Hội nghị Nước 2023 của Liên hợp quốc và câu chuyện biến nước thải thành nước uống của 'đảo quốc sư tử'

Xuân Sơn
Cùng TG&VN tìm hiểu những nội dung chính của Hội nghị Nước năm 2023 của Liên hợp quốc và học hỏi kinh nghiệm đáng quý về quản lý nguồn nước hiệu quả của Singapore.
Theo dõi TGVN trên
Hội nghị Nước 2023 của Liên hợp quốc và câu chuyện biến nước thải thành nước uống của 'đảo quốc sư tử'
Hội nghị Nước 2023 của Liên hợp quốc được tổ chức tại New York, Mỹ từ ngày 22-24/3. (Nguồn: UN Water)

Nước “lạnh”, chủ đề “nóng”

Từ ngày 22-24/3, Hội nghị Nước 2023 của Liên hợp quốc (LHQ) hay còn gọi là Hội nghị LHQ rà soát toàn diện giữa kỳ việc thực hiện các mục tiêu của Thập kỷ hành động “Nước vì sự phát triển bền vững” giai đoạn 2018-2022 diễn ra tại trụ sở LHQ ở New York, Mỹ.

Hội nghị đặc biệt ý nghĩa khi khai mạc đúng vào Ngày Nước thế giới 22/3. Năm nay, Ngày Nước thế giới được LHQ phát động ̣với chủ đề là “Accelerating Change” - “Thúc đẩy sự thay đổi” nhấn mạnh vai trò của nước là nền tảng cho tất cả các khía cạnh của cuộc sống và là cốt lõi của sự phát triển bền vững ở mỗi quốc gia; đồng thời hướng đến giải quyết cuộc khủng hoảng về nước và vệ sinh môi trường trên toàn cầu. Qua đó, kêu gọi cộng đồng cùng thực hiện các chương trình hành động bảo vệ tài nguyên nước để tạo ra sự khác biệt bằng cách thay đổi cách thức sử dụng, khai thác và quản lý nước trong cuộc sống hàng ngày.

Hội nghị dự kiến có sự tham gia của các Nguyên thủ, Lãnh đạo Chính phủ, Bộ trưởng, đại diện cấp cao đến từ nhiều quốc gia thành viên LHQ, và nhiều lãnh đạo các cơ quan LHQ, các tổ chức quốc tế. Đây là dịp để cộng đồng toàn cầu cùng nhau hành động và giải quyết những thách thức lớn về nước.

Sự kiện này kiến tạo thêm động lực cho các quốc gia hoàn thành tốt Mục tiêu phát triển bền vững số 6 của LHQ, cụ thể là quản trị nguồn nước vệ sinh một cách bền vững cho tất cả người dân. Hơn nữa, Hội nghị năm nay cũng góp phần nêu bật chặng đường phấn đấu của LHQ trong việc hiện thực hóa mục tiêu của Thập kỷ hành động “Nước vì sự phát triển bền vững” giai đoạn 2018-2022.

Trong khuôn khổ Hội nghị, đại biểu các nước thành viên cùng thảo luận, đề xuất sáng kiến nhằm tháo gỡ nút thắt trong quản trị và tiếp cận nguồn nước trong 5 phiên đối thoại chính:

Một là, nước vì sức khỏe nhằm bảo đảm quyền được tiếp cận nguồn nước sạch và an toàn của người dân.

Hai là, nước vì phát triển bền vững nhằm tập trung vào công tác định giá nguồn nước, xác định phương hướng thúc đẩy sự phối hợp giữa nước-năng lượng-thực phẩm đối với mục tiêu phát triển kinh tế-đô thị bền vững.

Ba là, nước vì khí hậu, khả năng phục hồi và môi trường nhằm tìm kiếm giải pháp duy trì hệ sinh thái đa dạng, đồng thời tăng cường khả năng chống chịu và khắc phục sau thiên tai.

Bốn là, nước vì hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy mạng lưới phối hợp liên ngành và xuyên biên giới giữa các đối tác về mục tiêu quản trị nguồn nước.

