TIN LIÊN QUAN | |
Khai mạc Ngày hội Pháp ngữ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long | |
Chủ tịch Quốc hội dự khai mạc Hội nghị mạng lưới nữ nghị sỹ |
Thông điệp của Ngày Quốc tế Pháp ngữ năm nay muốn nói lên điều gì, thưa bà?
Hàng năm, vào Ngày Quốc tế Pháp ngữ, cộng đồng các nước nói tiếng Pháp đều lựa chọn một câu nói khẩu hiệu. Khẩu hiệu năm nay là “Hãy nói bằng tiếng Pháp” muốn hướng tới người trò chuyện với mình để thể hiện sự cởi mở và gắn kết nhau hơn.
Tuy nhiên, đây cũng không chỉ là dịp đơn thuần tôn vinh một ngôn ngữ. Ở nhiều nước trong cộng đồng Pháp ngữ, tiếng Pháp không phải là ngôn ngữ chính thức nhưng tất cả những thành viên tham gia vào phong trào Pháp ngữ điều mong muốn được chia sẻ những ý tưởng và giá trị chung. Một trong những giá trị quan trọng ấy là việc học và giảng dạy tiếng Pháp. Ngoài ra, còn một số giá trị khác như vấn đề bình đẳng giữa nam và nữ, tôn trọng sự đa dạng...
Bà Lucile Bruand trong cuộc phỏng vấn tại Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội. (Ảnh: Trọng Vũ) |
Có một thực tế là tại Việt Nam, việc học tiếng Anh vẫn phổ biến hơn tiếng Pháp, bà suy nghĩ gì về điều này?
Tôi thấy rằng, việc thanh niên và các bạn trẻ thích thú với tiếng Anh là rất tốt. Các bạn trẻ càng học tốt ngoại ngữ càng tạo ra nhiều cơ hội cho mình trong cuộc sống và sự nghiệp. Vì vậy, thật mừng khi ở Việt Nam có nhiều người học ngoại ngữ.
Nhưng, một câu hỏi đặt ra là “vì sao chúng ta lại phải học tiếng Pháp?” Có thể nói, trong khu vực châu Á Việt Nam là một trong những nước trụ cột trong phong trào Pháp ngữ. Từ năm 1997, Việt Nam đã quyết định tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về Pháp ngữ cũng là một cam kết gắn bó với phong trào Pháp ngữ với tinh thần cởi mở cả về văn hóa và kinh tế. Chúng tôi tự hào vì tiếng Pháp đang là ngôn ngữ phổ biến thứ hai đang được giảng dạy ở Việt Nam và hy vọng thời gian tới, sự gắn bó của giới trẻ và người Việt Nam với tiếng Pháp tiếp tục được duy trì và phát triển.
Thời gian qua, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đã có rất nhiều chương trình hợp tác nhằm tăng cường tiếng Pháp tại Việt Nam. Theo bà thì chương trình nào mang lại những kết quả nổi bật?
Trên phương diện hỗ trợ cho việc học tập và giảng dạy tiếng Pháp tại Việt Nam, từ năm 1994 chúng tôi đã đưa ra một chương trình Lớp song ngữ. Khi đó dự kiến trong giai đoạn đầu hoạt động trong 12 năm tương đương với thời gian giáo dục phổ thông từ Tiểu học cho đến THPT tại Việt Nam.
Cho đến nay, chương trình đó đã trải qua được 25 năm và vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển. Chúng tôi nhận thấy rằng phụ huynh và học sinh Việt Nam đều đánh giá cao về các lớp học này với đội ngũ giáo viên có chất lượng tốt. Đặc biệt, những học sinh tham gia vào hệ lớp song ngữ sau khi tốt nghiệp lớp 12 ngoài việc có được bằng tốt nghiệp THPT còn có thêm một được một chứng chỉ tiếng Pháp. Với chứng chỉ này, nếu các em muốn đăng ký vào các trường đại học của Pháp sẽ không phải trải qua kỳ kiểm tra ngôn ngữ nữa.
Chúng tôi mong duy trì được truyền thống giảng dạy này tại các lớp song ngữ. Hiện chúng tôi vẫn đang tiếp tục làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam để làm sao chương trình được đổi mới và hiệu quả hơn nữa.
Hoạt động ngoại khóa về Pháp ngữ của giới trẻ Việt Nam. (Nguồn: AUF) |
Bà có ấn tượng gì với tiếng Pháp của người Việt?
Tôi muốn trả lời câu hỏi này của bạn bằng nhận xét của một người bạn Pháp đã sang Việt Nam cách đây một vài tuần. Anh là một nhà báo nên khi nghe nói ở Hà Nội có các lớp song ngữ giảng dạy bằng tiếng Pháp, anh đã có ý định đến thăm và phỏng vấn.
Khi tham dự một lớp học và nói chuyện với các học sinh tại một trường học tại Hà Nội, anh ấy đã vô cùng ngạc nhiên và nói với tôi rằng “những học sinh của các lớp song ngữ dường như là những chiếc xe của công thức 1 với nội lực tiếng Pháp rất mạnh mẽ”. Có thể nói, đây chính là hình ảnh mang tính biểu trưng để đánh giá về trình độ tiếng Pháp của người Việt Nam. Tôi cho rằng việc học và giảng dạy tiếng Pháp của người Việt rất tốt, trình độ cao, các học sinh có năng khiếu và có khả năng ghi nhớ rất tốt. Đó cũng là một thế mạnh cần được khuyến khích trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu được kể ra một mặt cần khắc phục thì là đó chính là lỗi phát âm của người Việt. Điều này hoàn toàn có thể cải thiện được.
Vậy bà có thể gợi ý một số "mẹo" học tiếng Pháp hiệu quả cho người Việt Nam?
Tôi nghĩ rằng để học tốt tiếng Pháp chúng ta phải cố gắng tiếp cận càng nhiều với tiếng Pháp chính thống, chính gốc càng tốt. Bằng cách là chúng ta đọc nhiều tài liệu, xem phim bằng tiếng Pháp thông qua các công cụ internet để tiếp cận với các nguồn tư liệu số. Đây là nguồn tư liệu hết sức quý giá mà ngày nay thanh niên đã có được so với các thế hệ trước đây. Chúng tôi cũng rất mừng là kênh France24 sẽ được phát sóng tại Việt Nam bằng tiếng Pháp. Đây cũng là kênh hiệu quả góp phần hỗ trợ cho việc học tiếng Pháp của người Việt.
Xin cảm ơn bà!
Trọng Vũ
(thực hiện)
Việt Nam tích cực tham gia Tuần lễ Văn hóa Pháp ngữ tại Mozambique Trong khuôn khổ Tuần lễ Pháp ngữ diễn ra tại Mozambique từ 10 - 22/3, Đại sứ quán Việt Nam tại Mozambique (ĐSQ) đã tổ ... |
Long trọng kỷ niệm Ngày Quốc tế Pháp ngữ Tối 15/3 tại quảng trường Vườn hoa Lý Thái Tổ, Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà ... |
Sắc màu Pháp ngữ ở Việt Nam Lần đầu tiên, một sự kiện Pháp ngữ lớn được tổ chức tại Khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội vào ngày 15 ... |