Học giả Australia: G20 nên ngừng 'tái chế' chương trình nghị sự của G7

Ngọc Hà
Tác giả Adam Triggs* trong bài viết trên trang East Asia Forum cho rằng, nhóm G20 cần hành động nhiều hơn hướng tới các nước đang phát triển, thay vì “tái chế” chương trình nghị sự của G7.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Những ưu tiên tại hội nghị thượng đỉnh G20
Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức tại Italy vào cuối tháng 10. (Nguồn: Getty Images)

Nền kinh tế thế giới đang phục hồi ở hai cấp độ. Trong khi các quốc gia giàu có đang tăng trưởng “quá nóng”, các nước đang phát triển lại tỏ ra trì trệ.

Do những tổn thương để lại, cả hai cấp độ này sẽ sớm nảy sinh các vấn đề rắc rối cho nhau, tạo ra một vòng lặp nguy hiểm.

Vấn đề cấp bách

Việc giải quyết nền kinh tế toàn cầu ở hai cấp độ này nên là ưu tiên hàng đầu của các nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) khi tham dự hội nghị thượng đỉnh tại Italy vào ngày 30/10 tới.

Tuy nhiên, những dấu hiệu ban đầu không cho thấy như vậy. Chương trình nghị sự của G20 đang quá tập trung vào các vấn đề của các nước giàu có.

Nếu muốn hành động một cách hợp lý, G20 cần ngừng “tái chế” chương trình nghị sự của G7 để giải quyết những thách thức mà các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á và thế giới đang phải đối mặt trước khi quá muộn.

Các dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy sự phục hồi kinh tế hậu đại dịch Covid-19 sẽ bị chia rẽ như thế nào. Các quốc gia giàu có dự kiến sẽ đạt mức sản lượng như thời kỳ trước dịch bệnh vào năm 2024, trong khi các nước nghèo chỉ đạt mức thấp hơn 5,5% so với trước đại dịch.

Những dự báo này là rõ ràng, nhưng không đáng ngạc nhiên.

Các hệ thống chăm sóc y tế yếu kém, mạng lưới an sinh xã hội lỏng lẻo và không gian chính sách tài khóa và tiền tệ hạn chế đồng nghĩa với việc dịch Covid-19 sẽ luôn tàn phá các nước đang phát triển.

Thế giới giàu có đã hành động quá ít để cải thiện tình trạng này.

Hầu hết các biện pháp hỗ trợ tài chính trên thế giới chỉ đổ về các nước giàu có khác, còn biện pháp giãn nợ với các nước đang phát triển chỉ “như muối bỏ biển”.

Trong khi đó, các nước cũng không rút ra bài học nào. Việc triển khai vaccine ở một số nước đang phát triển rất “ảm đạm”.

Gần 60% dân số ở các nền kinh tế phát triển đã được tiêm chủng đầy đủ, và nhiều người đang được tiêm các mũi tăng cường. Còn ở các nước nghèo, hơn 95% người dân vẫn chưa được tiêm chủng.

Tin liên quan
Lần đầu tiên, G20 tổ chức hội nghị về trao quyền cho phụ nữ Lần đầu tiên, G20 tổ chức hội nghị về trao quyền cho phụ nữ

Các quốc gia giàu có sẽ sớm đẩy bất ổn tài chính sang các nước đang phát triển.

Nhiều ngân hàng trung ương giàu có trên thế giới đang bắt đầu rút lại các chương trình nới lỏng định lượng và tăng lãi suất. Nếu áp lực lạm phát vẫn tiếp tục, nhiều chương trình như vậy sẽ xảy ra.

Điều này có nguy cơ gây ra một “sự phẫn nộ của thị trường” khác. Việc chấm dứt lãi suất thấp vào năm 2013 đã chứng kiến nguồn vốn tài chính tuôn chảy mạnh mẽ ra khỏi các nền kinh tế mới nổi.

Giá tài sản giảm và đầu tư cũng giảm mạnh. Khi tỷ giá hối đoái giảm, các khoản nợ gốc ngoại tệ tăng vọt sẽ tạo ra một vòng xoáy suy giảm nghiêm trọng.

Các lỗ hổng tài chính ở các nước đang phát triển của châu Á hiện nay không lớn, nhưng vẫn đang tồn tại.

