Hội nghị Bộ trưởng Nhóm G77: Khẳng định quyết tâm thực hiện các mục tiêu SDG trong bối cảnh thế giới nhiều thách thức

Chu Văn
Ngày 15-16/12, Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Nhóm G77 và Trung Quốc đã diễn ra tại Trụ sở Liên hợp quốc (New York, Mỹ) theo sáng kiến của Pakistan - nước Chủ tịch G77 năm 2022.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khẳng định quyết tâm thực hiện các mục tiêu SDG trong bối cảnh thế giới  đứng trước nhiều thách thức
Toàn cảnh Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Nhóm G77 và Trung Quốc.

Hội nghị có chủ đề “Thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững SDG: Giải quyết thách thức hiện nay và thích ứng với khủng hoảng trong tương lai”, tập trung thảo luận các biện pháp huy động tài chính, thúc đẩy các hành động khí hậu, tăng cường hợp tác thương mại-đầu tư nhằm thực hiện SDG.

Tham dự hội nghị có hơn 300 đại biểu, gồm Bộ trưởng, Thứ trưởng, Đại sứ-Trưởng phái đoàn đến từ 131 nước thành viên nhóm G77 và đại diện các cơ quan liên quan của Liên hợp quốc.

Thừa uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và đại diện Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc đã tham dự Hội nghị.

Hội nghị đặc biệt lần này được tổ chức trong bối cảnh tình hình kinh tế - chính trị quốc tế đang diễn ra nhiều thay đổi nhanh chóng, sâu sắc.

Các nước đánh giá thế giới đứng trước nhiều thách thức, đã và đang tác động đa chiều đến các nước đang phát triển là thành viên của G77, nhất là dịch Covid-19 kéo dài, nguy cơ suy thoái kinh tế, bất ổn tài chính-tiền tệ, lạm phát, nợ công, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực-năng lượng và gia tăng căng thẳng địa chính trị.

Hội nghị đã thông qua Văn kiện kết quả nhấn mạnh yêu cầu các bên liên quan cần hành động ngay để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững SDG theo phương châm không bỏ ai lại phía sau.

Các ý kiến phát biểu cho rằng, việc triển khai các biện pháp đồng bộ để hỗ trợ các nước đang phát triển vượt qua các nguy cơ ngắn hạn về lương thực, năng lượng, tài chính là rất cấp bách, nhất là hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, vốn ODA, tái cơ cấu nợ, phân bổ lại quyền rút vốn đặc biệt SDR...

Trong dài hạn, Hội nghị nhấn mạnh yêu cầu xây dựng một hệ thống kinh tế và tài chính quốc tế công bằng, bình đẳng và bao trùm, tăng cường tiếng nói và sự tham gia của các nước đang phát triển trong các cơ chế quản trị kinh tế toàn cầu.

Đồng thời, thúc đẩy chuyển đổi xanh, bền vững đi đôi với thích ứng biến đổi khí hậu, kêu gọi các nước phát triển thực hiện đầy đủ cam kết cung cấp tài chính ưu đãi 100 tỷ USD/năm. Xây dựng các khuôn khổ hợp tác quốc tế về công nghệ, cụ thể như thiết lập Hiệp ước Số soàn cầu gắn với yêu cầu thực hiện các SDG.

Phát biểu tại Hội nghị, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng cho hay, các nước thành viên G77 cần chung tay nỗ lực vượt qua thời điểm khó khăn, thách thức hiện nay, thúc đẩy phục hồi kinh tế- xã hội hậu dịch Covid-19 và phát triển bền vững trên tinh thần đề cao chủ nghĩa đa phương, đoàn kết và hợp tác quốc tế.

Khẳng định quyết tâm thực hiện các mục tiêu SDG trong bối cảnh thế giới  đứng trước nhiều thách thức
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng tại Hội nghị.

