Ngày 15/11, 15 quốc gia thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand đã ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), một hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới hiện nay.
Sáng 15/11, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 37, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Lễ ký kết trực tuyến các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực - RCEP. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Singapore: RCEP là “bước tiến lớn đối với thế giới”
Phát biểu tại Hội nghị Cấp cao Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) ngày 15/11, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhận định ký kết RCEP “là một bước tiến lớn đối với thế giới, vào thời điểm khi mà chủ nghĩa đa phương đang mất dần chỗ đứng, và tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại”.
Nhà lãnh đạo Singapore khẳng định việc ký kết RCEP cho thấy “cam kết tập thể của chúng ta đối với việc duy trì các chuỗi cung ứng mở và kết nối, đối với việc thúc đẩy thương mại tự do hơn và sự phụ thuộc lẫn nhau chặt chẽ hơn, đặc biệt trong bối cảnh khi đối mặt với dịch bệnh viêm đường hô hấp Covid-19, các nước trở nên hướng nội và theo xu hướng bảo hộ hơn”.
Ông cũng lưu ý rằng sự đa dạng của các nước tham gia RCEP cho thấy các nền kinh tế ở những giai đoạn phát triển khác nhau đều có thể hợp tác với nhau và đóng góp cho sự phát triển của nhau, cũng như cho hệ thống thương mại đa phương. Thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng sự đa dạng này và những mối liên kết mạnh mẽ giữa các nước tham gia với Mỹ, châu Âu và các nước còn lại trên thế giới cũng phản ánh tính bao trùm và rộng mở của hiệp định.
Thủ tướng Singapore hy vọng Ấn Độ sẽ tham gia RCEP trong tương lai để thỏa thuận thương mại này phản ánh được đầy đủ các mô hình hội nhập và hợp tác khu vực ở châu Á.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu trực tuyến tại buổi lễ ký kết RCEP. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Malaysia: RCEP là công cụ quan trọng để khôi phục kinh tế
Ngày 15/11, phát biểu khi tham dự Hội nghị Cấp cao RCEP, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin cho rằng RCEP sẽ là công cụ quan trọng để khôi phục kinh tế, đồng thời khuyến khích tái mở cửa thị trường và đảm bảo chuối cung ứng không bị đứt quãng. Ông nhấn mạnh, RCEP có vai trò vô cùng thiết yếu đối với sự phản ứng của khu vực trong việc xử lý Covid-19, đại dịch không chỉ cướp đi sinh mạng của nhiều người mà còn tác động tiêu cực đến tất cả các nền kinh tế.
Theo nhà lãnh đạo chính phủ Malaysia, trong bối cảnh phải chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh, lại vừa phải đối mặt với những thách thức liên quan đến hệ thống thương mại toàn cầu, ASEAN cần tiếp tục duy trì khả năng cạnh tranh của mình với tư cách là một khu vực.
Ông Muyhiddin cho rằng các hiệp định tự do thương mại (FTA) là cách giúp duy trì khả năng cạnh tranh thông qua việc thúc đẩy thương mại quốc tế, khuyến khích đầu tư và đảm bảo cung ứng nguồn nhân lực tài năng. Với ý nghĩa như vậy, RCEP sẽ là phương tiện chủ chốt giúp tăng cường kết nối kinh tế trong khu vực ASEAN cũng như giữa ASEAN với các đối tác.
TIN LIÊN QUAN | |
Truyền thông Đức nêu bật ý nghĩa của RCEP đối với hội nhập kinh tế châu Á-Thái Bình Dương |
Thủ tướng Muhyiddin cũng thể hiện sự đánh giá cao đối với việc ký kết RCEP khi cho rằng, hiệp định đối tác này được thương thảo dựa trên sự phát triển kinh tế khác nhau giữa 15 nước thành viên và có thể mang lại lợi ích cho tất cả. Ông Muhyiddin nhấn mạnh RCEP sẽ là tiêu chuẩn đối với sự phát triển trong tương lai và là sự ghi nhận thích đáng đối với các nỗ lực hợp tác kinh tế của các nước trong khu vực.
Nhà lãnh đạo Malaysia cho biết thêm, nước này cùng với các đối tác trong RCEP muốn chứng tỏ với thế giới rằng, mặc dù có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, song 15 nước thành viên có thể làm việc cùng nhau để tạo ra một hiệp định thương mại mang lại lợi ích cho tất cả các bên, không chỉ cho cộng đồng doanh nghiệp mà còn cho cả sinh kế của người dân.
Ông Muhyiddin nhấn mạnh RCEP sẽ là tiêu chuẩn đối với sự phát triển trong tương lai và là sự ghi nhận thích đáng đối với các nỗ lực hợp tác kinh tế của các nước trong khu vực. |
Về việc Ấn Độ chưa tham gia RCEP, Thủ tướng Muhyiddin cho biết, ông chia sẻ với những khó khăn mà quốc gia đông dân thứ hai thế giới đang phải đối mặt. Theo ông Muhyiddin, Malaysia luôn ủng hộ và mong muốn Ấn Độ sẽ gia nhập RCEP trong tương lai.
Trung Quốc: RCEP là thắng lợi của chủ nghĩa đa phương và thương mại tự do
Phát biểu khi tham dự Hội nghị Thượng đỉnh RCEP, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói rằng việc ký kết RCEP không chỉ là một thành tự quan trọng mang tính bước ngoặt trong hợp tác khu vực Đông Á, mà còn là một thắng lợi của chủ nghĩa đa phương và thương mại tự do.
Hàn Quốc: RCEP là “kết quả quan trọng nhất” của Chính sách hướng Nam Mới
Sau khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đầu giờ chiều 15/11 (giờ địa phương), Phủ Tổng thống Hàn Quốc đã mô tả sự kiện này là “kết quả quan trọng nhất” của Chính sách hướng Nam Mới của chính quyền đương nhiệm nhằm cải thiện mối quan hệ chiến lược với các quốc gia Đông Nam Á và cũng là cơ hội để Hàn Quốc trở thành một cường quốc kinh tế đi đầu.”
Theo Phủ Tổng thống Hàn Quốc, đây là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới với sự tham gia của 15 quốc gia, chiếm 1/3 Tổng sản phẩm quốc nội của cả thế giới.
| Tuyên bố của các bộ trưởng về sự tham gia của Ấn Độ vào Hiệp định RCEP TGVN. Trong tuyên bố chung của các Bộ trưởng có ghi rõ, Hiệp định RCEP để mở cho sự gia nhập của Ấn Độ kể ... |
| Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo về Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP) TGVN. Lãnh đạo của 10 nước thành viên ASEAN và 5 nước đối tác đã ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ... |
| Kết thúc đàm phán RCEP - thông điệp mạnh mẽ khẳng định vai trò đi đầu của ASEAN TGVN. Theo Thủ tướng, việc kết thúc đàm phán RCEP - một hiệp định thương mại tự do có quy mô lớn nhất thế giới ... |