Hội nghị ADMM-15 thông qua Tuyên bố chung kỷ niệm 15 năm

Thu Trang
Sáng 15/6, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) lần thứ 15 đã diễn ra theo hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của nước Chủ tịch ASEAN 2021 Brunei.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, dẫn đầu đoàn tham dự Hội nghị. (Nguồn: QĐND)
Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị. (Nguồn: QĐND)

Hội nghị do Thiếu tướng Pehin Datu Lailaraja Dato Paduka Seri Haji Awang Halbi bin Haji Md Yussof, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thứ 2 của Brunei chủ trì, với sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng các nước ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi.

Đoàn Việt Nam do Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn, tham dự hội nghị. Tham dự Hội nghị ADMM-15 tại điểm cầu Hà Nội còn có Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tăng cường hợp tác quốc phòng trong bối cảnh nhiều biến động

Phát biểu khai mạc Hội nghị ADMM-15, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thứ 2 của Brunei nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi sâu sắc cách thức hợp tác nhưng đồng thời cũng thúc đẩy các nước thực hiện những việc làm cần thiết để đảm bảo sự kiên cường, sẵn sàng ứng phó các thách thức.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thứ 2 của Brunei bày tỏ tin tưởng rằng hợp tác quốc phòng ASEAN có thể tiếp tục được đẩy mạnh hơn nữa, đặc biệt là “sau khi chúng ta chứng kiến tinh thần hợp tác mạnh mẽ kể từ khi đại dịch bùng phát tại khu vực”.

“Chúng ta đang tiếp tục nỗ lực hết mình cùng hành động tập thể và hội nghị hôm nay là một minh chứng rõ nét”, Thiếu tướng Pehin Datu Lailaraja Dato Paduka Seri Haji Awang Halbi bin Haji Md Yussof nêu rõ.

Nhấn mạnh ADMM đã đi được chặng đường 15 năm, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thứ 2 của Brunei cho rằng hiện là lúc các nước ASEAN cần nhìn lại những thành quả đạt được cũng như cùng nhau tiếp tục thúc đẩy hơn nữa các sáng kiến trong ADMM.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thứ 2 của Brunei tin tưởng ADMM, với tư cách là cơ chế hợp tác, tham vấn quốc phòng cao nhất trong ASEAN, có thể đạt được nhiều thành tựu hơn nữa; đồng thời bày tỏ hy vọng Hội nghị ADMM-15 sẽ thành công tốt đẹp, qua đó góp phần thúc đẩy hơn nữa hợp tác quốc phòng vì lợi ích chung của khu vực.

Tại Hội nghị ADMM-15, các đại biểu đã nghe phía Brunei báo cáo kết quả Hội nghị Quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN (ADSOM) họp vào tháng 3/2021; thông qua các tài liệu khái niệm, tài liệu thảo luận… đã được Hội nghị ADSOM xem xét trình lên Hội nghị ADMM-15.

Các đại biểu cũng đánh giá việc thực hiện thường niên hóa Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+).

Quang cảnh hội nghị ADMM-15 tại điểm cầu Hà Nội. (Nguồn: QĐND)
Quang cảnh hội nghị ADMM-15 tại điểm cầu Hà Nội. (Nguồn: QĐND)

Phát biểu về vấn đề này, Bộ trưởng Phan Văn Giang nhấn mạnh các nước đã chứng kiến sự ra đời và phát triển của cơ chế ADMM+ vào năm 2010 khi Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN.

Cơ chế ADMM+ đã tạo ra cho Bộ trưởng Quốc phòng các nước cơ hội để trao đổi về các vấn đề chiến lược, quốc phòng, an ninh và đặc biệt qua cơ chế này, hợp tác thực chất của quân đội các nước ASEAN và 8 nước đối tác đối thoại đã được thúc đẩy mạnh mẽ.

Chính từ những kết quả đó, từ năm 2013, tần suất họp ADMM+ đã được các nước thành viên nhất trí tăng lên 2 năm một lần, và sau đó từ năm 2017, đã được thống nhất tổ chức hằng năm. Bên cạnh đó, số lượng các nhóm chuyên gia ADMM+ được tăng từ 5 lên 7.

Theo Bộ trưởng Phan Văn Giang, việc thường niên hóa đã đáp ứng mong muốn của các nước thành viên ADMM+ trong tăng cường trao đổi quan điểm, đặc biệt khi bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động, cũng như cam kết cùng nhau thúc đẩy hợp tác thực chất nhằm đóng góp hơn nữa cho hòa bình, hợp tác, phát triển của khu vực và thế giới. Bộ trưởng Phan Văn Giang bày tỏ nhất trí với đề xuất tiếp tục tổ chức ADMM+ thường niên.