Nợ nước ngoài tính theo phần trăm dự trữ ngoại hối ở các nước đang phát triển thấp hơn năm 2013, nhưng vẫn cao hơn gấp đôi so với những năm 2000.

Các quốc gia giàu có sẽ không gặp vấn đề về xuất khẩu. Các nước đang phát triển càng trì hoãn tiêm chủng, thì càng có nhiều khả năng xuất hiện các biến thể mới của Covid-19.

Điều này không chỉ cản trở nguồn tăng trưởng kinh tế chính của thế giới, mà còn có khả năng làm lây lan các biến thể Covid-19 mới đến các nước giàu có và làm suy yếu sự phục hồi kinh tế mong manh của các nước này.

Các nước đang phát triển là ưu tiên

Gạt sang một bên những lời tuyên bố hùng hồn không đi kèm các cam kết, các hành động thiết thực trong chương trình nghị sự của G20 năm nay cần tập trung vào thuế suất doanh nghiệp quốc tế, tránh thuế đa quốc gia, chuyển đổi kỹ thuật số, biến đổi khí hậu và cơ sở hạ tầng.

Đây đều là những vấn đề quan trọng và phù hợp với các nước đang phát triển ở châu Á. Tuy nhiên, đây hầu như không phải là ưu tiên hàng đầu.

Việc tăng tỷ lệ tiêm chủng theo cấp số nhân, thúc đẩy không gian tài chính và hỗ trợ hệ thống y tế sẽ giúp các quốc gia này đứng vững trở lại.

G20 đã không bỏ qua những vấn đề này, nhưng các cam kết cung cấp vaccine vẫn chưa được thực hiện, trong khi các cam kết giãn nợ chỉ giúp các nước trì hoãn trả một khoản nợ nhỏ trị giá 4,6 tỷ USD.

Thêm vào đó, khoản hỗ trợ tiềm năng 44 tỷ USD từ các tổ chức tài chính quốc tế chỉ là “muối bỏ biển” trong một thế giới mà các chính phủ, tập đoàn và hộ gia đình chỉ riêng trong năm 2020 đã tích lũy khoản nợ mới trị giá 27.000 tỷ USD.

G20 cần chuyển các ưu tiên cho các nước đang phát triển. Indonesia sẽ là Chủ tịch G20 vào năm 2022, tiếp theo là Ấn Độ và Brazil. Các ưu tiên của các nước đang phát triển sẽ thay đổi chương trình nghị sự sau đó.

Tuy nhiên, việc hỗ trợ tiêm chủng lúc này là thực sự cần thiết. Điều này có nghĩa là cần có các cam kết đầy tham vọng, các mốc thời gian rõ ràng và các biện pháp quan trọng, không chỉ tập trung vào vấn đề vaccine mà còn cả hậu cần cần thiết để tiến hành tiêm chủng.

G20 nên hỗ trợ không gian tài chính và chi tiêu y tế cho các nước đang phát triển bằng cách củng cố sự ổn định tài chính và nên sửa đổi chương trình giãn nợ để xóa bỏ kỳ thị về quyền tiếp cận.

Đồng thời, nhóm này nên cải thiện khả năng tiếp cận hỗ trợ tài chính thông qua các cơ sở mà các nước đang phát triển đang sử dụng - hạn mức hoán đổi tiền tệ và hạn mức tín dụng thông qua các ngân hàng phát triển và giảm điều kiện của các cơ sở này.

Nền kinh tế toàn cầu hai cấp độ càng không được kiểm soát, thì các vấn đề phát sinh từ đó sẽ càng trở nên nghiêm trọng. Các vấn đề nêu trên sẽ là hành động tốt nhất của G20 hiện nay.


* Adam Triggs là Giám đốc của tổ chức Accenture Strategy. Ông là giảng viên thỉnh giảng tại Trường Chính sách Công Crawford tại Đại học Quốc gia Australia và là thành viên Viện Brookings ở Washington D.C.

Đồng thuận và khác biệt tại thượng đỉnh G20 về Afghanistan

Đồng thuận và khác biệt tại thượng đỉnh G20 về Afghanistan

Thượng đỉnh G20 về Afghanistan phản ánh sự đồng thuận cũng như một số khác biệt giữa các bên về cách giải quyết khủng hoảng ...

