Hòa đàm về Syria đứng trước cơ hội lịch sử

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm nỗ lực, cuối cùng ngày 23/2 Liên hợp quốc (LHQ) cũng đã đưa được các bên đối địch trong cuộc chiến tại Syria tới cuộc gặp trực tiếp. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hoa dam ve syria dung truoc co hoi lich su CIA tạm dừng viện trợ cho phe nổi dậy Syria
hoa dam ve syria dung truoc co hoi lich su LHQ thận trọng về vòng hòa đàm Syria tại Geneva

Đặc phái viên LHQ về Syria Staffan de Mistura cho rằng đây là cơ hội lịch sử để chấm dứt cuộc xung đột đã cướp đi hàng trăm nghìn sinh mạng, khiến hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa và kích động sự tham gia của các cường quốc bên ngoài.

"Vẫn còn nhiều việc phải làm"

Cuộc gặp lần này có sự tham gia của các đại diện chính quyền và phe đối lập, nhằm thúc đẩy một tiến trình chính trị để chấm dứt những nỗi đau mà người dân Syria phải chịu đựng suốt gần 6 năm qua. Ông Staffan de Mistura được hãng tin AP dẫn lời nói: “Tất cả người dân Syria muốn chấm dứt cuộc khủng hoảng này, và chúng ta đều biết điều đó. Họ đang mong chờ đến lúc được chấm dứt tất cả những khổ ải này và mơ ước được đi trên con đường nhằm thoát khỏi cơn ác mộng, hướng đến một tương lai với một cuộc sống bình thường”. 

hoa dam ve syria dung truoc co hoi lich su
Đặc phái viên LHQ Staffan de Mistura. (Nguồn: Yahoo)

Ngày 23/2, ông Staffan de Mistura đã có các cuộc gặp riêng với đoàn đại biểu chính quyền và phe đối lập, chủ yếu là để thảo luận về mục tiêu và phương thức tiến hành đàm phán. Ông cho biết có ý định tổ chức một cuộc gặp chung vào cuối ngày song kế hoạch này đã phải hoãn lại do bất đồng nảy sinh.

AP dẫn lời ông Staffan de Mistura trao đổi với báo giới rằng việc xóa bỏ sự hoài nghi giữa hai phái đoàn là một trở ngại lớn, và rằng ông không kỳ vọng sẽ có những phép màu xảy ra. Số phận của Tổng thống Syria Bashar al-Assad tiếp tục là một chủ đề gây tranh cãi bởi trong khi Ủy ban Đàm phán Cấp cao (HNC), nhóm đối lập chính, nhấn mạnh rằng trong mọi thỏa thuận phải có điều khoản về sự ra đi của nhà lãnh đạo này, thì Damascus lại khẳng định tương lai của tổng thống không phải là điều có thể đem ra đàm phán. Văn phòng của ông Staffan de Mistura nói rằng các cuộc gặp tập trung chủ yếu vào việc “chuyển giao chính trị”. Ông Staffan de Mistura cũng thừa nhận “vẫn còn nhiều việc phải làm” để có thể thống nhất phe đối lập vốn đang có nhiều rạn nứt.

Sau cuộc gặp nói trên, một nguồn tin thuộc phe đối lập trao đổi với phóng viên hãng tin AFP rằng họ biết LHQ muốn tổ chức một cuộc họp bàn tròn với sự tham gia của tất cả các bên, tuy nhiên thực tế là nội bộ phe đối lập đang tồn tại khá nhiều bất đồng giữa HNC - vốn muốn các cuộc đàm phán trực tiếp với chính quyền - và đoàn đại biểu từ Cairo và Moscow.

“Trách nhiệm đầy thách thức và khó khăn”

Cơ sở để tiến hành các cuộc đàm phán tại Geneva là thỏa thuận ngừng bắn được thảo luận tại Astana (Kazakhstan) giữa Nga - quốc gia đã triển khai một chiến dịch không kích để hỗ trợ quân đội của Tổng thống Assad giành lại lãnh thổ, và Thổ Nhĩ Kỳ - vốn ủng hộ quân nổi dậy chống chính quyền. Tuy nhiên, lệnh ngừng bắn này thường xuyên bị vi phạm.

