'Hiệp định Geneva là thắng lợi lớn của đất nước chúng ta'

Nguyệt Hà - Hồng Phúc
(ghi)
Kể về người cha của mình - Đại tá Hà Văn Lâu, bà Hà Thị Diệu Hồng cho biết: "Ba tôi thường căn dặn con cháu lúc nào mình cũng phải giữ bình tĩnh, tim phải nóng để mình thấy vững vàng và đầu phải lạnh để mình được sáng suốt quyết định cho đúng đắn".
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Ngày ký Hiệp định Geneva, Báo Thế giới và Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Phạm Sơn Dương (con trai của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng) và bà Hà Thị Diệu Hồng (con gái của cố Đại tá Hà Văn Lâu) về Hiệp định Geneva và những cảm xúc khi nghĩ về người cha của mình.

Thiếu tướng Phạm Sơn Dương (con trai cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng): May mắn có một người cha có đạo đức, lối sống giản dị

Bà Hà Thị Diệu Hồng
Thiếu tướng Phạm Sơn Dương rất tự hào về người cha của mình - cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. (Ảnh: Nguyệt Anh)

Sau Hội nghị Geneva, miền Bắc mới có thời gian, tiềm lực để xây dựng và phát triển kinh tế. Thực chất, đó là một giai đoạn lịch sử. Chúng ta thắng được không phải nhờ sự giúp đỡ vũ khí của nước ngoài mà bằng khả năng kinh tế và ngoại giao trong chiến tranh, quan trọng nhất là hậu cần. Hậu cần là nòng cốt để xây dựng đất nước vững mạnh, bảo vệ tổ quốc một cách vững chắc. Ngay từ thời kỳ đầu, Ba tôi khi đó là Phó Thủ tướng, đã rất quan tâm vấn đề xây dựng kinh tế rồi. Đó chính là nền móng, nhờ có sự đặt nền móng lúc đó nên mới thuận lợi.

Điều quan trọng nhất là miền Bắc giành được độc lập, nhờ giành được độc lập mới có thể tập trung để phát triển kinh tế và nhờ phát triển kinh tế mình mới đủ sức giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đó là nền móng quan trọng trong việc xây dựng kinh tế sau này.

Tôi có may mắn được sống cùng Ba - cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Bác Hồ trong Phủ Chủ tịch nên được Ba kể cho nghe những câu chuyện về Bác Hồ kính yêu, trong đó có câu chuyện về bài học ngoại giao tại Hội nghị Geneva. Ba nói với tôi, Bác Hồ là người chín chắn, giàu kinh nghiệm, Bác đã dự đoán, Việt Nam tham dự Hội nghị Geneva sẽ gặp những áp lực rất lớn, mặc dù chiến thắng Điện Biên Phủ và sự chuyển hoá trong Chính phủ và Quốc hội Pháp là cơ hội thuận lợi cho ta, nhưng khó khăn lớn nhất là sự can thiệp của các nước lớn vào Hội nghị.

Chủ trương của Đảng và Bác Hồ là vừa đánh vừa đàm phán để kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam, Hiệp định Geneva là một giải pháp đồng bộ về chính trị và quân sự để thực hiện mục tiêu đó. Bác căn dặn Ba tôi, trong đàm phán phải kiên quyết bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc, kiên định về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược và bước đi để đạt được mục đích là buộc Pháp phải công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia.

Là con, tôi may mắn có một người cha vừa có đạo đức, lối sống giản dị, vừa nghiêm túc trong công việc, nên tôi học hỏi được được rất nhiều. Đó là luôn làm việc một cách nghiêm túc, tận tâm. Thứ hai, sống có đạo đức, khiêm tốn bởi đó là truyền thống của gia đình. Thứ ba, phải luôn nâng cao trình độ của mình để hiểu biết, nếu có hiểu biết thì mình mới có thể giác ngộ và làm việc tốt được.

Một nhà báo Mỹ có gặp tôi và chia sẻ: "Tôi trân trọng Thủ tướng Phạm Văn Đồng không phải vì ông là Thủ tướng mà trước đó ông là tù nhân của Pháp. Trong Hội nghị Geneva thì ông lại là nhà ngoại giao, đối thoại trực tiếp với những nhà ngoại giao lớn, sừng sỏ như Mỹ, Anh, Pháp… nên tôi rất khâm phục".

Ba tôi kể nhiều câu chuyện về sự kiện diễn ra khi kí Hiệp định Geneva, về Bác Hồ. Tôi nhớ, Ba tôi kể hồi đó ông luôn trên tinh thần rất kiên quyết, rất muốn phải chiến đấu quyết liệt. Nhưng Bác Hồ nói với Ba tôi rằng: "Đầu tiên là chú phải mềm mỏng, phải biết cứng và mềm, biết cương biết nhu thì mới thành công". Ba tôi có nói lại rằng, chính những điều Bác Hồ căn dặn sau này trở thành bài học quý cho Ba tôi trong tất cả hoạt động của mình.

