Hội đồng Bảo an họp về tình hình Trung Đông, bao gồm vấn đề Palestine

Văn An
Sáng 30/8, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) họp định kỳ về tình hình Trung Đông, bao gồm vấn đề Palestine và thông qua một số nghị quyết liên quan hoạt động của LHQ tại Cộng hòa Mali, Lebanon và Somalia.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Các nghị quyết đều được HĐBA LHQ nhất trí thông qua với 15/15 phiếu thuận.

Tại cuộc họp về tình hình Trung Đông, bao gồm vấn đề Palestine, Điều phối viên đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ về tiến trình hòa bình Trung Đông Tor Wennesland đã tham dự và báo cáo.

Điều phối viên đặc biệt cho biết tình hình tại các vùng lãnh thổ Palestine thời gian qua vẫn tiếp tục căng thẳng do các vụ bạo lực có xu hướng gia tăng. Theo đó, số lượng người Palestine thương vong trong các vụ va chạm với lực lượng chức năng Israel ngày càng tăng.

Trong tháng qua, các hoạt động truy lùng và bắt giữ của Israel tại Bờ Tây đã làm chết 9 người và bị thương hơn 280 người Palestine.

Tình hình tại Gaza cũng căng thẳng do các vụ thả bóng bay gây cháy và bắn rocket từ phía Gaza cũng như việc Israel bắn 37 quả tên lửa vào các mục tiêu của lực lượng Hamas.

Đặc phái viên Tor Wennesland kêu gọi các bên chấm dứt các hành động bạo lực và có biện pháp bảo vệ dân thường, đặc biệt là trẻ em.

Các nước thành viên HĐBA bày tỏ lo ngại về nguy cơ căng thẳng gia tăng trở lại tại nhiều nơi ở Palestine. Nhiều nước thể hiện lập trường phản đối và kêu gọi chấm dứt các hoạt động của Israel mở rộng các khu định cư tại Bờ Tây, bao gồm Đông Jerusalem, phá hủy, tịch thu nhà cửa, tài sản của người Palestine.

Một số nước nhắc lại lập trường phản đối việc bắn rocket về phía Israel. Trong khi đó, một số nước lên án Israel không kích dải Gaza, vi phạm lệnh ngừng bắn.

Nhiều nước nhấn mạnh cần thiết bảo đảm thuận lợi cho các hoạt động nhân đạo và tái thiết cho Gaza sau xung đột và kêu gọi các nhà tài trợ tăng cường đóng góp cho ngân sách của UNRWA.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ Nguyễn Phương Trà bày tỏ lo ngại về sự gia tăng bạo lực gần đây với số thương vong ngày càng tăng, có nguy cơ leo thang thành xung đột nóng.

Việt Nam kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế tối đa, có các biện pháp bảo vệ dân thường, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, tập trung vào đối thoại và đàm phán.

Đại diện của Việt Nam cũng bày tỏ lo ngại về việc Israel tiếp tục có kế hoạch mở rộng các khu định cư tại Bờ Tây, khẳng định các hoạt động này là trái luật pháp quốc tế và các nghị quyết của LHQ.

Việt Nam tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của người dân Palestine, ủng hộ giải pháp hai Nhà nước bao gồm việc thành lập một Nhà nước Palestine độc lập và có chủ quyền bên cạnh Nhà nước Israel với các đường biên giới an toàn, được quốc tế công nhận trên cơ sở các đường biên giới trước năm 1967. Việt Nam hoan nghênh tất cả các sáng kiến nhằm đưa các bên liên quan tiến tới mục tiêu này.

Về tình hình nhân đạo tại Dải Gaza, Phó Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ kêu gọi các bên bảo đảm thuận lợi cho các hoạt động nhân đạo tại Gaza, đồng thời cho phép lưu chuyển hàng hóa thường xuyên qua các cửa khẩu giữa Gaza với bên ngoài để phục vụ việc tái thiết và phát triển kinh tế.

Cùng ngày, HĐBA đã thông qua các nghị quyết số 2590 liên quan Cộng hoà Mali, nghị quyết số 2591 gia hạn hoạt động của Phái bộ Lực lượng lâm thời của LHQ tại Lebanon (UNIFIL) và nghị quyết số 2592 gia hạn hoạt động của Phái bộ Hỗ trợ của LHQ tại Somalia (UNSOM).

Nghị quyết 2590 gia hạn các biện pháp trừng phạt liên quan Cộng hòa Mali đến ngày 31/8/2022, nhắc lại quan ngại của HĐBA về tình hình chính trị Mali thời gian gần đây và việc vi phạm Hiến chương chuyển tiếp.

Nghị quyết nhắc lại cam kết mạnh mẽ của HĐBA LHQ đối với việc tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Mali.

Bên cạnh đó, Nghị quyết nêu tình hình Mali tiếp tục là mối đe doạ đối với hòa bình và an ninh ở khu vực, nhấn mạnh cần tăng cường sự làm chủ và ưu tiên việc thực hiện Hiệp định hòa bình năm 2015.

Ủy ban trừng phạt liên quan Cộng hòa Mali được thành lập năm 2017 theo Nghị quyết số 2374 của HĐBA LHQ.

Ủy ban này có nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện các biện pháp trừng phạt như phong tỏa tài sản đối với các thực thể, cá nhân và lệnh cấm đi lại đối với các cá nhân được cho có hành vi cản trở thực hiện các cam kết hòa bình tại Mali hoặc vi phạm, không tuân thủ các biện pháp trừng phạt.

