Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với các Đối tác đối thoại (PMC)

Hôm nay, ngày 06/8, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50 và các Hội nghị liên quan, ASEAN đã tổ chức các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+1 với 10 bên Đối tác (PMC+1) gồm: Canada, Hàn Quốc, Australia, Nga, Trung Quốc, New Zealand, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU)
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hoi nghi bo truong ngoai giao asean voi cac doi tac doi thoai pmc Quản lý bền vững nguồn nước sông Mekong
hoi nghi bo truong ngoai giao asean voi cac doi tac doi thoai pmc Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh gặp Bộ trưởng Ngoại giao Canada

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam dự các Hội nghị và trên cương vị nước điều phối quan hệ ASEAN - Ấn Độ, đã cùng Ngài V. K. Singh, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ấn Độ đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Ấn Độ.

Tại các Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và 10 nước Đối tác đã điểm lại quan hệ trong năm, thông qua nhiều định hướng lớn cho hợp tác trong giai đoạn tiếp theo. Các nước đã rất chú trọng một số lĩnh vực như các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển, biến đổi khí hậu, quản lý thiên tai, giao lưu nhân dân, giáo dục... Đồng thời các nước cũng trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

hoi nghi bo truong ngoai giao asean voi cac doi tac doi thoai pmc
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và đối tác Nhật Bản. (Nguồn: asean2017.ph)

Các Đối tác chúc mừng ASEAN nhân kỷ niệm 50 năm thành lập, hoan nghênh những kết quả ASEAN đạt được sau gần 2 năm xây dựng Cộng đồng và cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ ASEAN đẩy mạnh liên kết kinh tế và kết nối khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triển, thúc đẩy thương mại tự do và công bằng thông qua các Hiệp định  mậu dịch tự do hiện có và khuôn khổ rộng lớn hơn như Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Các Đối tác cũng đánh giá cao vai trò quan trọng của ASEAN trong duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực và khẳng định ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình.

Về tình hình khu vực và quốc tế, các Bộ trưởng Ngoại giao trao đổi về các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, trong đó có tình hình bán đảo Triều Tiên, Biển Đông, khủng bố, an ninh mạng; đồng thời nhấn mạnh cần phối hợp chặt chẽ và tăng cường hợp tác để cùng xử lý các vấn đề quan tâm chung. Các Bộ trưởng khẳng định việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích chung; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982; thúc đẩy tiếp tục thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hoan nghênh việc ASEAN và Trung Quốc nhất trí thông qua khung Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) và mong muốn hai bên sớm tiến hành đàm phán thực chất để xây dựng một COC hiệu  quả.

Một số kết quả nổi bật của các Hội nghị PMC +1 như sau:

* Với Canada, các Bộ trưởng hoan nghênh kết quả triển khai Kế hoạch Hành động ASEAN - Canada giai đoạn 2016-2020; nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác hai bên trong các lĩnh vực như thương mại và đầu tư, kết nối, giáo dục, quản lý thiên tai, biến đổi khí hậu, tăng cường nữ quyền; nghiên cứu khả thi Hiệp định Thương mại tự do ASEAN- Canada . Các nước đánh giá cao sáng kiến của Canada về Chương trình học bổng trị giá 10 triệu đô la Canada trong 5 năm cho sinh viên các nước ASEAN nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ASEAN-Canada và 50 năm thành lập ASEAN.

* Với Hàn Quốc: Các Bộ trưởng hài lòng ghi nhận những kết quả đạt được trong việc thực hiện Kế hoạch Hành động 2016-2020, hoan nghênh các hoạt động sôi nổi trong năm Hợp tác Du lịch ASEAN - Hàn Quốc 2017, đặc biệt là lễ khai trương Nhà Văn hóa ASEAN tại Busan tháng 9/2017, và đánh giá cao những hỗ trợ của Hàn Quốc đối với nâng cao năng lực của ASEAN trong ứng phó với các thách thức trong khu vực. Về thương mại, các Bộ trưởng cam kết đẩy mạnh hợp tác, hướng tới mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 200 tỷ USD vào 2020;

* Với ASEAN - New Zealand, hai bên nhất trí sẽ tiếp tục thực hiện hai chiến lược trọng tâm là Chiến lược Con ngườiChiến lược Thịnh vượng, triển khai hiệu quả Hiệp định Thương mại ASEAN- Australia - New Zealand và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ASEAN quan tâm và New Zealand có thế mạnh như giáo dục, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, nông nghiệp, năng lượng tái tạo. ASEAN đánh giá cao các chương trình hỗ trợ về giáo dục và đào tạo của New New Zealand, nhất là các chương trình học bổng dành cho thanh niên và lãnh đạo trẻ ASEAN (YBLI), Chương trình đào tạo tiếng anh cho công chức (ELTO),… Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN, New Zealand công bố sẽ trao cho ASEAN một số học bổng đào tạo giảng dạy.

hoi nghi bo truong ngoai giao asean voi cac doi tac doi thoai pmc
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và đối tác New Zealand. (Nguồn: asean2017.ph)

* Với Australia, hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác xử lý các thách thức an ninh như khủng bố, chủ nghĩa cực đoan bạo lực, buôn bán người; ghi nhận những kết quả cụ thể trong triển khai Hiệp định Tự do Thương mại ASEAN –Australia - New Zealand (AANZFTA), Chương trình Hỗ trợ hợp tác Kinh tế và Chương trình phát triển ASEAN-Australia; đánh giá cao các chương trình, sáng kiến được triển khai trong kế hoạch Colombo mới nhằm hỗ trợ tăng cường hợp tác giáo dục và liên kết nhân dân giữa Australia và các nước ASEAN (kể từ 2015). Hai bên cũng tích cực chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Australia dự kiến tổ chức vào tháng 3/2018. 

