Học viện Ngoại giao tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2022. |
Căn cứ Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28/06/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ và Quyết định số 959/QĐ-HVNG ngày 15/10/2021 của Giám đốc Học viện Ngoại giao về việc ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ tại Học viện Ngoại giao, Học viện Ngoại giao thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Luật quốc tế năm 2022 như sau:
I. CHUYÊN NGÀNH VÀ CHỈ TIÊU TUYỂN SINH:
- Quan hệ quốc tế, mã số: 9310206; chỉ tiêu tuyển sinh: 20 nghiên cứu sinh.
- Luật quốc tế, mã số: 9380108; chỉ tiêu tuyển sinh: 05 nghiên cứu sinh.
II. HÌNH THỨC TUYỂN SINH: Xét tuyển
III. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO:
1. Hình thức đào tạo: Chính quy
2. Thời gian đào tạo:
a) 3 năm: đối với người có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo.
b) 3.5 năm: đối với người có bằng thạc sĩ ngành gần ngành đào tạo hoặc hoặc chương trình đào tạo khác, đủ điều kiện học bổ sung kiến thức theo quy định của Học viện Ngoại giao.
c) 4 năm: đối với người có bằng đại học đúng chuyên ngành, hệ chính quy, đạt loại giỏi trở lên.
IV. ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN:
Người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Về văn bằng:
Có bằng tốt nghiệp thạc sĩ hoặc bằng tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành đào tạo đạt loại giỏi trở lên. Đáp ứng yêu cầu đầu vào theo chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và của chương trình đào tạo tiến sĩ đăng ký dự tuyển.
2. Về nghiên cứu khoa học:
Có luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu đạt điểm 8.5 trở lên; hoặc bài báo, báo cáo khoa học đã công bố; hoặc có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ.
3. Về năng lực ngoại ngữ:
a) Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ được minh chứng bằng một trong những văn bằng, chứng chỉ sau:
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài;
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
- Có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ quy định tại Phụ lục kèm theo Thông báo này còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ khác tương đương trình độ bậc 4 (theo khung năng ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) do Bộ Giáo dục Giáo dục Đào tạo công bố.
b) Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ bằng tiếng Việt phải có:
- Chứng chỉ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài;
- Một trong các chứng chỉ ngoại ngữ quy định tại Phụ lục kèm theo Thông báo này còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ khác tương đương trình độ bậc 3 (theo khung năng ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) do Bộ Giáo dục Giáo dục Đào tạo công bố.
V. HỒ SƠ DỰ TUYỂN:
- Đơn xin dự tuyển (theo mẫu).
- Lý lịch khoa học của người dự tuyển (theo mẫu).
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ có chứng thực (bằng và bảng điểm đại học, bằng và bảng điểm thạc sĩ, chứng chỉ ngoại ngữ). Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải được Bộ giáo dục và Đào tạo công nhận văn bằng theo quy định hiện hành.
- Danh mục các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố (08 bộ, theo mẫu).
- Dự thảo đề cương nghiên cứu (08 bộ, theo mẫu).
- Dự kiến kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa (theo mẫu).
- Hai thư giới thiệu đánh giá phẩm chất nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện nghiên cứu của người dự tuyển, trong đó có ít nhất 01 thư của nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực mà người dự tuyển dự định nghiên cứu (theo mẫu).
- Minh chứng về thâm niên công tác (nếu là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ).
- Công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định hiện hành về việc đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức (nếu người dự tuyển là công chức, viên chức).
- Bản cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong quá trình đào tạo theo quy định của cơ sở đào tạo (theo mẫu).
- Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân (01 bản sao có chứng thực);
- Hai ảnh 4x6 (cm) mới nhất, chụp không quá 06 tháng.
VI. GIÁ DỊCH VỤ DỰ TUYỂN VÀ ĐÀO TẠO:
Giá dịch vụ dự tuyển và giá dịch vụ đào tạo theo quy định hiện hành hoặc theo mức phí đảm bảo tính đủ chi phí.
VII. THỜI GIAN NHẬN HỒ SƠ VÀ XÉT TUYỂN:
1. Thời gian nhận hồ sơ (trong giờ hành chính) theo 2 đợt:
- Đợt 1 (dự kiến xét tuyển tháng 05/2022): tháng 04/2022
- Đợt 2 (dự kiến xét tuyển tháng 08/2022): tháng 07/2022
2. Nơi nhận hồ sơ: Phòng Đào tạo sau đại học, Ban Đào tạo, phòng D501, tầng 5 nhà D, Học viện Ngoại giao, số 69 phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.
Để biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ:
Phòng Đào tạo sau đại học, Ban Đào tạo, Học viện Ngoại giao
Hotline: 0898-634-436 Email: dtsdh@dav.edu.vn
Website: http://www.dav.edu.vn
Học viện Ngoại giao tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ đợt 1 năm 2022 Học viện Ngoại giao thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Luật quốc tế, Kinh tế ... |
Khai giảng chương trình bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho công chức, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế Sáng ngày 4/4, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đối ngoại-FOSET, Học viện Ngoại giao đã tổ chức lễ khai giảng Chương trình ... |