Hội đồng Bảo an: Việt Nam lan tỏa tinh thần hòa bình

Hà Phương
Trong sáu tháng đầu năm 2021, với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao và trực tiếp tham dự của Lãnh đạo Cấp cao, sự phối hợp, đóng góp tích cực của các Bộ, Ban, ngành hữu quan, Việt Nam tiếp tục đáp ứng các mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và phương châm đề ra trong Đề án tổng thể tham gia Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và đạt được những kết quả nổi bật.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việt Nam lan tỏa tinh thần hòa bình
Tổ Công tác liên ngành về việc Việt Nam đảm nhiệm cương vị Ủy viên Không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tổ chức họp sơ kết 6 tháng đầu năm 2021 vào ngày 1/7. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Hành động đa phương – phương châm cốt lõi

Sáu tháng đầu năm 2021, tình hình chính trị - an ninh, kinh tế - xã hội thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường do cạnh tranh chiến lược giữa nước lớn, các xung đột kéo dài, căng thẳng ở Trung Đông, Bắc Phi, châu Á, các thách thức toàn cầu gay gắt như biến đổi khí hậu, khủng bố, tội phạm xuyên biên giới, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước.

Trước tình hình phức tạp đó và những tác động kéo dài của đại dịch Covid-19, các nước càng thấy rõ hơn nhu cầu duy trì hòa bình, an ninh, tăng cường hợp tác quốc tế, hành động đa phương, nhất là để ứng phó với đại dịch, phục hồi sau khủng hoảng.

Dưới sự điều hành lần lượt của các Chủ tịch Tunisia, Anh, Mỹ, Việt Nam, Trung Quốc và Estonia, HĐBA đã xem xét, xử lý nhiều vấn đề phức tạp, được cộng đồng quốc tế quan tâm như tiếp cận vaccine Covid-19, chính biến tại Myanmar, vụ việc máy bay dân dụng của Ireland bị buộc hạ cánh khẩn cấp ở Belarus, xung đột giữa Israel và Hamas…

Trong sáu tháng qua, HĐBA đã có một chương trình nghị sự phong phú với tổng cộng gần 200 cuộc họp cấp Đại sứ, Trưởng Phái đoàn trở lên. Ngoài ra, còn có hàng trăm cuộc họp ở các cấp làm việc để đàm phán, thương lượng văn kiện, triển khai hoạt động của các Cơ quan trực thuộc. HĐBA đã thông qua tổng cộng 68 văn kiện dưới các hình thức khác nhau, trong đó có 24 Nghị quyết, 11 Tuyên bố Chủ tịch, 26 Tuyên bố báo chí và 7 Thông tin báo chí.

Tuy nhiên, dù thể hiện nhu cầu hợp tác quốc tế lớn trong giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, HĐBA tiếp tục cho thấy khó khăn trong việc có các hành động cụ thể, nhất là thúc đẩy các cơ chế mới hoặc đạt văn kiện về các chủ đề mới (trong sáu tháng, HĐBA chỉ thông qua duy nhất Nghị quyết 2573 về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu trong xung đột do Việt Nam giới thiệu).

Thông điệp về tầm nhìn và khát vọng

Thời gian này, Việt Nam tiếp tục tập trung thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch Covid-19 vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đạt nhiều kết quả tích cực. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã thành công rất tốt đẹp, xác định tầm nhìn chiến lược và khát vọng phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Bối cảnh quốc tế và trong nước đặt ra những cơ hội, thuận lợi cũng như yêu cầu mới đối với Việt Nam trong việc triển khai công tác HĐBA nhằm bảo đảm mục tiêu, yêu cầu và phương châm đề ra.

Trong sáu tháng đầu năm 2021, với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao và trực tiếp tham dự của Lãnh đạo cấp cao, sự phối hợp, đóng góp tích cực của các bộ, ban, ngành hữu quan, Việt Nam tiếp tục đáp ứng các mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và phương châm đề ra trong Đề án tổng thể tham gia HĐBA và đạt được những kết quả nổi bật.

Sự tham gia của Việt Nam tại HĐBA gửi đi thông điệp mạnh mẽ, tầm nhìn, định hướng, khát vọng phát triển con người và đất nước trong giai đoạn mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII; thể hiện rõ nét chủ trương đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, kết hợp chặt chẽ với đối ngoại song phương, thực hiện tốt các trọng trách quốc tế, nhất là trong ASEAN, LHQ và các khuôn khổ hợp tác ở châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam lan tỏa tinh thần hòa bình
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu trong cuộc họp họp tổng kết Tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tháng 4/2021, ngày 30/4.