* Với Trung Quốc: Các Bộ trưởng đánh giá cao kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực hợp tác trong quan hệ ASEAN - Trung Quốc thời gian qua. Các nước tiếp tục nhấn mạnh ưu tiên hợp tác thực chất trên các lĩnh vực thương mại, kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển, tăng cường hội nhập khu vực, phát triển hạ tầng cơ sở và tăng cường năng lực sản xuất; triển khai hiệu quả Kế hoạch Hành động ASEAN-Trung Quốc giai đoạn 2016-2020, Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), cũng như đẩy nhanh tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP); đồng thời nghiên cứu thúc đẩy khả năng kết hợp giữa Kế hoạch Tổng thể về kết nối ASEAN (MPAC) 2025 và Sáng kiến Vành đai và Con đường, cũng như tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ, nhất là từ Quỹ Hợp tác ASEAN-Trung Quốc, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB)…Ngoài ra, ASEAN và Trung Quốc nhất trí chủ đề hợp tác ASEAN-Trung Quốc năm 2018 là Năm Sáng tạo và ký Biên bản ghi nhớ (MOU) sửa đổi về Trung tâm ASEAN-Trung Quốc.

Tại Hội nghị, các Bộ trưởng ASEAN và Trung Quốc đã chính thức thông qua Khung Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC), tạo cơ sở đi vào đàm phán thực chất nội dung COC trong giai đoạn tới. Các nước đồng thời tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông; giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982; thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), kiềm chế và tránh các hành động đơn phương, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. 

* Với Ấn Độ: trên cương vị là điều phối quan hệ ASEAN-Ấn Độ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã cùng Quốc vụ khanh Ấn Độ về đối ngoại V K. Singh đã đồng chủ trì Hội nghị. Hai bên cam kết tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch Hành động ASEAN-Ấn Độ, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng cường hợp tác kết nối đường bộ, hàng không, hàng hải, kết nối số và kết nối con người, ứng phó các thách thức an ninh như an ninh hàng hải, khủng bố, chủ nghĩa cực đoan bạo lực, an ninh mạng; thúc đẩy việc ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) thành lập Trung tâm  ASEAN-Ấn Độ; đẩy mạnh thực hiện các sáng kiến và cam kết của Lãnh đạo Cấp cao. Các Bộ trưởng hoan nghênh các hoạt động kỷ niệm 25 quan hệ đối thoại ASEAN-Ấn Độ, đánh giá cao vai trò điều phối của Việt Nam và cam kết cùng đóng góp tích cực tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao kỷ niệm ASEAN-Ấn Độ vào 25-26/1/2018 tại New Delhi.

* Với Hoa Kỳ: các Bộ trưởng khẳng định lại các nguyên tắc quan trọng định hướng quan hệ ASEAN-Hoa Kỳ nêu trong Tuyên bố Sunnylands (2/2016)  cũng như nhấn mạnh cần tích cực phát huy những thành tựu đạt được trong 40 năm qua. Về hợp tác, hai bên đặt trọng tâm vào các lĩnh vực kinh tế-thương mại, phát triển SMSEs, thúc đẩy sáng tạo và kinh tế số, giáo dục, tăng cường kết nối, đẩy mạnh hợp tác biển và ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống như khủng bố, an ninh mạng … Các nước ASEAN hoan nghênh Hoa Kỳ duy trì cam kết với khu vực và việc Tổng thống Donald Trump cam kết dự các Hội nghị khu vực cuối năm nay.

* Với Nhật Bản: ASEAN đánh giá cao những hỗ trợ của Nhật Bản cho tiến trình xây dựng Cộng đồng, trong đó có cam kết hỗ trợ thu hẹp khoảng cách phát triển, hiện thực hóa "tăng trưởng có chất lượng" ở tiểu vùng Mê-công, phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực công nghiệp. Tại Hội nghị, các Bộ trưởng đã thông qua Kế hoạch triển khai sửa đổi thực hiện Tuyên bố Tầm nhìn ASEAN – Nhật Bản. Hai bên cũng cam kết triển khai hiệu quả Lộ trình Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN-Nhật Bản 2016-2025.