Năm là, thập kỷ hành động vì nước nhằm đẩy nhanh các nỗ lực chung để hoàn thành các mục tiêu của Thập kỷ hành động “Nước vì sự phát triển bền vững” giai đoạn 2018-2022.

Có thể nói, chương trình nghị sự của Hội nghị đã thực sự phản ánh được tính cấp bách của vấn đề, là lời kêu gọi mạnh mẽ sự vào cuộc của các chủ thể có trách nhiệm liên quan. Nhìn vào thực trạng thế giới hiện nay, tháp nhân khẩu học gia tăng đi kèm với vòng xoáy biến đổi khí hậu đang cuốn người dân toàn cầu vào tình thế nan giải khi phải sử dụng quẩn quanh nguồn nước kém vệ sinh, đồng thời hạn chế cơ hội tiếp cận nguồn nước sạch cho chính mình.

Do đó, Hội nghị Nước 2023 của LHQ đóng một vai trò không nhỏ trong tiến trình dẫn dắt người dân thoát khỏi rào cản về vấn đề nguồn nước nói riêng, cũng như thúc đẩy môi trường phát triển thuận lợi của xã hội nói chung trong tương lai.

Hội nghị Nước 2023 của Liên hợp quốc và câu chuyện biến nước thải thành nước uống của 'đảo quốc sư tử'
Một bé gái uống nước từ giếng mới được cải tạo ở thung lũng Gwembe, Zambia. (Nguồn: UNICEF)

Vòng tròn nước thải-nước uống

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã tự xây dựng thành công mô hình quản trị nguồn nước hiệu quả, tạo cảm hứng cho các đối tác quốc tế noi theo. Singapore là một trong số những tấm gương điển hình đó.

Nhận thức được tầm quan trọng của nước, Singapore đã đưa vấn đề nguồn cung cấp nước vào chiến lược phát triển tổng thể của quốc gia. “Đảo quốc sư tử” không chỉ chú trọng tới lượng cung mà còn tính đến các khía cạnh khác như chất lượng, chi phí sản xuất và quản lý nước.

Kế hoạch tổng thể về nước được triển khai từ năm 1972 đã xây dựng cho Singapore một danh mục tài nguyên nước đa dạng, để đáp ứng nhu cầu nước trong giai đoạn này và có thể phát triển trong tương lai. Có bốn nguồn cung cấp mà người Singapore gọi là “bốn vòi nước quốc gia”, bao gồm nước nhập khẩu từ Malaysia, nước mưa, nước tinh khiết lọc từ nước thải (người Singapore đặt tên là NEWater), và lọc từ nước biển.

Năm 2003, dự án NEWater được giới thiệu, đây là một công nghệ tái tạo nước đã qua sử dụng bằng các biện pháp như thanh lọc bằng bộ vi lọc, bộ thẩm thấu, khử trùng, khử bẩn bằng tia cực tím. Cụ thể, nước dội bồn vệ sinh hay dùng trong nhà bếp đều được thu hồi nhằm tạo ra “nước mới” (NEWater).

Đến tháng 5/2010, Singapore khai trương nhà máy hiện đại nhất và lớn nhất tinh chế nước đã qua sử dụng thành nước cho con người sử dụng và dùng trong các nhà máy. Năm 2014, Ủy ban LHQ về Nước (UN-Water) từng trao giải thưởng danh giá nhất cho NEWater trong hạng mục "thực hành, truyền thông, nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng tốt nhất" về an toàn nguồn nước.

Đến nay, NEWater là nước uống đã đáp ứng được 30% nhu cầu của cả nước, nhưng chủ yếu được sử dụng cho ngành công nghiệp và tích trữ cho mùa khô. PUB ước tính, đến năm 2060, riêng chương trình tái sử dụng nước (NEWater) sẽ đáp ứng được 85% nhu cầu tiêu thụ nước của Singapore.