Trưởng Đoàn Việt Nam nhấn mạnh vai trò động lực của thương mại và đầu tư trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững và bao trùm, hiện thực hoá các mục tiêu SDG, theo đó cần đẩy nhanh cải cách WTO, thúc đẩy mở cửa thị trường, hạn chế tối đa các rào cản thương mại không cần thiết. Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò then chốt cho phát triển bền vững, bao trùm, lấy con người làm trung tâm.

Do vậy, cần đẩy mạnh hợp tác về khoa học, chuyển giao công nghệ, cung cấp nguồn tài chính ưu đãi cho phát triển đi đôi với đổi mới các biện pháp huy động tài chính thông qua hợp tác công-tư, xây dựng các mô hình tài chính hỗn hợp.

Bên lề Hội nghị, Trưởng Đoàn Việt Nam đã chào Bộ trưởng Ngoại giao Cuba và có các cuộc trao đổi với nhiều Trưởng đoàn các nước, trong đó có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Azerbaijan, Trưởng Phái đoàn Colombia, Pakistan tại Liên hợp quốc...

Các nước đánh giá cao kết quả phục hồi kinh tế - xã hội của Việt Nam trong năm 2022, cũng như các đóng góp của Việt Nam trong các cơ chế đa phương, nhất là Liên hợp quốc.

Với Cuba, trên nền tảng quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt, hai bên khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong các khuôn khổ đa phương; khẳng định ủng hộ Cuba đảm nhiệm thành công cương vị Chủ tịch G77 năm 2023.

Với Colombia, hai bên nhấn mạnh tăng cường hợp tác trong các khuôn khổ Nam-Nam và ba bên, trong đó có G77, UNCTAD…, đồng thời phối hợp chặt chẽ chuẩn bị cho Hội nghị Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác tăng trưởng xanh toàn cầu P4G do Colombia đăng cai trong năm 2023.

Thứ trưởng Ngoại giao Azerbaijan mong muốn Việt Nam phối hợp chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Phong trào không liên kết về phục hồi toàn cầu sau đại dịch Covid-19 tại Baku, Azerbaijan (tháng 3/2023).

Việc tổ chức tiếp nối hai Hội nghị Bộ trưởng của Nhóm G77 và Trung Quốc trong năm 2022 đã cho thấy yêu cầu cấp bách trong tăng cường phối hợp chính sách, định hình ưu tiên và đẩy nhanh các hành động nhằm vượt qua khó khăn, duy trì tăng trưởng kinh tế và thực hiện các mục tiêu SDG.

Hội nghị thống nhất cần bảo đảm việc xử lý thách thức trong ngắn hạn, đồng thời không làm chệch hướng các mục tiêu phát triển dài hạn. Các kết quả của Hội nghị là bước chuẩn bị quan trọng cho các hội nghị năm 2023-2034 trong khuôn khổ Liên hợp quốc như: Hội nghị Bộ trưởng Nam-Nam vào tháng 3/2023, Hội nghị Thượng đỉnh SDG 2023, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai 2024…

Với tư cách là thành viên sáng lập của G77, trong thời gian qua, Việt Nam đã tham gia và đóng góp tích cực vào các hoạt động của Nhóm, góp phần bảo đảm lợi ích chung của các nước đang phát triển, thúc đẩy hợp tác Nam-Nam, đồng thời bảo đảm các ưu tiên, lợi ích phát triển của Việt Nam trên tinh thần chủ trương nâng tầm đối ngoại đa phương.

Thượng đỉnh G20: Ấn Độ kêu gọi thế giới 'nghiêm túc' thực hiện một giải pháp; IMF cảnh báo không cho chủ nghĩa bảo hộ 'bám rễ'

Thượng đỉnh G20: Ấn Độ kêu gọi thế giới 'nghiêm túc' thực hiện một giải pháp; IMF cảnh báo không cho chủ nghĩa bảo hộ 'bám rễ'

Trong khuôn khổ G20, Ấn Độ đã kêu gọi giải quyết hòa bình xung đột Nga-Ukraine.