G20 thông qua Hiệp ước Rome: Lời cam kết quốc tế về công bằng vaccine Covid-19

G20 thông qua Hiệp ước Rome: Lời cam kết quốc tế về công bằng vaccine Covid-19

Tối 6/9, Hội nghị Bộ trưởng Y tế Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) thông qua ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Toàn cảnh Lễ đón chính thức và hội đàm giữa Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Peru Dina Boluarte

Toàn cảnh Lễ đón chính thức và hội đàm giữa Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Peru Dina Boluarte

Khoảng 15h ngày 13/11 (theo giờ địa phương), Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự Lễ đón chính thức do Tổng thống Peru Dina Boluarte chủ trì.
Chỉ còn 3 CLB bất bại trong top 5 giải vô địch quốc gia châu Âu

Chỉ còn 3 CLB bất bại trong top 5 giải vô địch quốc gia châu Âu

Tính tới thời điểm này mùa giải 2024/25, chỉ còn 3 CLB chưa để thua trong top 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu là Juventus, PSG và Bayern Munich.
4 cầu thủ MU lọt top vua tắc bóng và đánh chặn xuất sắc nhất Ngoại hạng Anh

4 cầu thủ MU lọt top vua tắc bóng và đánh chặn xuất sắc nhất Ngoại hạng Anh

Sau vòng 11, giải Ngoại hạng Anh mùa giải 2024/25 đang tạm nghỉ nhường chỗ cho loạt FIFA Days cuối cùng của năm 2024.
Việt Nam cùng APEC tăng trưởng và thịnh vượng trong kỷ nguyên vươn mình

Việt Nam cùng APEC tăng trưởng và thịnh vượng trong kỷ nguyên vươn mình

Việt Nam có thể học hỏi từ thành tựu của các thành viên APEC khác, đặc biệt là trong ngành bán dẫn.
Kết quả bóng đá hôm nay 14/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 14/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 14/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Mỹ tố Trung Quốc tấn công các công ty viễn thông, xác nhận sẽ gặp thượng đỉnh tại Peru

Mỹ tố Trung Quốc tấn công các công ty viễn thông, xác nhận sẽ gặp thượng đỉnh tại Peru

Cục Điều tra Liên bang và Cơ quan An ninh Mạng và An ninh Cơ sở Hạ tầng ra tuyên bố cáo buộc Trung Quốc tấn công các cơ sở ...
Việt Nam cùng APEC tăng trưởng và thịnh vượng trong kỷ nguyên vươn mình

Việt Nam cùng APEC tăng trưởng và thịnh vượng trong kỷ nguyên vươn mình

Việt Nam có thể học hỏi từ thành tựu của các thành viên APEC khác, đặc biệt là trong ngành bán dẫn.
Giá tiêu hôm nay 14/11/2024: Nhận định thời điểm xuất khẩu tiêu Việt tăng, kỳ vọng lớn từ thị trường tỷ dân

Giá tiêu hôm nay 14/11/2024: Nhận định thời điểm xuất khẩu tiêu Việt tăng, kỳ vọng lớn từ thị trường tỷ dân

Giá tiêu hôm nay 14/11/2024 tại thị trường trong nước giảm mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.000 đồng/kg.
Hà Nội giữ vững vị trí lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội giữ vững vị trí lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Baoquocte.vn. Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII đã mang lại diện mạo mới văn minh, hiện đại cho khu vực nông thôn Thủ đô.
Giá cà phê hôm nay 13/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh từ đầu tuần, giá trong nước cao gấp đôi, thời điểm chờ phán quyết từ EU

Giá cà phê hôm nay 13/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh từ đầu tuần, giá trong nước cao gấp đôi, thời điểm chờ phán quyết từ EU

Giá cà phê hôm nay 13/11/2024: Giá cà phê trong nước cao gấp đôi, thời điểm chờ phán quyết từ EU liên quan EUDR, có thể quyết định giá tuần tới?
Giá xăng dầu hôm nay 13/11: Đồng USD tăng cao nhất trong 4 tháng, gây áp lực lên giá dầu