Năm 2015, Singapore đã xây dựng một nhà máy với chương trình thử nghiệm phương pháp khử muối điện hóa, trong đó sử dụng điện trường để tách muối ra khỏi nước biển. Ước tính, nguồn nước ngọt đã được lọc từ biển cũng cung cấp khoảng từ 10-20% lượng nước cho quốc gia này.

Để tăng cường và đảm bảo an ninh nguồn nước, Singapore cũng tìm cách hạn chế thất thoát, kể cả do rò rỉ đường ống, từ mức 9,5% năm 1990 xuống còn 5% vào năm 2016 - tỷ lệ thấp nhất thế giới.

Hội nghị Nước 2023 của Liên hợp quốc và câu chuyện biến nước thải thành nước uống của 'đảo quốc sư tử'
NEWater của Singapore từng được giải thưởng của Ủy ban LHQ về Nước trong hạng mục "thực hành, truyền thông, nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng tốt nhất" về an toàn nguồn nước. (Nguồn: PUB)
Thông điệp về một Việt Nam chủ động, tích cực cùng thế giới quản lý, sử dụng nguồn nước vì phát triển bền vững

Thông điệp về một Việt Nam chủ động, tích cực cùng thế giới quản lý, sử dụng nguồn nước vì phát triển bền vững

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) chia sẻ về sự tham gia ...

Khởi động chương trình 'Mizuiku – Em yêu nước sạch' năm 2023

Khởi động chương trình 'Mizuiku – Em yêu nước sạch' năm 2023

Chiều 20/3, tại trường tiểu học Kim Đồng (Hà Nội), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Hội đồng Đội Trung ương, ...

Việt Nam nhấn mạnh hành động ứng phó biến đổi khí hậu mạnh mẽ là động lực thúc đẩy phát triển bền vững tại châu Á-Thái Bình Dương

Việt Nam nhấn mạnh hành động ứng phó biến đổi khí hậu mạnh mẽ là động lực thúc đẩy phát triển bền vững tại châu Á-Thái Bình Dương

Ngày 16/2, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã tổ chức phiên đối thoại cấp cao với chủ đề “Các ưu tiên phát ...

Thanh niên tham gia đóng góp và lan tỏa thông điệp về giao thông xanh

Thanh niên tham gia đóng góp và lan tỏa thông điệp về giao thông xanh

Ngày 20/3, Vòng chung kết Cuộc thi Tranh biện Giao thông Xanh đã diễn ra nhằm nâng cao nhận thức và cung cấp thêm kiến ...

Việt Nam - Quyết tâm cao với tăng trưởng xanh

Việt Nam - Quyết tâm cao với tăng trưởng xanh

Đại sứ Đoàn Xuân Hưng, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao chia sẻ với TG&VN về mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Chuyển nhượng cầu thủ MU ngày 6/6: Chờ ngày ký Kim Min Jae; HLV Erik ten Hag giữ chân Victor Lindelof và mong sớm có Mason Mount

Chuyển nhượng cầu thủ MU ngày 6/6: Chờ ngày ký Kim Min Jae; HLV Erik ten Hag giữ chân Victor Lindelof và mong sớm có Mason Mount

Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật tin chuyển nhượng cầu thủ MU diễn ra trong những giờ qua.
Ngoại trưởng Mỹ sẽ sớm thăm Trung Quốc?

Ngoại trưởng Mỹ sẽ sớm thăm Trung Quốc?