Ngoài ra, các đại biểu đã thông qua việc tổ chức các cuộc gặp không chính thức giữa Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và Bộ trưởng Quốc phòng nước đối tác trong năm 2021, đồng thời thống nhất công tác chuẩn bị cho Hội nghị ADMM+ lần thứ 8 sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến vào ngày 16/6.

Tuyên bố chung kỷ niệm 15 năm ADMM

Hội nghị ADMM-15 cũng thông qua Tuyên bố Bander Seri Begawan kỷ niệm 15 năm ADMM hướng tới một ASEAN sẵn sàng cho tương lai, hòa bình và thịnh vượng.

Trong đó, Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN cam kết trong thời gian tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác ứng phó với đại dịch theo hướng dẫn của Khung phục hồi tổng thể ASEAN và Tuyên bố chung của Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN về hợp tác quốc phòng trong ứng phó với dịch bệnh.

Thông qua Trung tâm Quân y ASEAN và Mạng lưới các chuyên gia quốc phòng ASEAN về hóa học, sinh học và phóng xạ dưới mọi hình thức đối thoại, các nước ASEAN có thể chia sẻ thực tiễn tốt nhất và các bài học kinh nghiệm, tìm kiếm các hình thức hợp tác mới, bao gồm hợp tác liên trụ cột và liên ngành nhằm hỗ trợ năng lực và khả năng sẵn sàng ứng phó với các tình trạng y tế công cộng khẩn cấp, đặc biệt là đại dịch Covid-19.

Hội nghị ADMM-15 cũng thông qua Tuyên bố Bander Seri Begawan kỷ niệm 15 năm ADMM hướng tới một ASEAN sẵn sàng cho tương lai, hòa bình và thịnh vượng. (Nguồn: QĐND)
Hội nghị ADMM-15 cũng thông qua Tuyên bố Bander Seri Begawan kỷ niệm 15 năm ADMM hướng tới một ASEAN sẵn sàng cho tương lai, hòa bình và thịnh vượng. (Nguồn: QĐND)

Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN cũng nhấn mạnh cam kết của tất cả các bên trong việc hợp tác hòa bình và mang tính xây dựng để Biển Đông trở thành một vùng biển hòa bình, ổn định và thịnh vượng thông qua việc thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả và thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), theo lịch trình đã được nhất trí.

Theo Tuyên bố, các bên cam kết duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, giải quyết hòa bình tranh chấp dựa trên các nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

Đồng thời, các bên cũng hoan nghênh các sáng kiến xây dựng lòng tin như Bộ Quy tắc tránh va chạm bất ngờ trên biển đối với tàu hải quân (CUES), Hướng dẫn về tránh va chạm bất ngờ trên không đối với máy bay quân sự (GAME), Cơ sở hạ tầng liên lạc trực tiếp ASEAN (ADI)...

TIN LIÊN QUAN
14 quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao (Phần 1)
Thượng đỉnh Nga-Mỹ: Điểm danh 3 vấn đề nổi cộm 'không thể ngó lơ'*
Thượng đỉnh G7: 'Hội nhà giàu' bắt tay xuất chiêu mới đối chọi Trung Quốc
Tiêu điểm quốc tế trong tuần: ASEAN-Trung Quốc họp trực tiếp; Thượng đỉnh G7 là tâm điểm; Khai màn vòng chung kết EURO 2020
Những điều cần biết về quyền ưu đãi, miễn trừ tại cơ quan đại diện

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 5/11/2024: Cự Giải sự nghiệp vượng khí

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 5/11/2024: Cự Giải sự nghiệp vượng khí

Tử vi hôm nay 5/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 5/11/2024, Lịch vạn niên ngày 5 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 5/11/2024, Lịch vạn niên ngày 5 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 5/11. Lịch âm hôm nay 5/11/2024? Âm lịch hôm nay 5/11. Lịch vạn niên 5/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 5/11/2024: Tuổi Tuất làm việc cần cù

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 5/11/2024: Tuổi Tuất làm việc cần cù

Xem tử vi 5/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 5/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 28/10-4/11.
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines đang tìm kiếm quan hệ đối tác mới với Saudi Arabia trong các lĩnh vực phát triển bền vững và Halal.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động