Bác Hồ đã nói, dân ta phải biết sử ta, có thuộc lịch sử, có hiểu lịch sử mới có tự hào dân tộc, có tinh thần làm việc vì Tổ quốc, làm việc bằng cái tâm. Nếu không có điều đó thì vô cùng nguy hiểm. Có thể nói, vấn đề hiểu lịch sử và tự hào về truyền thống cách mạng của dân tộc là hết sức quan trọng. Tôi mong muốn các thế hệ sau không bao giờ quên lịch sử nước nhà.

Bà Hà Thị Diệu Hồng (con gái cố Đại tá Hà Văn Lâu): Ba tôi - người luôn dịu dàng, điềm tĩnh và mỉm cười

Bà Hà Thị Diệu Hồng
Bà Hà Thị Diệu Hồng cảm thấy tự hào về người cha của mình - cố Đại tá Hà Văn Lâu. (Ảnh: NVCC)

Cảm xúc của tôi khi được dự lễ kỷ niệm 70 năm Hội nghị Geneva là rất đỗi tự hào. Tôi được hiểu thêm về lịch sử mà cha ông ta đã gây dựng và trải qua từ 70 năm trước, khi tôi còn chưa sinh ra đời. Tôi mong, các con, các cháu mình cũng hiểu và nhớ ơn cha ông ta đã giành lại độc lập tự do như thế nào.

Nói về kỷ niệm với cha mình, có lẽ tôi nhớ nhất chuyện Ba tôi kể lại, khi Ba đàm phán bí mật với ông Harriman. Ba tôi đã nói như sau: tôi là người Huế và đang đấu tranh giành hoà bình cho Việt Nam để tôi được về quê thăm mẹ tôi, mà ông bảo tôi là miền Bắc xâm lược miền Nam là sao? Khi đó, ông Harriman không biết trả lời sao, đành chịu im lặng.

Ký ức của tôi về người cha của mình là nhân từ và đôn hậu. Ngay cả khi không hài lòng về việc gì đó ông cũng nhẹ nhàng giải thích chu đáo. Khi tiếp khách, ông thường mỉm cười và chú ý lắng nghe, rồi mới đưa ra ý kiến của mình.

Ba tôi thường căn dặn con cháu lúc nào mình cũng phải giữ bình tĩnh, tim phải nóng để mình thấy vững vàng và đầu phải lạnh để mình được sáng suốt quyết định cho đúng đắn. Đó cũng là truyền thông giáo dục lối sống của gia đình tôi và cũng như của bao gia đình Việt Nam khác.

Điều tôi học được ở người cha của mình đó là đức tính tỉ mỉ, kiên nhẫn khi làm một việc gì đó, cố gắng tự mình hoàn thành xong công việc của mình một cách tốt nhất có thể.

Khi nhắc đến Ba, thì hình ảnh đầu tiên của ông hiện lên trong tôi là ông rất dịu dàng, điềm tĩnh và luôn mỉm cười. Có lúc không được như ý nhưng ba tôi cũng vẫn luôn nhẹ nhàng giải thích, không bao giờ quát mắng tôi nên tôi hiểu tình thương của Ba tôi đối với tôi là vô bờ bến.

Có lần cả gia đình tôi được bác Xuân Thuỷ mời đến nhà ăn cơm và chụp ảnh để gửi cho Ba tôi, động viên Ba tôi công tác thật tốt, giành lại cuộc sống bình yên cho nhân dân, không lo sợ bị máy bay bắn trên đầu và thống nhất hai miền Nam - Bắc.

Ba tôi đã dạy tôi phải biết tự chăm sóc mình khi không có Ba, Mẹ ở cạnh vì thời thơ ấu, chúng tôi phải đi sơ tán tại các vùng nông thôn, xa thành phố. Ba tôi dặn dò là phải giúp bác chủ nhà, cùng làm việc nhà với bác ấy vì bác ấy đã cho gia đình ta tránh bom đạn giặc Mỹ.

Khi hoà bình lập lại, chúng tôi lại được Ba tôi cho đến sinh hoạt văn hóa tại câu lạc bộ thanh thiếu niên thành phố Hà Nội. Ba tôi thường xuyên nghe đài bằng tiếng Anh, tiếng Pháp nên chúng tôi cũng thích học ngoại ngữ từ bé, thích được nghe những bài hát bằng tiếng Pháp rất hay. Tôi không thể nào quên khi cả nhà cùng được ăn cơm với nhau và nghe bản nhạc bằng tiếng Pháp đó.

Ba tôi giảng giải cho tôi hiểu rằng thành công trên bàn đàm phán có được là nhờ chiến thắng trên chiến trường cộng với cuộc đấu tranh ngoại giao khéo léo. Không chỉ truyền cho con gái lòng yêu nghề thông qua những câu chuyện giản dị, Ba còn dạy cho tôi tính cẩn thận đối với tài liệu, bởi trong suốt quá trình tham gia hai cuộc đàm phán Geneva và Paris, ông ý thức được rất rõ tầm quan trọng của việc nghiên cứu tư liệu, từ đó mới có thể “biết địch, biết ta".

