TIN LIÊN QUAN | |
Hội đồng Bảo an thảo luận về tình hình Trung Đông, bao gồm vấn đề Palestine | |
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thảo luận tình hình khu vực Hồ Lớn tại châu Phi |
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc. |
Trợ lý Tổng Thư ký LHQ, Đặc phái viên của Tổng thư ký LHQ và Trưởng Phái bộ hành chính lâm thời của LHQ tại Kosovo (UNMIK) Zahir Tanin; Phó Thủ tướng thứ nhất kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Serbia Ivica Dačić và đại diện Kosovo Glauk Konjufca đã tham dự và thông tin tại cuộc họp.
Ông Zahir Tanin cho biết đại dịch Covid-19 đã gây ra tác hại chưa từng có tới khu vực, trong đó có Kosovo; cơ quan y tế Kosovo đã có phản ứng kịp thời, UNMIK đã đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối hoạt động của các tổ chức LHQ và trực tiếp tham gia trong cuộc chiến chống Covid-19 với người dân.
Đặc phái viên của Tổng Thư ký cũng kêu gọi lãnh đạo Serbia và Kosovo tích cực đối thoại, tìm kiếm giải pháp hoà bình cho vấn đề Kosovo. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Serbia cho biết sẵn sàng hỗ trợ người dân Kosovo trong cuộc chiến chống Covid-19, đã cử bác sỹ và cung cấp nhiều thiết bị y tế cho Kosovo; cam kết tham gia đối thoại với Kosovo. Đại diện Kosovo nêu những trở ngại cho tiến trình đối thoại, trong đó có vấn đề người Kosovo bị mất tích và việc công nhận độc lập của Kosovo.
Các thành viên HĐBA hoan nghênh một số hoạt động hợp tác, xây dựng lòng tin mà Belgrade và Pristina đã triển khai trong thời gian qua, trong đó sự hợp tác tốt giữa hai cơ quan y tế trong cuộc chiến chống COVID-19; kêu gọi hai bên tiến hành đối thoại thực chất. Trong khi có ý kiến cho rằng cần xem lại tính cần thiết của việc duy trì hoạt động của UNMIK, nhiều nước tiếp tục ủng hộ vai trò của UNMIK tại Kosovo.
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ đề nghị Serbia và Kosovo thực hiện các thoả thuận đã ký, tháo gỡ những bế tắc trong quan hệ hai bên, thúc đẩy đối thoại thực chất để đạt được một giải pháp toàn diện cho vấn đề Kosovo căn cứ trên các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ và Nghị quyết 1422 (1999) của HĐBA.
Đại sứ Đặng Đình Quý cũng ủng hộ các hoạt động của UNMIK nhằm xây dựng lòng tin, thúc đẩy hợp tác giữa Belgrade và Pristina và hỗ trợ các cộng đồng tại Kosovo đối phó với đại dịch Covid-19.
Văn bản quan trọng nhất về vấn đề Kosovo tại HĐBA là NQ 1244 (1999) quy định Kosovo tự trị dưới sự quản lý của LHQ (UNMIK) và bảo đảm an ninh của lực lượng NATO (KFOR), song phải bảo đảm các nguyên tắc về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Nam Tư (nay là CH Serbia) và các nước khác trong khu vực.
Kể từ năm 1999, HĐBA không có thêm NQ về vấn đề này, chỉ tổ chức các cuộc họp nghe báo cáo định kỳ hàng quý, bắt đầu giảm xuống 2 lần/năm từ 2020. Thảo luận xoanh quanh các chủ đề: (i) Quy chế quốc gia đối với vùng lãnh thổ Kosovo; (ii) Quá trình hội nhập châu Âu của Kosovo; (iii) Truy cứu trách nhiệm đối với những tội ác chiến tranh trong chiến tranh Nam Tư năm 1998-1999; (iv) Hoạt động của UNMIK.
UNMIK được thành lập tại NQ 1244 (1999), không có thời hạn cụ thể, có nhiệm vụ ban đầu là xây dựng các tiêu chuẩn về quản trị cho Kosovo, hỗ trợ chính quyền địa phương đáp ứng các tiêu chuẩn quản trị và nhân quyền. Qua thời gian, UNMIK dần chuyển giao trách nhiệm quản lý cho các cơ chế tự trị tạm thời ở Kosovo và chuyển hướng sang đóng vai trò cố vấn. Hiện nay, lực lượng UNMIK có 5.094 người trong đó có 4.718 cảnh sát, 28 sỹ quan quân sự và 348 đân sự; ngân sách năm nay 39,7 triệu USD. |
Việt Nam hoàn tất báo cáo tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an sớm hơn thông lệ TGVN. Việt Nam đã hoàn thành tốt việc đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tháng 1/2020, góp phần tích cực vào ... |
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thảo luận tình hình khu vực Hồ Lớn tại châu Phi TGVN. Sáng ngày 22/4, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tiến hành họp trực tuyến về tình hình khu vực Hồ Lớn tại ... |
Việt Nam hoàn tất sớm Báo cáo tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an 1/2020 TGVN. Ngày 15/4, Ban thư ký Liên hợp quốc đã công bố Báo cáo tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an của Việt Nam lên hệ ... |