AP cho biết ông de Mistura dự kiến sẽ có các cuộc gặp riêng với cả hai bên trong ngày 24/2 để tìm cách xây dựng một kế hoạch tiến tới các cuộc đàm phán về các vấn đề cụ thể như việc điều hành đất nước, hiến pháp mới, hay các cuộc bầu cử. Có một thực tế là sáng kiến ngoại giao đang được các bên thúc đẩy, được gọi là Hội nghị Geneva IV sau 3 vòng đàm phán, diễn ra trong bối cảnh những diễn biến bạo lực mới lại bùng nổ ở Syria.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng đối lập Syria đã giành được trung tâm thị trấn al-Bab vốn do IS nắm giữ sau một tuần giao tranh khốc liệt. Việc chiếm được thị trấn này đưa Ankara tới gần hơn với mục tiêu của chiến dịch mà họ tiến hành tại Syria suốt nhiều tháng qua là quét sạch IS khỏi vùng biên giới, và ngăn quân nổi dậy người Kurd nối liền các vùng lãnh thổ ở phía Tây và phía Đông Syria dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, chiến thắng này càng phản ánh thực tế phức tạp trong việc phân chia lãnh thổ ở Syria. Quân ủng hộ chính quyền chỉ cách thị trấn al-Bab 3km, mặc dù giao tranh ở khu vực này ít khi xảy ra.

Chính quyền Assad nhiều lần chỉ trích sự hiện diện của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ là hành vi vi phạm chủ quyền của Syria và là cái cớ của một cuộc xâm lược, song hai bên chưa từng đối đầu trực tiếp. Thay vào đó, quân đội Syria chủ yếu tập trung vào cách nỗ lực đánh bật quân nổi dậy khỏi các trọng điểm xung quanh thủ đô Damascus, và chiến đấu chống lại quân nổi dậy ở Daraa, cũng như IS tại phía Đông và phía Bắc đất nước.

AP dẫn lời ông de Mistura nói: “Chúng ta đang đối mặt với một trách nhiệm đầy thách thức và khó khăn. Mọi chuyện sẽ không đơn giản, sẽ có nhiều căng thẳng và người dân sẽ phải tiếp tục gánh chịu nhiều thiệt thòi, song chúng ta cần phải thực hiện nhiệm vụ này. Chúng ta đều biết rõ điều gì sẽ diễn ra nếu chúng ta lại thất bại: sẽ có thêm nhiều người chết, thêm nhiều thiệt hại, thêm nhiều sự tàn ác, chủ nghĩa khủng bố sẽ gia tăng và số người tị nạn sẽ tăng lên”.

Đối với phe đối lập Syria, việc đạt được một kết quả gì đó tại hội nghị hòa bình lần này là điều hết sức cấp bách, bởi theo người phát ngôn của HNC, “người Syria chắc chắn sẽ không muốn tiến tới Geneva lần thứ 5 với cái giá mà họ đang phải trả ở Syria. Chúng tôi muốn chấm dứt mọi chuyện ở đây”. Phát biểu trước cuộc gặp tại Geneva, ông Yahya al-Aridi, một thành viên phái đoàn đại biểu của phe đối lập nói với phóng viên hãng tin AP rằng họ muốn đạt được “ít nhất là điều gì đó liên quan đến nhân quyền: có thể là dỡ bỏ bao vây ở một số khu vực, đem viện trợ đến cho những người đang ở trong khu vực bị bao vây… Thế giới cần chấm dứt những điều đau khổ này, thế giới cần chấm dứt những sự bạo tàn này”.

hoa dam ve syria dung truoc co hoi lich su
Đàm phán diễn ra trong bối cảnh chiến sự vẫn tiếp diễn ác liệt ở Syria. (Ảnh: Getty Images)

Nasr al-Hariri, một thành viên cấp cao của phái đoàn phe đối lập, cho rằng Iran chính là trở ngại lớn nhất trong việc ổn định cuộc xung đột tại Syria và hối thúc Washington ngăn chặn quốc gia này. Ông cũng lên tiếng chỉ trích việc lệnh ngừng bắn liên tục bị vi phạm trong thời gian qua. AP dẫn lời ông nói: “Những nước bảo trợ, nhất là Nga, không thể kiểm soát chính quyền và các tay súng ủng hộ. Họ không thể kiểm soát Iran”.