Nghị quyết 2591 gia hạn hoạt động của Phái bộ Lực lượng lâm thời của LHQ tại Lebanon (UNIFIL) đến ngày 31/8/2022. So với nghị quyết tương tự của năm 2020, nghị quyết lần này bổ sung thêm một số nội dung yêu cầu UNIFIL hỗ trợ cho Lực lượng vũ trang Lebanon (LAF) về hậu cần, lương thực, thuốc men.

Nghị quyết đánh giá hiện khó khăn về kinh tế - xã hội của Lebanon đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng của LAF trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh của Lebanon.

Nghị quyết cũng kêu gọi Lebanon thực hiện bầu cử đúng lịch trình vào năm 2022 và không trì hoãn việc thành lập Chính phủ mới.

UNIFIL là lực lượng lâm thời của LHQ làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại vùng biên giới phía Nam của Lebanon. Lực lượng này được thành lập và triển khai lần đầu vào năm 1978 và được bổ sung thêm nhiệm vụ hai lần vào các năm 1982 và 2006 sau các cuộc xung đột giữa Israel và Palestine nhằm ngăn chặn căng thẳng giữa các lực lượng tại khu vực hoạt động.
Hội đồng Nhân quyền LHQ họp phiên đặc biệt về tình hình tại Afghanistan

Hội đồng Nhân quyền LHQ họp phiên đặc biệt về tình hình tại Afghanistan

Ngày 24/8, Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) Liên hợp quốc (LHQ) đã tiến hành Phiên họp đặc biệt lần thứ 31 về các quan ngại ...

Hội đồng Bảo an họp định kỳ để nghe báo cáo của Ban Thư ký LHQ về vấn đề vũ khí hoá học tại Syria

Hội đồng Bảo an họp định kỳ để nghe báo cáo của Ban Thư ký LHQ về vấn đề vũ khí hoá học tại Syria

Ngày 4/8, tại New York, Hoa Kỳ, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp, thảo luận về việc thực hiện Nghị ...

(theo Phái đoàn Việt Nam tại LHQ)

Bài viết cùng chủ đề

Việt Nam - thành viên Liên hợp quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Tìm về cội nguồn lịch sử dân tộc tại 'Thủ đô gió ngàn'

Tìm về cội nguồn lịch sử dân tộc tại 'Thủ đô gió ngàn'

Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa nằm ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, là một trong những địa điểm quan trọng nhất của lịch sử cách mạng ...
Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Ngày 25/11, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho rằng nước này đang 'đi đúng hướng' để đạt được mục tiêu chi cho quốc phòng của NATO trong những năm tới.
Cơ hội nhận iPhone 16 và nhiều phần quà hấp dẫn khi mở Tài khoản Plus trên Agribank Plus

Cơ hội nhận iPhone 16 và nhiều phần quà hấp dẫn khi mở Tài khoản Plus trên Agribank Plus

Agribank triển khai chương trình khuyến mại hấp dẫn 'Mở Tài khoản Plus - Đón Vạn Đặc Quyền' với tổng giá trị giải thưởng lên tới 16,2 tỷ đồng.
Dự báo ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh: Miền Trung mưa lớn; vùng núi Bắc Bộ rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội

Dự báo ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh: Miền Trung mưa lớn; vùng núi Bắc Bộ rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội

Do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh, từ ngày 26/11, Đông Bắc Bộ, phía Tây Bắc Bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế xảy ra ...
Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ hướng tới Biển Đông, ghé thăm ba nước Đông Nam Á

Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ hướng tới Biển Đông, ghé thăm ba nước Đông Nam Á

Vào tuần trước, nhóm tác chiến Hải quân Mỹ do 1 tàu sân bay và 3 tàu khu trục dẫn đầu, đã ghé thăm cảng tại 3 quốc gia giáp ...
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia: Cần hài hòa lợi ích, tránh gây 'hiệu ứng ngược'

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia: Cần hài hòa lợi ích, tránh gây 'hiệu ứng ngược'

Chiều 25/11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Công bố 'Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt ...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Chuyến thăm cấp Nhà nước 'hiếm hoi' của Quốc vương Campuchia thể hiện tình cảm đặc biệt với Việt Nam

Chuyến thăm cấp Nhà nước 'hiếm hoi' của Quốc vương Campuchia thể hiện tình cảm đặc biệt với Việt Nam

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Quốc vương Campuchia thể hiện tình cảm hữu nghị đặc biệt của Quốc vương dành cho đất nước và nhân dân Việt Nam.
Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam đã và đang có giá trị đặc biệt đối với tôi...
Khói bụi đưa Ấn Độ và Pakistan xích lại

Khói bụi đưa Ấn Độ và Pakistan xích lại

Gần đây, cả thành phố Lahore, tỉnh Punjab của Pakistan và thủ đô New Delhi của Ấn Độ đều được xếp vào danh sách những thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Tiếp cận thông tin quốc tế qua Thế giới và Việt Nam

Tiếp cận thông tin quốc tế qua Thế giới và Việt Nam

Từ một độc giả trung thành đến cộng tác viên của Báo Thế giới và Việt Nam là hành trình tiếp cận tri thức, thông tin quốc tế nhiều kỷ niệm của tôi.
Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Theo Đại sứ Bulgaria Pavlin Todorov, chuyến thăm của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev thể hiện cam kết tăng cường và nâng cao quan hệ với Việt Nam.
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Hợp tác giáo dục góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước Venezuela-Việt Nam.
Phiên bản di động