Giá xăng dầu hôm nay 13/11: Đồng USD tăng cao nhất trong 4 tháng, gây áp lực lên giá dầu

Giá xăng dầu hôm nay 13/11, cả dầu Brent và WTI đều 'neo' ở mức giá đạt được trong phiên giao dịch trước. Đồng USD tăng gây áp lực lên giá dầu.
Giá heo hơi hôm nay 13/11: Miền Nam giảm nhẹ; giải pháp bảo đảm nguồn cung thịt heo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Giá heo hơi hôm nay 13/11: Miền Nam giảm nhẹ; giải pháp bảo đảm nguồn cung thịt heo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay quay đầu giảm nhẹ tại hai tỉnh miền Nam, các địa phương còn lại đi ngang trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Có hiện tượng đầu cơ ‘thổi giá’, đấu giá đất Hà Nội hạ nhiệt, danh sách 8 dự án tại TPHCM được gỡ vướng pháp lý

Bất động sản mới nhất: Có hiện tượng đầu cơ ‘thổi giá’, đấu giá đất Hà Nội hạ nhiệt, danh sách 8 dự án tại TPHCM được gỡ vướng pháp lý

Thị trường quý III/2024 vẫn xảy ra tình trạng biến động giá cục bộ, đấu giá đất tại Hà Nội hạ nhiệt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Chung cư từ cũ đến mới liên tục tăng giá, thiết lập mặt bằng mới, TPHCM quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa

Bất động sản mới nhất: Chung cư từ cũ đến mới liên tục tăng giá, thiết lập mặt bằng mới, TPHCM quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa

Giá chung cư tăng mạnh, cục bộ lên tới 40% theo quý, thủ tục chuyển đất trồng hoa màu sang đất thổ cư… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền Vành đai 4 ‘nổi sóng’, Hà Nội đề xuất giá thuê nhà ở xã hội, nguyên tắc đóng góp khi xây lại chung cư

Bất động sản mới nhất: Đất nền Vành đai 4 ‘nổi sóng’, Hà Nội đề xuất giá thuê nhà ở xã hội, nguyên tắc đóng góp khi xây lại chung cư

Đất nền Vành đai 4 hút nhà đầu tư, nguyên tắc đóng góp khi xây lại nhà chung cư… là những tin bất động sản mới nhất.
Nhà đầu tư chứng khoán hồ hởi khi ông Trump trở lại Nhà Trắng, vẫn có lý do đảo ngược đà tăng

Nhà đầu tư chứng khoán hồ hởi khi ông Trump trở lại Nhà Trắng, vẫn có lý do đảo ngược đà tăng

Các chỉ số chứng khoán của Mỹ đã lập đỉnh mới, khi các nhà đầu tư kỳ vọng các chính sách của ông Trump.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/11: USD tăng vọt, Nhân dân tệ và EUR 'dắt tay nhau' đi xuống

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/11: USD tăng vọt, Nhân dân tệ và EUR 'dắt tay nhau' đi xuống

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/11 ghi nhận đồng USD đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 6 tháng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/11: USD bật nhảy, EUR bị đè nặng bởi nỗi lo từ Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/11: USD bật nhảy, EUR bị đè nặng bởi nỗi lo từ Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/11 ghi nhận đồng USD tăng, trong khi đồng EUR giảm xuống mức thấp nhất trong gần 7 tháng.
Lần thứ 8 BIDV được vinh danh ‘Thương hiệu quốc gia’

Lần thứ 8 BIDV được vinh danh ‘Thương hiệu quốc gia’

Thương hiệu BIDV có hệ sinh thái gồm hơn 1.100 chi nhánh, phòng giao dịch, các đơn vị thành viên, hiện diện thương mại tại 5 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/11: USD có tiềm năng 'phi' tới mốc 106

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/11: USD có tiềm năng 'phi' tới mốc 106

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/11 duy trì ở mức cao khi kết quả của cuộc bầu cử Mỹ ngã ngũ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/11: USD 'quay xe' sau quyết định của Fed, EUR bật tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/11: USD 'quay xe' sau quyết định của Fed, EUR bật tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/11 ghi nhận USD quay đầu giảm khi Fed thực hiện cắt giảm 25 điểm lãi suất.
Phiên bản di động