Hội đồng Bảo an tháng 7: Nhiều vấn đề phức tạp, Việt Nam tiếp tục lồng ghép ưu tiên

Hà Phương
Tháng 7, thế giới tiếp tục chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19. Nhiều vấn đề “nóng” đã được thảo luận tại Hội đồng Bảo an (HĐBA). Việt Nam tiếp tục xử lý khéo léo, thỏa đáng, bảo đảm lập trường nguyên tắc và lợi ích quốc gia...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hội đồng Bảo an nhất trí gia hạn cơ chế viện trợ nhân đạo xuyên biên giới tới Syria. (Nguồn: Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ)
Hội đồng Bảo an nhất trí gia hạn cơ chế viện trợ nhân đạo xuyên biên giới tới Syria. (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại LHQ)

Dưới sự chủ trì của Pháp, Chủ tịch HĐBA tháng 7, HĐBA đã tiến hành 25 cuộc họp cấp Đại sứ trở lên về các vấn đề nổi bật ở tất cả các khu vực và thảo luận một số vấn đề chủ đề đáng chú ý. HĐBA đã thông qua 11 văn kiện, trong đó có 4 Nghị quyết.

Nga, Mỹ bất ngờ thỏa hiệp về Syria

Nổi bật ở khu vực Trung Đông – châu Phi là các vấn đề Syria, khủng hoảng nhân đạo tại bang Tigray (Ethiopia) và đập thủy điện Đại phục hưng Ethiopia (GERD).

Trong đó, vấn đề được quan tâm nhất là việc gia hạn cơ chế viện trợ nhân đạo xuyên biên giới cho Syria. Đây là vấn đề phức tạp, gây tranh cãi sâu sắc giữa Nga và các nước phương Tây trong nhiều năm qua.

Tuy nhiên lần này, Mỹ và Nga đã đạt được thỏa hiệp, thậm chí còn cùng hai nước chủ trì (Na Uy và Ireland) tham gia đồng tác giả để HĐBA đồng thuận gia hạn hoạt động của cửa khẩu Bab al-Hawa (Tây Bắc Syria) thêm 6 tháng và có thể gia hạn thêm 6 tháng tiếp đó tùy theo khuyến nghị của Tổng Thư ký LHQ.

Xung đột giữa Chính phủ Ethiopia và lực lượng đối lập “Mặt trận Giải phóng nhân dân Tigray” (TPLF) tại bang Tigray kéo dài và ngày càng trầm trọng khiến HĐBA phải tiến hành cuộc họp chính thức công khai đầu tiên để bày tỏ quan ngại về tình hình nhân đạo tại đây.

Về vấn đề xây dựng đập GERD, HĐBA đã tổ chức họp công khai để cập nhật tình hình, thể hiện lo ngại trước những bế tắc trong thương lượng giữa các bên (Ai Cập, Ethiopia, Sudan) có thể phát sinh phức tạp, từ đó ủng hộ các bên duy trì tham vấn, đàm phán dưới sự trung gian của Liên minh châu Phi (AU) và các đối tác quốc tế liên quan để đạt được giải pháp thỏa đáng, đáp ứng lợi ích của tất cả các bên.

Bên cạnh đó, HĐBA cũng thông qua Nghị quyết gia hạn trừng phạt đối với CH Trung Phi với 14 phiếu thuận và 1 phiếu trắng (của Trung Quốc), tổ chức cuộc họp cấp Bộ trưởng về tình hình Libya, bày tỏ quan ngại về việc bất ổn nội bộ ở Libya có thể dẫn đến nguy cơ không tổ chức được bầu cử toàn quốc vào tháng 12/2021 như dự kiến.

Tin liên quan
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao tái tranh cử vào Ủy ban Luật pháp quốc tế Liên hợp quốc Đại sứ Nguyễn Hồng Thao tái tranh cử vào Ủy ban Luật pháp quốc tế Liên hợp quốc

Ở khu vực châu Âu, việc cử Đại diện cấp cao (DDCC) mới về Bosnia và Herzegovina (BiH) bất ngờ nảy sinh phức tạp. Nga và Trung Quốc đã thúc đẩy một Nghị quyết của HĐBA để tiến tới chấm dứt sứ mệnh của ĐDCC trong một năm tới. Tuy nhiên, dự thảo Nghị quyết chỉ nhận được 2 phiếu thuận của Nga và Trung Quốc và tới 13 phiếu trắng của các nước còn lại nên không thể thông qua.

