Theo học giả Thái Lan, đẩy mạnh quan hệ thương mại trong khối và đưa khu vực và thế giới trở lại đúng con đường phát triển kinh tế là nội dung được quan tâm tại Hội nghị cấp cao APEC sắp tới. (Nguồn: TTXVN) |
Đây cũng sẽ là nội dung được quan tâm nhất trong các cuộc thảo luận tại Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 29 sắp tới.
Theo Tiến sĩ Szanto, đại dịch Covid-19 đã tác động nặng nề tới cả khu vực Đông Nam Á và các khu vực khác trên thế giới. Và ngay khi mọi người đã sẵn sàng cho sự hồi phục từ đại dịch, lại xuất hiện nhiều trở ngại khác như xung đột ở Ukraine và kéo theo đó là cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu đang gây nhiều trở ngại cho quá trình phục hồi.
Thêm vào đó, hiện có nhiều nền kinh tế lớn đang lâm vào tình trạng suy thoái và điều này cũng tác động đến các quốc gia Đông Nam Á, những nước vốn phụ thuộc rất lớn vào thương mại với các khu vực đó.
Bởi vậy, ông Szanto hy vọng rằng Hội nghị cấp cao APEC sắp tới sẽ gợi mở cho các nền kinh tế thành viên APEC phương thức hướng tới sự phục hồi từ các xu thế kinh tế tiêu cực khác nhau mà khu vực đang phải đối mặt như lạm phát gia tăng và nguy cơ suy thoái tại các đối tác thương mại lớn.
Bên cạnh đó, Tiến sĩ Szanto cho rằng với việc Mỹ đang rất quan tâm tới việc trở lại khu vực này, thông qua sáng kiến thương mại Khuôn khổ hinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF), và Trung Quốc cũng đang nỗ lực củng cố nền kinh tế của họ, các quốc gia Đông Nam Á có cơ hội rất tốt khi có nhiều quốc gia sẵn lòng và mong muốn kết nối với khu vực về kinh tế.
Đánh giá về hợp tác giữa Thái Lan và Việt Nam trong các diễn đàn khu vực và quốc tế, Tiến sĩ Szanto cho rằng hợp tác nội khối là điều vô cùng quan trọng đối với khu vực. Một trong những điều mà các nước ASEAN có thể thấy rõ là thậm chí dù không liên quan trực tiếp tới các sự kiện, nhưng do sự liên quan tới thương mại ngoại khối và do nhiều nền kinh tế tập trung hướng vào xuất khẩu, khu vực vẫn dễ bị tổn thương hoặc bị tác động bởi các yếu tố địa chính trị bên ngoài.
Xét trong bối cảnh phức tạp và khó lường của thế giới hiện nay, ông Szanto cho rằng Việt Nam, Thái Lan và các quốc gia ASEAN nói chung phải tìm kiếm phương thức để làm sâu sắc thêm sự hợp tác kinh tế bởi suy cho cùng, tất cả các nước đều đang ở trên cùng “con thuyền” phục hồi kinh tế.
Theo ông, phương thức phục hồi đáng tin cậy nhất cho khu vực là thúc đẩy hợp tác và thương mại sâu sắc hơn giữa các quốc gia ASEAN với nhau. Tiến sĩ Szanto đánh giá ASEAN có một thị trường nội khối mạnh mẽ, cho phép các quốc gia trong khối tự bảo vệ mình ở một mức độ nhất định trước các xu thế địa chính trị.
Và về cơ bản, nếu nhìn vào khu vực Đông Nam Á, vận mệnh của tất cả các quốc gia đều gắn kết với nhau. Học giả này cho rằng dù là Việt Nam, Thái Lan hay bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào cũng sẽ không thể đạt được sự thịnh vượng nếu các nước láng giềng khó khăn. Bởi họ là các đối tác thương mại quan trọng của nhau và điều đó sẽ ảnh hưởng tới sự phục hồi kinh tế. Phụ thuộc lẫn nhau chặt chẽ, các nước cần phục hồi cùng nhau và vì thế cần cùng làm việc với nhau.
Cuối cùng, ông Szanto cho rằng các quốc gia ASEAN lớn hơn sẽ phải giữ vai trò dẫn dắt cho quá trình này. Theo ông, có thể nhắc tới Thái Lan, Việt Nam, Indonesia hay Singapore đều là các nước có quy mô dân số hoặc kinh tế lớn.
Các nước này sẽ phải dẫn đầu trong việc tạo ra các thỏa thuận cần thiết để làm sâu sắc hơn sự hợp tác và thương mại trong ASEAN và cho phép tất cả mọi người cùng chia sẻ lợi ích từ việc phục hồi kinh tế.
| Luật Hợp tác xã để tạo hành lang pháp lý các tổ chức kinh tế hợp tác Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, sửa đổi Luật Hợp tác xã là để tạo hành lang pháp ... |
| Học viện Ngoại giao khánh thành ‘Phòng Thái Lan’ - nơi thúc đẩy hợp tác trong giáo dục và nghề nghiệp Chiều 30/9, Học viện Ngoại giao Việt Nam và Đại sứ quán Vương quốc Thái Lan tại Hà Nội phối hợp tổ chức Lễ khánh ... |
| Bước đi mới giữa Nhật Bản và ASEAN trong quan hệ hợp tác kinh tế Nhật Bản và các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã nhất trí xây dựng kế hoạch hành động ... |
| 2022 - Năm để vai trò trung tâm của ASEAN tỏa sáng 2022 là một năm đặc biệt đối với ASEAN khi các thành viên của hiệp hội được đảm nhận vai trò chủ tịch ở các ... |
| Học viện Ngoại giao và Học viện Clingendael hợp tác đào tạo chuyên gia luật biển quốc tế Học viện Ngoại giao phối hợp với Học viện Clingendael (thuộc Viện Clingendael, Hà Lan) tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ về ... |