Những “lần đầu tiên”

Việt Nam đã đảm nhận thành công cương vị Chủ tịch luân phiên HĐBA lần thứ hai vào tháng 4/2021 với kết quả tích cực, đạt được các mục tiêu đề ra, đóng góp hiệu quả vào công việc của HĐBA.

Cụ thể, Việt Nam đã điều hành công việc của HĐBA một cách chuyên nghiệp, bản lĩnh, khéo léo, cân bằng, khách quan, nỗ lực đáp ứng tối đa những quan tâm, đề nghị chính đáng của các nước, đồng thời khẳng định dấu ấn quan trọng thông qua việc chủ trì tổ chức thành công các sự kiện điểm nhấn.

Thứ nhất, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên thảo luận mở Cấp cao của HĐBA với chủ đề “Tăng cường hợp tác giữa LHQ với các tổ chức khu vực nhằm thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa và giải quyết xung đột” ngày 19/4.

Đây là lần đầu tiên Lãnh đạo cấp cao Việt Nam chủ trì một hoạt động quan trọng trong khuôn khổ HĐBA, với chủ đề quan trọng mang tầm chiến lược, đề cao vai trò của các tổ chức khu vực, trong đó có ASEAN. Lãnh đạo LHQ, các tổ chức khu vực và các nước trong, ngoài HĐBA, đều chúc mừng, đánh giá cao và bày tỏ ấn tượng mạnh trước sự điều hành chủ động, hiệu quả và khéo léo của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Phiên thảo luận Cấp cao ngày 19/4, thể hiện bản sắc riêng của Việt Nam.

Thứ hai, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã chủ trì hai phiên thảo luận mở cấp Bộ trưởng của HĐBA về chủ đề “Khắc phục hậu quả bom mìn và duy trì hòa bình bền vững: Tăng cường gắn kết để hành động hiệu quả hơn” ngày 8/4 và “Bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với sự sống của người dân” ngày 27/4.

Thứ ba, Việt Nam chủ trì thương lượng để thông qua ba văn kiện quan trọng về các chủ đề trên, gồm: Nghị quyết 2573 về Bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu được 65 nước thành viên LHQ đồng bảo trợ, đây còn là văn kiện về vấn đề chủ đề mới duy nhất của HĐBA trong sáu tháng đầu năm và có tính thực tiễn rất cao; hai Tuyên bố Chủ tịch HĐBA về Tăng cường quan hệ giữa LHQ với các tổ chức khu vực trong thúc đẩy xây dựng lòng tin và Giải quyết hậu quả bom mìn.

Thông qua các sự kiện điểm nhấn, Việt Nam đã lồng ghép thành công các ưu tiên, lợi ích, bước đầu thể hiện năng lực, bản lĩnh, tư duy định hình, dẫn dắt, bản sắc và dấu ấn đối ngoại của Việt Nam tại HĐBA. Các sự kiện này vừa hài hòa với lợi ích và quan tâm chung của cộng đồng quốc tế vừa có sự liên thông, kết nối xuyên suốt với phương châm “Đối tác vì một nền hoà bình bền vững” của Việt Nam tại HĐBA, góp phần lan tỏa thông điệp về một đất nước Việt Nam yêu chuộng hoà bình, năng động, đổi mới và sẵn sàng đóng góp nhiều hơn nữa cho công việc chung, vì hoà bình, an ninh và phát triển trên thế giới.

Tin liên quan
Phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc  tại Phiên thảo luận Cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc Phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Phiên thảo luận Cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Tinh thần trách nhiệm, cân bằng và sáng tạo

Trong vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA, Việt Nam đã tham gia tích cực, chủ động đóng góp vào công việc chung trên tinh thần độc lập, tự chủ, trách nhiệm và cân bằng, thể hiện rõ lập trường ủng hộ tuân thủ Hiến chương LHQ và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, ủng hộ tìm kiếm giải pháp cho các cuộc xung đột khu vực và quốc tế thông qua đàm phán, thương lượng hòa bình.

Trong vấn đề khu vực sát sườn là Myanmar, Việt Nam đã phát huy được tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo và đóng vai trò kết nối giữa các nước ASEAN và giữa ASEAN với HĐBA. Việt Nam đã tích cực tham gia ngay từ đầu vào quá trình thảo luận, xây dựng các văn kiện của ASEAN, thúc đẩy đoàn kết để ASEAN có các bước đi cụ thể và cùng phối hợp lập trường thương lượng dự thảo Nghị quyết của Đại hội đồng LHQ về Myanmar theo hướng cân bằng, xây dựng.