Tình hình Cyprus có những diễn biến đáng lo ngại, khiến HĐBA phải họp 3 lần trong tháng 7. Nguyên nhân chủ yếu là mâu thuẫn giữa hai cộng đồng Cyprus (gốc Hy Lạp và gốc Thổ Nhĩ Kỳ) cho dù Tổng Thư ký LHQ đã đứng ra trực tiếp trung gian đàm phán.

HĐBA đã thông qua Tuyên bố Chủ tịch lên án việc thay đổi nguyên trạng tại Varosha và Nghị quyết gia hạn Phái bộ LHQ tại Cyprus (UNFICYP), trong đó tiếp tục khẳng định giải pháp mô hình liên bang cho vấn đề này.

Liên quan đến châu Á, trong thảo luận về hoạt động của Trung tâm LHQ về ngoại giao phòng ngừa tại Trung Á (UNRCCA), nhiều nước thành viên HĐBA bày tỏ quan ngại về tình hình an ninh ở Afghanistan và hệ lụy đối với an ninh ở Trung Á trước sự mở rộng địa bàn và hoạt động quân sự của Taliban.

Hội đồng Bảo an tháng 7:  Nhiều vấn đề phức tạp, Việt Nam tiếp tục lồng ghép ưu tiên
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ phát biểu tại một phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại LHQ)

Việt Nam cùng ASEAN đóng góp tiếng nói về Myanmar

Việt Nam tiếp tục tham gia HĐBA trên tinh thần độc lập, tự chủ, tích cực, trách nhiệm và cân bằng. Việt Nam tiếp tục duy trì quan hệ hợp tác tích cực với các nước trong và ngoài HĐBA, nhất là các nước Ủy viên thường trực (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc), trao đổi thường xuyên với các nước ASEAN, các nước Không liên kết, đang phát triển về các diễn biến, thảo luận cùng quan tâm tại HĐBA.

Đối với một số vấn đề quốc tế và khu vực phức tạp, Việt Nam tiếp tục xử lý khéo léo, thỏa đáng, bảo đảm lập trường nguyên tắc và lợi ích của Việt Nam.

Cụ thể, đối với cơ chế viện trợ nhân đạo xuyên biên giới cho Syria, Việt Nam khẳng định ủng hộ việc gia hạn cơ chế này để đáp ứng nhu cầu cứu trợ nhân đạo cho người dân Syria trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria, từ đó cùng các nước thành viên HĐBA bỏ phiếu thuận Nghị quyết.

Tại cuộc họp không chính thức của HĐBA về tình hình Myanmar, Việt Nam chủ động cùng một số nước thành viên ASEAN đóng góp tiếng nói cân bằng, tích cực, tập trung vào vấn đề hỗ trợ nhân đạo cho người dân Myanmar cũng như kêu gọi chấm dứt bạo lực, thể hiện được vai trò và nỗ lực của ASEAN trong vấn đề này.

Đối với vấn đề Bosnia và Herzegovina (BiH), Việt Nam khẳng định cộng đồng quốc tế và các bên liên quan cần nỗ lực tăng cường ổn định, phát triển của BiH, cải thiện đời sống của người dân, nhấn mạnh cần tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của BiH.

Tin liên quan
Chuyên gia quốc tế khen ngợi bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính về an ninh biển Chuyên gia quốc tế khen ngợi bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính về an ninh biển

Về tình hình nhân đạo tại Tigray (Ethiopia), Việt Nam lên án và kêu gọi chấm dứt bạo lực, tuân thủ nhân đạo quốc tế, bảo vệ dân thường, bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu và không cản trở tiếp cận nhân đạo; kêu gọi hỗ trợ các bên thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Ethiopia.

Về Đập thủy điện GERD, Việt Nam nhấn mạnh yêu cầu sử dụng bền vững và chia sẻ cân bằng các nguồn nước, đảm bảo lợi ích của các nước ven sông, kêu gọi các bên thúc đẩy đàm phán, thương lượng, bày tỏ ủng hộ vai trò của các tổ chức khu vực, trong đó có AU trong giải quyết vấn đề.