* Với Liên hiệp Châu Âu (EU): các nước ghi nhận kết quả triển khai Kế hoạch Hành động ASEAN - EU giai đoạn 2013-2017; thông qua Tuyên bố kỷ niệm 40 năm quan hệ ASEAN - EU, Kế hoạch Hành động mới cho giai đoạn 2018-2022, Tuyên bố ASEAN-EU về Hiệp định Paris, tái khẳng định cam kết hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu.  

* Với Nga: các Bộ trưởng ghi nhận những tiến triển tích cực trong việc triển khai kết quả Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm ASEAN-Nga tại Sô-chi tháng 5/2016 cũng như Kế hoạch Hành động ASEAN-Nga 2016-2020 và nhất trí thông qua Tuyên bố của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Nga về chống khủng bố quốc tế, Lộ trình thực hiện Báo cáo của Nhóm các Nhân vật nổi tiếng ASEAN-Nga và Tài liệu khái niệm của Nhóm Nghiên cứu Đối tác Chiến lược ASEAN-Nga.

hoi nghi bo truong ngoai giao asean voi cac doi tac doi thoai pmc
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN trong phiên họp ngày 5/8. (Nguồn: asean2017.ph)

* Đoàn đại biểu Việt Nam do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đã tham gia tích cực và đóng góp ý kiến trên các vấn đề được trao đổi tại các Hội nghị. Trưởng đoàn Việt Nam đánh giá cao sự ủng hộ của các Đối tác dành cho ASEAN trong tiến trình xây dựng Cộng đồng và duy trì vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực. Phó Thủ tướng Bộ trưởng cũng nêu các đề xuất cụ thể nhằm thúc đẩy và làm sâu sắc hơn hợp tác, trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng đối tác, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên của ASEAN như liên kết, kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển, nâng cao năng lực ứng phó với các thách thức đang nổi lên như tội phạm xuyên quốc gia, an ninh, an toàn hàng hải, quản lý thiên tai, phòng chống dịch bệnh.

Về tình hình khu vực và thế giới, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh chia sẻ đánh giá về những thuận lợi cũng như thách thức đặt ra ở khu vực, nhấn mạnh tầm quan trọng về vai trò trung tâm của ASEAN, tăng cường hợp tác giữa các nước ASEAN và với các đối tác vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.

Phó Thủ tướng đã chia sẻ lo ngại về những diễn biến phức tạp gần đây và hiện nay tại Biển Đông, bao gồm các hành động đơn phương như bồi đắp, cải tạo đất và quân sự hóa, làm xói mòn lòng tin và ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông; đề nghị các nước tiếp tục ủng hộ ASEAN và đóng góp xây dựng cho việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực; thúc đẩy các bên tuân thủ các nguyên tắc cơ bản như giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển 1982, kiềm chế, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố DOC, sớm đi vào đàm phán thực chất và hoàn tất Bộ quy tắc COC hiệu quả trên cơ sở Khung COC đã được thông qua.

* Theo chương trình, ngày mai 7/8, các Bộ trưởng Ngoại giao sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+3 lần thứ 18 (với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước tham gia Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 7 (với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ, Nga, Australia, New Zealand) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 24 (với sự tham dự của 10 nước ASEAN và 17 đối tác).

BC

Bài viết cùng chủ đề

50 năm thành lập ASEAN

Đọc thêm

Thiếu trầm trọng nguồn nhân lực, cơ hội việc làm của ngành Y đang rất lớn

Thiếu trầm trọng nguồn nhân lực, cơ hội việc làm của ngành Y đang rất lớn

Các chuyên gia đã đưa ra những lời khuyên chọn ngành và cách để có tâm lý vững vàng tới các thí sinh về hướng nghiệp.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Kiều bào tại Pháp xuống đường ủng hộ vụ kiện của bà Trần Tố Nga

Kiều bào tại Pháp xuống đường ủng hộ vụ kiện của bà Trần Tố Nga

Khoảng hơn 200 bạn bè Pháp và bà con kiều bào đã tập hợp cùng các tổ chức hội đoàn bày tỏ sự ủng hộ với bà Trần Tố Nga ...
Bảo Anh khoe khoảnh khắc chơi đùa cùng con gái hồi một tháng tuổi

Bảo Anh khoe khoảnh khắc chơi đùa cùng con gái hồi một tháng tuổi

Ca sĩ Bảo Anh khoe khoảnh khắc cưng nựng, chơi đùa bên con gái Misumi hơn một năm trước.
Tiết kiệm 'bộn tiền', Ấn Độ không ngừng mua mặt hàng này từ Nga

Tiết kiệm 'bộn tiền', Ấn Độ không ngừng mua mặt hàng này từ Nga

Trong tháng 4/2024, Ấn Độ đã nhập khẩu nhiều dầu của Nga, song lại giảm nhập khẩu từ Iraq và Saudi Arabia.
Triển khai hệ thống thị thực điện tử mới, Cuba kỳ vọng hút khách du lịch quốc tế

Triển khai hệ thống thị thực điện tử mới, Cuba kỳ vọng hút khách du lịch quốc tế

Từ tháng 5, Cuba triển khai hệ thống thị thực điện tử mới dành cho du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Phiên bản di động