Một nguồn tin từ Washington cho biết Ngoại trưởng Antony Blinken có thể tới Bắc Kinh để đàm phán về quan hệ Mỹ-Trung trong vài tuần tới.
Cầu thủ Việt kiều Andrej Nguyễn An Khánh về tới Hà Nội, hội quân đội tuyển U23 Việt Nam

Cầu thủ Việt kiều Andrej Nguyễn An Khánh về tới Hà Nội, hội quân đội tuyển U23 Việt Nam

Cầu thủ Việt kiều Andrej Nguyễn An Khánh rất hạnh phúc khi trở về nước khoác áo U23 Việt Nam.
Chuyển nhượng cầu thủ ngày 7/6: Real Madrid dự chi mua Harry Kane và Jude Bellingham; Saudi Arabia liên hệ Robert Lewandowski

Chuyển nhượng cầu thủ ngày 7/6: Real Madrid dự chi mua Harry Kane và Jude Bellingham; Saudi Arabia liên hệ Robert Lewandowski

Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật tin chuyển nhượng cầu thủ diễn ra trong những giờ qua.
Giá vàng hôm nay 7/6/2023: Giá vàng thấp, USD cao, thị trường đề phòng Fed 'quay xe'; Vàng SJC bất ngờ giảm sâu

Giá vàng hôm nay 7/6/2023: Giá vàng thấp, USD cao, thị trường đề phòng Fed 'quay xe'; Vàng SJC bất ngờ giảm sâu

Giá vàng hôm nay 7/6 bị ảnh hưởng bởi mức cao mới, thị trường đợi quyết định của Fed. Dự báo giá vàng có xu hướng tăng giá nhẹ trong ...
Thủ tướng Ấn Độ lần đầu tiên thăm Ai Cập

Thủ tướng Ấn Độ lần đầu tiên thăm Ai Cập

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi dự kiến tới Ai Cập vào cuối tháng này, đánh dấu chuyến công du đầu tiên tới nước này kể từ khi nhậm chức ...
Tổng thống Tunisia: Giải pháp an ninh là không đủ để loại bỏ tình trạng nhập cư bất hợp pháp

Tổng thống Tunisia: Giải pháp an ninh là không đủ để loại bỏ tình trạng nhập cư bất hợp pháp

Tổng thống Tunisia Kais Saied gợi ý cần tổ chức một hội nghị quốc tế với sự tham gia của tất cả các quốc gia liên quan đến vấn đề di cư.
Hy Lạp: Bắt giữ 5 cảnh sát 'nhúng chàm' trong đường dây buôn người

Hy Lạp: Bắt giữ 5 cảnh sát 'nhúng chàm' trong đường dây buôn người

5 sĩ quan cảnh sát Hy Lạp đối mặt với cáo buộc hợp tác với những kẻ buôn người để tạo điều kiện cho ít nhất 100 người di cư vào nước này.
Nâng cao năng lực trong đấu tranh phòng, chống mua bán người cho cán bộ tuyến đầu biên giới

Nâng cao năng lực trong đấu tranh phòng, chống mua bán người cho cán bộ tuyến đầu biên giới

Ngày 30/5 diễn ra Hội nghị tổng kết Dự án và Lễ công bố Bộ tài liệu tập huấn về phòng chống mua bán người.
Tăng cường dấu ấn nữ sĩ quan Việt Nam trong sứ mệnh gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Tăng cường dấu ấn nữ sĩ quan Việt Nam trong sứ mệnh gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Ngày 30/5 đã diễn ra Hội nghị quốc tế 'Nữ sĩ quan tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc - Cơ hội và thách thức'.
Indonesia chủ trì cuộc họp Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền lần thứ 37

Indonesia chủ trì cuộc họp Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền lần thứ 37

Cuộc họp chuẩn bị cho cuộc gặp thường niên giữa các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền vào tháng 7 tới.
Hàn Quốc chọn ra Ngày Bình đẳng giới

Hàn Quốc chọn ra Ngày Bình đẳng giới

Các nghị sĩ Hàn Quốc chọn ra Ngày Bình đẳng giới với mục tiêu vận động cho việc tham gia chính trị bình đẳng giữa nam và nữ giới.
Quyền con người và bình đẳng giới phải là trọng tâm của mọi chính sách và thảo luận về dân số

Quyền con người và bình đẳng giới phải là trọng tâm của mọi chính sách và thảo luận về dân số

