Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong và các đối tác

Bảo Chi
Đây là lần đầu tiên các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mekong-Nhật Bản và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mekong-Hàn Quốc sau ba năm bị gián đoạn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam, đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các Hội nghị
Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam, dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các Hội nghị.

Ngày 26/07, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57 và các hội nghị liên quan tại Vientiane, Lào, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, thay mặt Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mekong-Nhật Bản lần thứ 15 và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mekong-Hàn Quốc lần thứ 12.

Hội nghị Bộ trưởng hợp tác Mekong-Nhật Bản (MJC) đánh dấu 15 năm hình thành cơ chế hợp tác giữa các nước Mekong và Nhật Bản. Tại hội nghị, các nước thành viên đánh giá cao việc triển khai thành công Chiến lược Tokyo 2018, ngay cả trong giai đoạn đại dịch Covid-19.

Hợp tác MJC đã góp phần tăng cường kết nối, chuyển đổi số, chuỗi cung ứng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, môi trường, quản lý nguồn nước và thích ứng biến đổi khí hậu. Hội nghị đã thông qua Chiến lược hợp tác Mekong-Nhật Bản 2024 với các định hướng hợp tác trong 5 năm tới.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đề xuất các giải pháp để triển khai ba trụ cột của Chiến lược hợp tác MJC giai đoạn mới.

Thứ nhất, thúc đẩy xã hội kết nối thông qua phát triển mạng lưới giao thông và logistics dọc theo hành lang kinh tế Đông-Tây và hành lang kinh tế phía Nam. Đặc biệt tập trung các dự án hạ tầng chất lượng cao kết nối các cảng biển, cửa khẩu, trung tâm kinh tế, xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSME) tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thứ hai, về số hoá, tập trung phát triển hạ tầng số, nguồn nhân lực số chất lượng, hỗ trợ MSME chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao vào các ngành công nghiệp. Thứ ba, hợp tác hiệu quả trong quản lý nguồn nước xuyên biên giới, bảo đảm an ninh lương thực-năng lượng, giảm thiểu thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu.

Tại Hội nghị Bộ trưởng hợp tác Mekong-Hàn Quốc (MKC), các thành viên ghi nhận hợp tác tiếp tục đạt các kết quả thực chất thông qua việc triển khai Kế hoạch hành động MKC 2021-2025. Quỹ Hợp tác Mekong-Hàn Quốc (MKCF) đã hỗ trợ các nước Mekong triển khai nhiều dự án về nâng cao năng lực, bảo vệ môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn, ứng phó biến đổi khí hậu….

Diễn đàn doanh nghiệp MKC được tổ chức thường niên, đã góp phần xây dựng và phát triển mạng lưới kết nối doanh nghiệp các nước Mekong và Hàn Quốc.

Các nước Mekong đánh giá cao Hàn Quốc cam kết tăng dần hỗ trợ dành cho Quỹ MKCF, để đạt mức đóng góp hàng năm là 10 triệu đô la Mỹ vào năm 2027.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đề xuất một số ưu tiên hợp tác trong thời gian tới nhằm phát huy các tiềm năng hợp tác MKC.

Thứ nhất, thúc đẩy tăng trưởng xanh thông qua huy động nguồn tài trợ cho các dự án chuyển đổi năng lượng sạch, giảm phát thải khí carbon, nông nghiệp thông minh, ứng phó biến đổi khí hậu, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; đồng thời, tăng cường hợp tác giữa Ủy hội sông Mekong và Trung tâm nước Mekong-Hàn Quốc.

Thứ hai, đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số của tiểu vùng Mekong, tăng cường hợp tác tác về thương mại điện tử, phát triển công nghệ số, triển khai Diễn đàn số Mekong-Hàn Quốc. Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, các dự án nhằm đào tạo lại và nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động của tiểu vùng.

Đây là lần đầu tiên các hội nghị Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mekong-Nhật Bản và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mekong-Hàn Quốc sau ba năm bị gián đoạn.

AMM 57: Vì những khát vọng ‘đường dài’

AMM 57: Vì những khát vọng ‘đường dài’

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57 (AMM 57) và các hội nghị liên quan tại Vientiane, Lào (24-27/7) có ý nghĩa ...

Hoàn tất công tác chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57 và các Hội nghị liên quan

Hoàn tất công tác chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57 và các Hội nghị liên quan

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam dẫn đầu đoàn Việt Nam dự cuộc họp của các Quan chức ...

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 57: Việt Nam ủng hộ chủ đề, các trọng tâm và ưu tiên của ASEAN trong năm 2024

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 57: Việt Nam ủng hộ chủ đề, các trọng tâm và ưu tiên của ASEAN trong năm 2024

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN của Việt ...

Indonesia muốn phát huy Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP)

Indonesia muốn phát huy Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP)

Trong phiên họp kín ngày 25/7 của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 57 tại Lào, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi ...

Lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong AANZFTA

Lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong AANZFTA

Bộ Công Thương lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thành lập Khu vực ...

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Kết nối chuyên gia, trí thức và nhà khoa học Việt Nam trong khối ASEAN

Kết nối chuyên gia, trí thức và nhà khoa học Việt Nam trong khối ASEAN

Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu sẽ tổ chức sự kiện One Global Vietnam-ASEAN 2024, quy tụ các chuyên gia, trí thức, và nhà khoa ...
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Phnom Penh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Phnom Penh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Campuchia

Đây là chuyến thăm chính thức Campuchia đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trên cương vị người đứng đầu cơ quan lập pháp Việt Nam.
Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, ...
Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng Mali Maiga đã chỉ trích các nhà lãnh đạo quân sự của nước này chậm trễ trong việc kết thúc thời kỳ chuyển tiếp.
Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Bắc Ninh đã không ngừng nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Quan họ với ...
Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 22/11/2024

Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 22/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Đồng Nai theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 22/11/2024.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động