Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN 2023: Thông qua Tuyên bố chung Jakarta vì hòa bình, thịnh vượng và an ninh

Vy Anh
Baoquocte.vn. Tuyên bố chung Jakarta vì hòa bình, thịnh vượng và an ninh đã được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 17, trong đó nhấn mạnh việc tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN 2023
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 17, ngày 15/11 tại Jakarta, Indonesia. (Nguồn: asean.org)

Ngày 15/11, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 17 (ADMM-17) đã diễn ra tốt đẹp tại thủ đô Jakarta của Indonesia, với việc thông qua Tuyên bố chung vì hòa bình, thịnh vượng và an ninh.

Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam, do Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu, đã chủ động có những đóng góp trách nhiệm vào thành công chung của Hội nghị.

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto, Chủ tịch ADMM 2023, nhấn mạnh rằng hòa bình và an ninh là nền tảng để phát triển kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội. Theo ông, khu vực không ổn định và an ninh thì không thể hấp dẫn đầu tư, thúc đẩy thương mại và bảo đảm sự ứng xử văn minh của xã hội.

Vì vậy, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia cho rằng, chủ đề “Hòa bình, Thịnh vượng và An ninh” của ADMM-17 là rất phù hợp với bối cảnh cục diện thế giới đang có những biến động phức tạp như hiện nay.

Sau khi thông qua chương trình nghị sự, hội nghị đã nghe Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn thông tin cập nhật về các phát triển gần đây của ASEAN và thông qua Tài liệu hướng dẫn triển khai quy chế quan sát viên của Timor Leste trong ADMM, ADMM+ và các hội nghị liên quan.

Hội nghị đã nghe báo cáo về kết quả Hội nghị quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN (ADSOM) và thông qua Kế hoạch công tác ADMM giai đoạn 2023-2026, cũng như các văn kiện/sáng kiến mới trong ADMM như: Tài liệu khái niệm Quan điểm ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương từ góc độ quốc phòng, Tài liệu khái niệm về hài hòa các sáng kiến của ADMM và ADMM+, cũng như ghi nhận Tài liệu thảo luận về sử dụng tài sản quân sự nhằm duy trì an ninh lương thực trong khu vực.

Tại hội nghị, các trưởng đoàn đã nhất trí với các văn bản gồm: Dự thảo sửa đổi Quy trình hoạt động chuẩn của sáng kiến “ASEAN - Con mắt của chúng ta” (AOE); Bản đánh giá chu kỳ hiện tại của các Nhóm chuyên gia ADMM+; Tài liệu khái niệm về Chương trình các nhà lãnh đạo quốc phòng mới nổi Mỹ-ASEAN, đồng thời thảo luận một số nội dung khác.

Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN 2023
Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 17. (Ảnh: BP)

Đặc biệt, Hội nghị đã thông qua Tuyên bố chung Jakarta vì hòa bình, thịnh vượng và an ninh, trong đó ghi nhận các mối đe dọa và thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống; sự chuyển dịch địa chính trị và địa chiến lược trong khu vực và tác động của sự cạnh tranh giữa các nước lớn vốn có thể ảnh hưởng đến an ninh và thịnh vượng của ASEAN.

Tuyên bố chung nêu rõ tầm quan trọng của việc tuân thủ các nguyên tắc và mục tiêu cơ bản được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc, Hiến chương ASEAN, Hiệp ước Thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Tiến trình Bali, cũng như việc tuân thủ luật pháp quốc tế và duy trì hòa bình, thịnh vượng và an ninh trong khu vực.

Văn kiện này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an toàn trong khu vực, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông; theo đuổi các biện pháp giải quyết tranh chấp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982; kiềm chế và tránh các hoạt động có thể làm phức tạp hoặc gia tăng căng thẳng ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định; sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất và phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982, trong khi thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Trên cơ sở đó, Tuyên bố chung của hội nghị hoan nghênh các biện pháp xây dựng lòng tin hiện tại, như Bộ quy tắc về tránh va chạm bất ngờ trên biển, Hướng dẫn tương tác máy bay quân sự, Hướng dẫn tương tác trên biển, Cơ sở hạ tầng liên lạc trực tiếp ASEAN và các hoạt động trong khuôn khổ DOC nhằm thúc đẩy thông tin liên lạc, lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau cũng như giảm căng thẳng và nguy cơ xảy ra tai nạn, hiểu nhầm hay những tính toán sai lầm trên không và trên biển.

Trung Quốc, ASEAN đẩy mạnh hợp tác phát triển ngành rong biển

Trung Quốc, ASEAN đẩy mạnh hợp tác phát triển ngành rong biển

Hơn 90 người tham dự Diễn đàn hợp tác về ngành rong biển giữa Trung Quốc và các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia ...

ASEAN tăng cường tạo thuận lợi cho vận tải xuyên biên giới

ASEAN tăng cường tạo thuận lợi cho vận tải xuyên biên giới

Từ ngày 9-10/11, Đoàn công tác của Bộ Giao thông vận tải do Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội ...

Giao lưu hữu nghị Việt Nam – Lào tại Brunei Darussalam

Giao lưu hữu nghị Việt Nam – Lào tại Brunei Darussalam

Ngày 11/11, Đại sứ quán Việt Nam tổ chức hoạt động giao lưu hữu nghị thường niên với Đại sứ quán Lào tại Brunei Darussalam ...

Thuế tối thiểu toàn cầu: Cần trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ phương Tây và ASEAN

Thuế tối thiểu toàn cầu: Cần trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ phương Tây và ASEAN

Thuế tối thiểu toàn cầu là một thách thức rất lớn nhưng cũng mang đến cơ hội mới cho Việt Nam. Thời gian tới, đất ...

Thúc đẩy phát triển Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN bao trùm, bền vững và bản sắc

Thúc đẩy phát triển Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN bao trùm, bền vững và bản sắc

Hợp tác văn hoá xã hội vẫn luôn đóng vai trò quan trọng để ASEAN thúc đẩy phát triển toàn diện, đồng đều, bao trùm, ...

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Gazprombank đã nằm trong tầm ngắm của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden suốt nhiều năm.
Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giữ ổn định trên cả nước. Theo khảo sát, thị trường heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 ...
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

Tân HLV Ruben Amorim ủng hộ Ban lãnh đạo MU tái ký tiền vệ người Anh Angel Gomes.
Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Tháng 9/2024, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết ...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động