Thúc đẩy bình đẳng giới là vấn đề mấu chốt để giải quyết thay đổi về dân số và kiến tạo một xã hội có thể thích nghi và bền vững.
Nâng cao quyền năng của phụ nữ: Những kinh nghiệm quý từ Việt Nam và Australia

Nâng cao quyền năng của phụ nữ: Những kinh nghiệm quý từ Việt Nam và Australia

Hội thảo 'Chia sẻ kinh nghiệm của Australia và Việt Nam về nâng cao quyền năng của phụ nữ' đã được tổ chức hôm nay (11/4) tại Hà Nội.
Việt Nam tham dự Khóa họp 52 Hội đồng Nhân quyền: Dấu ấn 'mở màn’ cho hành trình đầy quyết tâm

Việt Nam tham dự Khóa họp 52 Hội đồng Nhân quyền: Dấu ấn 'mở màn’ cho hành trình đầy quyết tâm

Tham dự Khóa họp lần thứ 52 Hội đồng Nhân quyền, Đoàn Việt Nam đã tích cực thảo luận và có những đóng góp nổi bật.
Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới UNESCO: Việt Nam là hình mẫu về bảo tồn và phát huy di sản

Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới UNESCO: Việt Nam là hình mẫu về bảo tồn và phát huy di sản

Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới UNESCO Lazare Eloundou Assomo cho rằng Việt Nam là hình mẫu về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện chính sách nhất quán và không ngừng nỗ lực bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.
Ngày Nước thế giới 2023: Israel đồng hành cùng Việt Nam trong quản lý và sử dụng nước hiệu quả

Ngày Nước thế giới 2023: Israel đồng hành cùng Việt Nam trong quản lý và sử dụng nước hiệu quả

Nhân Ngày Nước thế giới 2023, Tham tán Thương mại Israel Gal Saf chia sẻ về giá trị, kinh nghiệm quản lý nước cũng như hợp tác Việt Nam-Israel.
New Zealand 'thẳng tay' với thuốc lá điện tử dùng 1 lần

New Zealand 'thẳng tay' với thuốc lá điện tử dùng 1 lần

Chính phủ New Zealand đang thực hiện các bước đi để giảm số lượng thanh niên hút thuốc lá điện tử.
Các quy định về căn cước của Pháp

Các quy định về căn cước của Pháp

Tương tự như hộ chiếu, căn cước được xác định là giấy tờ chứng minh nhân thân và quốc tịch Pháp của một cá nhân.
Tăng cường tiếng nói của nữ quyền, Tây Ban Nha công bố Luật đại diện bình đẳng

Tăng cường tiếng nói của nữ quyền, Tây Ban Nha công bố Luật đại diện bình đẳng

Nội các Tây Ban Nha dự kiến phê duyệt luật thúc đẩy bình đẳng giới trước thềm Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3.
Vụ 18 người di cư tử vong trong xe tải: Bulgaria truy tố 6 đối tượng, nguy cơ đối mặt 15 năm tù

Vụ 18 người di cư tử vong trong xe tải: Bulgaria truy tố 6 đối tượng, nguy cơ đối mặt 15 năm tù

Những đối tượng liên quan vụ 18 người di cư tử vong trong xe tải có thể phải ngồi tù 15 năm nếu bị kết tội ngộ sát và tham gia buôn người có tổ ...
Nhân sự nữ cấp cao nghỉ việc, xu hướng mới ở Thung lũng Silicon?

Nhân sự nữ cấp cao nghỉ việc, xu hướng mới ở Thung lũng Silicon?

Bà Susan Wojcicki, Giám đốc điều hành YouTube nghỉ việc sau gần một thập niên đảm nhiệm vai trò này.
Đau đáu 'giấc mơ Mỹ', người di cư qua Honduras tăng vọt trong tháng 1

Đau đáu 'giấc mơ Mỹ', người di cư qua Honduras tăng vọt trong tháng 1

Gần 19.000 người di cư trái phép đến Mỹ đã vào Honduras trong tháng 1 vừa qua, nhiều hơn 969% so với cùng kỳ năm 2022.
Phiên bản di động