Đại sứ Meynardo Los Banos Montealegre: Tiềm năng hợp tác Philippines-Việt Nam rất lớn vì có mục tiêu và thách thức chung

Đại sứ Meynardo Los Banos Montealegre: Tiềm năng hợp tác Philippines-Việt Nam rất lớn vì có mục tiêu và thách thức chung

Nhân dịp Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm chính thức Philippines (22-25/11), Đại sứ Philippines tại Việt Nam Meynardo Los Banos Montealegre chia ...

Chuyển đổi sang sản xuất sạch, Đức quyết liệt thực hiện mục tiêu khí hậu quốc gia

Chuyển đổi sang sản xuất sạch, Đức quyết liệt thực hiện mục tiêu khí hậu quốc gia

Ngày 4/12, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết nền kinh tế đầu tàu châu Âu này sẽ thiết lập các thỏa thuận ...

ASEAN hình thành khuôn khổ quan trọng, thực hiện tầm nhìn về bình đẳng giới

ASEAN hình thành khuôn khổ quan trọng, thực hiện tầm nhìn về bình đẳng giới

Ngày 5/12, trong một tuyên bố chung, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khẳng định đã bắt đầu triển khai kế hoạch ...

Việt Nam nỗ lực thực thi UNCLOS và thực hiện SDG 14 (Kỳ II)

Việt Nam nỗ lực thực thi UNCLOS và thực hiện SDG 14 (Kỳ II)

Là thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), Việt Nam luôn đề cao tôn chỉ và mục tiêu của ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 22/12, Thủ tướng đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng và dự lễ khởi công dự án nhà ở xã ...
Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Ngày 21/12, Bộ Kinh tế Sáng tạo Indonesia đề xuất 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo năm 2025.
Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Bắc Ninh bất ngờ bứt phá ngoạn mục khi thu hút vốn FDI gấp hơn 3 lần năm trước, giữ vững ngôi đầu cả nước.
Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'.
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Báo chí Đông Nam Á đã dành nhiều lời khen về màn ra mắt của Nguyễn Xuân Son với tuyển Việt Nam ở ASEAN Cup 2024.
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ II): Ý chí trong thương đau nuôi lớn các anh hùng

Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ II): Ý chí trong thương đau nuôi lớn các anh hùng

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu không bao giờ quên những đêm hành quân trong khói lửa mịt mùng.
Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ I): Từ các câu 'thần chú' khớp lệnh đến lời dặn cầm quân khắc cốt ghi tâm

Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ I): Từ các câu 'thần chú' khớp lệnh đến lời dặn cầm quân khắc cốt ghi tâm

Tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam - Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu nhớ như in những trận đánh lịch sử đã từng tham gia.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Dấu ấn Việt Nam từ góc nhìn của Đại sứ nước ngoài

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Dấu ấn Việt Nam từ góc nhìn của Đại sứ nước ngoài

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 gây ấn tượng mạnh với các nhà ngoại giao quốc tế đang làm việc tại Việt Nam.
Cao uỷ Thương mại Anh: Xây dựng liên kết mạnh mẽ hơn trong hợp tác quốc phòng Việt Nam-Anh

Cao uỷ Thương mại Anh: Xây dựng liên kết mạnh mẽ hơn trong hợp tác quốc phòng Việt Nam-Anh

Cao uỷ Thương mại Anh tại châu Á-Thái Bình Dương Martin Kent khẳng định về cam kết của Anh trong thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Việt Nam.
Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 mở ra kỷ nguyên hợp tác mới

Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 mở ra kỷ nguyên hợp tác mới

Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam Korhan Kemik đã có cuộc phỏng vấn với Báo Thế giới và Việt Nam trước thềm Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Doanh nhân Mỹ gốc Việt và sứ mệnh thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ tại Việt Nam

Doanh nhân Mỹ gốc Việt và sứ mệnh thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ tại Việt Nam

Việt Nam mong muốn cộng đồng doanh nhân Mỹ gốc Việt đồng hành để xây dựng một Việt Nam hiện đại và mang lại giá trị lâu dài cho tương lai.
Phiên bản di động