Trước đó, sáng 23/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ hy vọng về thành công của giải pháp chính trị và cho rằng giải pháp này sẽ giúp ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố. Các nhóm khủng bố bị LHQ liệt vào danh sách đen như tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, Fatah al-Sham, một nhánh của al-Qaeda tại Syria, đã bị loại khỏi các cuộc đàm phán tại Geneva.

Theo AFP, Hội đồng Bảo an LHQ dự kiến trong tuần tới sẽ tiến hành bỏ phiếu về một bản nghị quyết trừng phạt Syria do hành vi sử dụng vũ khí hóa học, song Nga chắc chắn sẽ phủ quyết biện pháp này. Được biết Anh, Pháp và Mỹ đang thúc đẩy việc triển khai lệnh cấm bán máy bay trực thăng cho Syria và áp lệnh trừng phạt với 10 cá nhân và 10 tổ chức của Syria do có liên quan tới vụ tấn công bằng chất hóa học trong cuộc chiến kéo dài gần 6 năm này. Biện pháp nói trên được đưa ra sau cuộc điều tra chung của LHQ và Tổ chức Chống Phổ biến Vũ khí Hóa học (OPCW) vừa kết thúc hồi tháng 10/2016 với kết luận rằng quân đội Syria đã tiến hành ít nhất 3 vụ tấn công hóa học trong năm 2014 và 2015.

hoa dam ve syria dung truoc co hoi lich su Lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và quân nổi dậy Syria tiến vào thành trì Al-Bab của IS

Tại Trung Đông và Bắc Phi, các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và quân nổi dậy Syria ngày 11/2 đã tiến vào thị trấn Al-Bab ...

hoa dam ve syria dung truoc co hoi lich su Quân đội Syria giải phóng hàng chục thị trấn ở Đông Aleppo

Hãng tin Fars News của Iran ngày 10/2 dẫn các nguồn tin quân sự cho biết quân đội Syria đã triển khai các chiến dịch ...

hoa dam ve syria dung truoc co hoi lich su Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cùng hành động tại Syria

Trong cuộc điện đàm diễn ra đêm 7/2, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí quan ...

Chiêu Dương (theo AP, AFP)

Đọc thêm

Người dân Trung Quốc chuộng về các miền quê, du lịch bằng xe tự lái

Người dân Trung Quốc chuộng về các miền quê, du lịch bằng xe tự lái

Trong dịp nghỉ lễ Quốc tế lao động kéo dài 5 ngày, người dân Trung Quốc ưa chuộng các loại hình du lịch như thăm các thành phố xa xôi.
Thêm một thành viên của thể thao Việt Nam giành vé dự Olympic 2024

Thêm một thành viên của thể thao Việt Nam giành vé dự Olympic 2024

Hôm nay (30/4), bảng xếp hạng vòng loại cầu lông Olympic Paris 2024 đã chính thức chốt sổ.
Tài sản Nga bị phong tỏa: Báo Mỹ nói Đức đang xem xét ý tưởng mới, Moscow lập tức 'phản đòn'

Tài sản Nga bị phong tỏa: Báo Mỹ nói Đức đang xem xét ý tưởng mới, Moscow lập tức 'phản đòn'

Việc tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga ở nước ngoài sẽ làm suy yếu niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế vào hệ thống tài ...
Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs Real Madrid, 02h00 ngày 1/5 - Bán kết Champions League

Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs Real Madrid, 02h00 ngày 1/5 - Bán kết Champions League

Nhận định trận đấu, soi kèo Bayern Munich vs Real Madrid tại vòng bán kết Champions League 2023/24 được diễn ra vào lúc 02h00 ngày 1/5.
Căng thẳng leo thang ở Biển Đông, Trung Quốc hối thúc Philippines ngừng khiêu khích, Manila tố ngược Bắc Kinh

Căng thẳng leo thang ở Biển Đông, Trung Quốc hối thúc Philippines ngừng khiêu khích, Manila tố ngược Bắc Kinh

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh hối thúc Manila chấm dứt hành động khiêu khích. Trong khi Manila tố Hải cảnh Trung Quốc gây phức tạp tình ...
Lật mặt 7: Một điều ước tăng doanh thu theo giờ, chiếm ưu thế trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Lật mặt 7: Một điều ước tăng doanh thu theo giờ, chiếm ưu thế trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Lật mặt 7: Một điều ước của Lý Hải chiếm ưu thế rạp Việt trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động