD đi lùi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/8: Yen Nhật vụt tăng, USD đi lùi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/8 ghi nhận đồng Yen Nhật đạt mức cao nhất trong 4 tháng so với đồng USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/7: USD đi xuống, Yen Nhật tăng giá chỉ là tạm thời?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/7: USD đi xuống, Yen Nhật tăng giá chỉ là tạm thời?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/7 ghi nhận đồng Yen tăng giá khi có nguồn tin cho biết, BOJ đang cân nhắc tăng lãi suất lên 0,25%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/7: USD tăng nhờ loạt sự kiện của các ngân hàng trung ương

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/7: USD tăng nhờ loạt sự kiện của các ngân hàng trung ương

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/7 ghi nhận USD tăng nhẹ trở lại khi các nhà giao dịch chuẩn bị cho một loạt các sự kiện trên thị trường.
Phiên bản di động