Đặc biệt, sáng kiến của ta về việc Chủ tịch ASEAN thông tin cho HĐBA về kết quả Hội nghị Cấp cao ASEAN được các nước HĐBA đánh giá cao, bước đầu tạo thông lệ mới để đại diện ASEAN hiện diện, trình bày quan điểm tại HĐBA mỗi khi vấn đề Myanmar được thảo luận sau này, kể cả khi Việt Nam kết thúc nhiệm kỳ.

Quá trình tham gia HĐBA đã củng cố và làm sâu sắc thêm quan hệ song phương của Việt Nam với các nước, LHQ và các tổ chức khu vực, quốc tế. Dù thời gian không thuận lợi (đều vào buổi tối giờ Hà Nội), Lãnh đạo cấp cao và Lãnh đạo Bộ Ngoại giao đã trực tiếp chủ trì và tham gia, phát biểu tại 10 phiên thảo luận mở về các chủ đề phù hợp mà Việt Nam có lợi ích.

Tại Hà Nội, New York và các thủ đô, nhiều nước trong và ngoài HĐBA nhiều lần chủ động gặp Việt Nam để trao đổi về các vấn đề quan tâm.

Hội đồng Bảo an thông qua Nghị quyết giới thiệu bổ nhiệm Tổng Thư ký LHQ nhiệm kỳ 2022-2026

Hội đồng Bảo an thông qua Nghị quyết giới thiệu bổ nhiệm Tổng Thư ký LHQ nhiệm kỳ 2022-2026

Ngày 8/6, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp thông qua Nghị quyết 2580 (2021) kiến nghị Đại hội đồng LHQ ...

Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề bảo đảm an toàn và an ninh cho nhân viên gìn giữ hòa bình LHQ

Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề bảo đảm an toàn và an ninh cho nhân viên gìn giữ hòa bình LHQ

Ngày 24/5, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức thảo luận mở về “Hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ: ...

Đọc thêm

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong ...
Giao hữu quốc tế futsal: Đội tuyển Việt Nam hòa đối thủ đến từ châu Đại Dương

Giao hữu quốc tế futsal: Đội tuyển Việt Nam hòa đối thủ đến từ châu Đại Dương

Giải futsal giao hữu quốc tế năm 2024 khởi tranh tại TP. Hồ Chí Minh, 4 đội tuyển tham gia tranh tài gồm Việt Nam, New Zealand, Morocco và Iran.
PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn

PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn

PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn
Bất chấp xung đột Nga-Ukraine, chiến sự Israel-Hamas hay Houthi tấn công tàu ở Biển Đỏ, báo Anh vẫn khẳng định giá dầu năm 2024 ổn định, vì sao?

Bất chấp xung đột Nga-Ukraine, chiến sự Israel-Hamas hay Houthi tấn công tàu ở Biển Đỏ, báo Anh vẫn khẳng định giá dầu năm 2024 ổn định, vì sao?

Tờ Economist (Anh) mới đây đã chỉ ra 3 nguyên nhân có thể giá dầu tiếp tục ổn định trong năm 2024.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/3 và sáng 30/3: Lịch thi đấu La Liga vòng 30 - Cadiz vs Granada; Hạng nhất Anh vòng 39

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/3 và sáng 30/3: Lịch thi đấu La Liga vòng 30 - Cadiz vs Granada; Hạng nhất Anh vòng 39

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/3 và sáng 30/3: Lịch thi đấu La Liga vòng 30- Cadiz vs Granada; Hạng nhất Anh vòng 39; Ligue 1 vòng 27...
Đoàn đại biểu TP. Hồ Chí Minh thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela thúc đẩy các hợp tác cụ thể

Đoàn đại biểu TP. Hồ Chí Minh thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela thúc đẩy các hợp tác cụ thể

Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Hồ Hải dẫn đầu đoàn công tác thăm và làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại ...
Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang thực hiện chuyến công du đến New Zealand và Australia để đẩy nhanh tốc độ cải thiện quan hệ giữa hai bên.
Bước chạy đà ấn tượng

Bước chạy đà ấn tượng

Với Thông điệp liên bang mạnh mẽ, đường như đương kim Tổng thống Joe Biden đã có bước chạy đà ấn tượng cho màn tái đấu giữa hai 'người quen cũ'.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Từ nay đến khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới, nhiều bất ngờ sẽ còn xảy ra...
Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Việc Tổng thống Palestine lựa chọn đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ trong thời điểm hiện nay có thể coi là quyết định khôn khéo.
Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Cuộc xung đột ở Ukraine bước sang năm thứ ba khó đoán định.
Nhóm Visegrad: Phép cộng không đơn giản

Nhóm Visegrad: Phép cộng không đơn giản

Kết quả Hội nghị thượng đỉnh nhóm Visegrad vừa diễn ra tại Czech, một lần nữa cho thấy các thành viên của nhóm lại không cùng nhìn về một hướng.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động