Khi đàm phán trên bàn ngoại giao, Ba tôi nói là ônh thường phải tự nhủ: tim phải nóng và đầu phải lạnh. Đó là bài học sâu sắc mà Ba tôi đã dạy cho chúng tôi khi làm công tác ngoại giao. Ba tôi đã sống một đời thanh bạch, đã để lại cho thế hệ đời sau không chỉ là sự kính trọng, ngưỡng mộ về tài năng, phẩm giá đạo đức mà còn là tài trí, mưu lược của một người con ngã ba Sình xứ Huế.

Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương (nguyên Chính ủy Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào, Trưởng ban liên lạc Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào): Kí được Hiệp định Geneva là thắng lợi lớn của đất nước chúng ta

Bà Hà Thị Diệu Hồng
Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương. (Ảnh: Nguyệt Anh)

Kí được Hiệp định Geneva là thắng lợi lớn của đất nước chúng ta. Những thắng lợi đó, vinh quang của đất nước cần phải nhắc lại, để cho người ta thấy cuộc chiến đấu của chúng ta vô cùng gian khổ nhưng đồng thời cũng rất vinh quang.

Có thể nói, đường lối ngoại giao của đất nước mình rất đúng đắn, rất kiên định. Cả Pháp, Mỹ đều rất kính trọng đoàn đại biểu của Việt Nam tại Hội nghị Geneva.

Tuổi trẻ sau này ít biết được những nội dung cụ thể nên phải nhắc lại cho con cháu chúng ta được thấy, đó là vinh quang của đất nước. Ngoại giao Việt Nam đã góp phần rất quan trọng trong chiến thắng của đất nước, phải vừa đánh vừa đàm, khéo léo, mềm dẻo trong đối ngoại. Tôi thấy, trong tình hình chung của thế giới, kinh nghiệm của chúng ta trong ngoại giao đã đem lại những thắng lợi đáng tự hào.

Hiện nay, thế giới biến đổi khôn lường, bên cạnh việc phát triển kinh tế, cần thiết phải phổ biến rộng rãi để người dân thấy được chúng ta đã nỗ lực thế nào trong việc giành độc lập. Đây là vấn đề không phải của riêng dân tộc mình mà là câu chuyện của thời đại, của thế giới. Chúng ta phải có trách nhiệm phổ biến và lan tỏa đến giới trẻ, để các thế hệ sau không bao giờ quên lịch sử nước nhà, luôn nỗ lực học tập để đưa đất nước tiến lên.

Ngày 30/4: Nỗi day dứt của anh Bộ đội Cụ Hồ trên trận tuyến mới...

Ngày 30/4: Nỗi day dứt của anh Bộ đội Cụ Hồ trên trận tuyến mới...

Ngày 30/4 với Đại tá Nguyễn Hùng Phong có rất nhiều cảm xúc. Ông từng nghĩ, nếu sống sót qua chiến tranh, ông sẽ mang ...

Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Tự hào anh bộ đội cụ Hồ

Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Tự hào anh bộ đội cụ Hồ

Ông Đinh Khánh tâm niệm: "Trong chiến tranh, chúng tôi không sợ chết, khi hòa bình lập lại, những anh lính cụ Hồ luôn cố ...

Ký ức người lính Thành cổ Quảng Trị

Ký ức người lính Thành cổ Quảng Trị

Nhớ về những ngày chiến đấu ở Thành cổ Quảng Trị, ông Trịnh Xuân Tính kể, nhiều hôm hầm ngập nước nên bộ đội ta ...

ĐBQH. Bùi Hoài Sơn: Hiệp định Geneva - sức mạnh mềm trong đối ngoại Việt Nam

ĐBQH. Bùi Hoài Sơn: Hiệp định Geneva - sức mạnh mềm trong đối ngoại Việt Nam

Việc đàm phán và ký kết Hiệp định Geneva 70 năm trước có ý nghĩa rất lớn đối với cách mạng Việt Nam, để lại ...

TS. Nguyễn Viết Chức: Đối thoại, hợp tác để phát triển nhìn từ Hiệp định Geneva

TS. Nguyễn Viết Chức: Đối thoại, hợp tác để phát triển nhìn từ Hiệp định Geneva

Nhìn từ Hiệp định Geneva, bài học chúng ta vận dụng đó là, chỉ có thể đối thoại, hợp tác mới có thể phát triển.

Bài viết cùng chủ đề

70 năm Geneva - Những bài học lịch sử

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

52 sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường sang học tập tại các trường đại học của Australia theo chương trình Học bổng chính phủ nước này.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình mở ra nhiều cơ hội cho nhà giáo

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình mở ra nhiều cơ hội cho nhà giáo

Nhà giáo là nhân tố cốt lõi xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo nên một thế hệ bản lĩnh, dám đối mặt với thách thức và sáng tạo.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Phiên bản di động