Việt Nam tiếp tục chủ động lồng ghép các nội dung ưu tiên, trong đó có các sáng kiến trong tháng Chủ tịch HĐBA (tháng 4/2021) như hợp tác giữa LHQ và các tổ chức khu vực, xử lý hậu quả bom mìn, bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với sự sống người dân trong các phát biểu và thương lượng văn kiện liên quan tại HĐBA và các diễn đàn đa phương khác khi có điều kiện phù hợp.

Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò Chủ tịch Ủy ban theo dõi thực hiện các Nghị quyết của HĐBA về Nam Sudan, tổ chức trao đổi không chính thức giữa các Đại sứ, Trưởng Phái đoàn của Mỹ, Nam Sudan và các nước khu vực để thúc đẩy đối thoại, hợp tác trong thực thi các tiêu chí nhằm rà soát cơ chế cấm vận vũ khí đối với Nam Sudan (là nước Việt Nam đang cử lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ).

Về các vấn đề chủ đề tại HĐBA trong tháng 7, Phiên họp cấp Bộ trưởng của HĐBA về chủ đề “Bảo vệ thường dân trong xung đột vũ trang: Bảo vệ không gian nhân đạo” do Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves le Drian chủ trì đã thống nhất tiếng nói chung của HĐBA về bảo vệ nhân viên nhân đạo, tiếp cận nhân đạo nói chung. Bên cạnh đó, Phiên tham vấn kín của HĐBA về tình hình triển khai các Nghị quyết liên quan đến đại dịch Covid-19, trong đó có vấn đề vaccine, giúp làm rõ hơn các khó khăn kéo dài, thậm chí ngày càng lớn của nhiều nước liên quan đến ứng phó đại dịch.
Hội đồng Bảo an thông qua Tuyên bố Chủ tịch kêu gọi thúc đẩy hòa bình, ổn định lâu dài tại Tây Phi và Sahel

Hội đồng Bảo an thông qua Tuyên bố Chủ tịch kêu gọi thúc đẩy hòa bình, ổn định lâu dài tại Tây Phi và Sahel

Sáng 17/8, tại trụ sở Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) nhất trí thông qua Tuyên bố Chủ tịch ...

Chuyên gia quốc tế khen ngợi bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính về an ninh biển

Chuyên gia quốc tế khen ngợi bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính về an ninh biển

Các chuyên gia quốc tế đều đánh giá cao bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tại Phiên thảo luận mở ...

Bài viết cùng chủ đề

Việt Nam - thành viên Liên hợp quốc

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc

Việt Nam luôn coi phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong tổng thể đường lối đối ngoại của ...
Vietlott 9/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 9/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 9/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 9/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 9/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 9/5/2024 nhanh nhất và chính xác nhất từ trường quay. XS Power 655 hom nay. Xo so Vietlott ...
XSAG 9/5, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 9/5/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 9/5, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 9/5/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 9/5 - Trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay - XSAG 9/5/2024. KQXSAG thứ 5. xo so An Giang. kết quả xổ số An Giang ngày ...
XSBTH 9/5, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 9/5/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 9/5, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 9/5/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 9/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay - XSBTH 9/5/2024. xo so Binh Thuan. KQXSBTH thứ 5. kết quả xổ số Bình Thuận ngày ...
XSTN 9/5, trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh hôm nay 9/5/2024. KQXSTN thứ 5

XSTN 9/5, trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh hôm nay 9/5/2024. KQXSTN thứ 5

XSTN 9/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh nhanh nhất hôm nay - XSTN 9/5/2024. KQXSTN thứ 5. ket qua xo so tay ninh. kết quả xổ ...
Chiến thắng Điện Biên Phủ truyền cảm hứng cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới

Chiến thắng Điện Biên Phủ truyền cảm hứng cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới

Ông Pallab Sengupta, Chủ tịch Hội đồng Hòa bình thế giới, đã có cuộc gặp với lãnh đạo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO).
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và EU.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
Phiên bản di động