Hội nghị Cấp cao ASEAN 37: Cùng nhìn lại, hướng tương lai

Hà Phương
TGVN. Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 và các hội nghị liên quan được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ ngày 12-15/11 tại Hà Nội là kỳ hội nghị quan trọng nhất trong năm 2020.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Hội nghị là dịp để ASEAN đánh giá một cách tổng thể những kết quả hợp tác trong năm cả trong nội khối cũng như với các Đối tác và đề ra định hướng ưu tiên cho giai đoạn tiếp theo.

Đoàn kết trong giai đoạn “gian nan thử sức”

Một năm 2020 đầy thách thức và khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã được các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN nhìn lại tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) ngày 10/11 vừa qua do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì, trong khuôn khổ chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 và các Hội nghị Cấp cao liên quan.

Hội nghị Cấp cao ASEAN 37: Cùng nhìn lại, hướng tương lai
Ngày 10/11, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN. (Ảnh: Tuấn Anh)

Trong giai đoạn “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, các Bộ trưởng đều thống nhất đánh giá ASEAN vẫn đạt được thành công trong xây dựng Cộng đồng, tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực. “Chìa khóa” giúp ASEAN vượt qua khó khăn để đạt được thành công vẫn chính là tinh thần đoàn kết ASEAN.

Bên cạnh đó, trong năm ASEAN 2020, những nỗ lực của Chủ tịch Việt Nam trong việc dẫn dắt Hiệp hội, gắn kết, chủ động vượt qua khó khăn, kiên định xây dựng Cộng đồng… cũng được các thành viên ASEAN đánh giá cao.

Nhân dịp này, các Bộ trưởng cũng chỉ ra những nội dung hợp tác cần được tiếp tục thúc đẩy trong quá trình phục hồi và khôi phục tăng trưởng sau đại dịch. Đó chính là cần bảo đảm sự liền mạch của chuỗi cung ứng, khôi phục giao thương an toàn giữa các nước, kết thúc đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và tăng cường hợp tác thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua nâng tầm các hoạt động hợp tác giữa các tiểu vùng.

Các Bộ trưởng Ngoại giao dành nhiều thời gian trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực. Các Bộ trưởng cơ bản nhất trí, Biển Đông tiếp tục là vấn đề nổi lên, nhiều hành động đơn phương, trong đó có quân sự hóa, đòi hỏi chủ quyền thiếu căn cứ, hành xử áp đặt vẫn tiếp diễn gây lo ngại đến hòa bình ổn định trên Biển Đông nói riêng, khu vực nói chung.

Cũng trong ngày 10/11, Bộ trưởng Ngoại giao của các nước ASEAN đã tổ chức Hội nghị lần thứ 22 Hội đồng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSCC) thông qua Báo cáo kiểm điểm giữa kỳ Kế hoạch tổng thể APSC 2025, trong đó đề ra nhiều khuyến nghị quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả triển khai Kế hoạch trong thời gian tới; Hội nghị lần thứ 28 Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC), nhất trí thông qua 11 Báo cáo gồm Báo cáo của Hội đồng điều phối ASEAN, Báo cáo của Tổng Thư ký ASEAN và các trụ cột Cộng đồng và sẽ trình lên các nhà Lãnh đạo tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 ghi nhận và cho ý kiến chỉ đạo.

Khẳng định cam kết và quyết tâm chính trị

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: Đây là giai đoạn “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” của ASEAN. ASEAN cần thể hiện sự đoàn kết, gắn bó để có thể hoàn tất các ưu tiên sáng kiến của năm ASEAN 2020, hiện thực hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, đồng thời ứng phó hiệu quả với các thách thức đang nổi lên, đặc biệt là đại dịch Covid-19.

Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 và các hội nghị liên quan lần này là dịp duy nhất trong năm Lãnh đạo ASEAN họp với Lãnh đạo hầu hết các Đối tác quan trọng của ASEAN. Hơn nữa, đợt Hội nghị này diễn ra trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm mới của đại dịch Covid-19 tiếp tục tác động nghiêm trọng đến đời sống kinh tế-xã hội trong khi các nỗ lực “mở cửa” trở lại và từng bước phục hồi của các quốc gia còn gặp thách thức. Bên cạnh đó là diễn biến phức tạp của môi trường chiến lược khu vực và toàn cầu, các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống đe dọa an ninh và ổn định ở khu vực.

Hội nghị, do đó, là dịp quan trọng để Lãnh đạo các nước ASEAN khẳng định cam kết và quyết tâm chính trị mạnh mẽ nhằm duy trì đà hợp tác và liên kết khu vực, ứng phó hiệu quả với đại dịch Covid-19, củng cố vai trò trung tâm và vị thế của ASEAN cũng như định hướng phát triển phù hợp cho ASEAN trong một thế giới đang chuyển động nhanh chóng, phức tạp và khó đoán định.

Dự kiến có 20 hoạt động ở Cấp cao trong đó có Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37, các Hội nghị Cấp cao ASEAN+1 với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Liên hợp quốc, Australia và Cấp cao kỷ niệm 45 năm quan hệ Đối tác ASEAN- New Zealand, Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 lần thứ 23, Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 15, và Hội nghị Cấp cao các nước tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Trong dịp này cũng sẽ diễn ra các Hội nghị Cấp cao Mekong - Nhật Bản, Mekong – Hàn Quốc.

Các nhà lãnh đạo sẽ thông qua, ghi nhận, công bố hơn 80 văn kiện tại Hội nghị lần này. Đây là số lượng văn kiện nhiều nhất từ trước tới nay.

Trong số hơn 80 văn kiện này, đáng chú ý có các văn kiện quan trọng là đề xuất của nước Chủ tịch Việt Nam và được các nước ASEAN và các Đối tác ủng hộ như Tuyên bố Hà Nội về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025, Tuyên bố Hà Nội về Tăng cường công tác xã hội hướng đến một Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng, Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN+3 về Tăng cường năng lực tự cường kinh tế-tài chính trước các thách thức nổi lên; Tuyên bố của các nhà lãnh đạo EAS kỷ niệm 15 năm hình thành Cấp cao Đông Á và Tuyên bố EAS về Hợp tác biển bền vững.

hoi nghi cap cao asean 37 cung nhin lai huong tuong lai
Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN rà soát lại tình hình thực hiện các ưu tiên sáng kiến. (ảnh: Nguyễn Hồng)

Hiện thực hóa RCEP và hợp tác chống Covid-19

Chia sẻ với báo chí, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 còn nêu bật triển vọng về việc ký kết RCEP cũng như các kế hoạch tổng thể liên quan tới hợp tác trong đại dịch Covid-19.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng, Hiệp định RCEP đã mất nhiều năm đàm phán, thương lượng, qua đó thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa lớn của RCEP đối với khu vực, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang chịu tác động mạnh mẽ của dịch Covid-19, làm đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng.

Việc ký kết Hiệp định RCEP sẽ tạo sức bật, cú hích mới cho sự phát triển thương mại trong khu vực và giữa các nước tham gia ký kết Hiệp định.

Cho đến nay, với sự hoàn tất của công tác đàm phán, 15 nước tham gia đàm phán RCEP đã bắt tay vào việc chuẩn bị các thủ tục nội bộ để tiến tới ký kết. Đây là kỳ vọng của 15 nước, các nước đều rất mong mỏi có được hiệp định này.

“Tôi cũng hy vọng rằng mặc dù thời gian rất gấp, rất ngắn sau khi kết thúc đàm phán nhưng với quyết tâm cao, rất mong các nước có thể đẩy nhanh quy trình hoàn tất các thủ tục nội bộ để chúng ta có thể ký kết hiệp định vào ngày 15/11 này”, Thứ trưởng bày tỏ.

Về hợp tác trong dịch bệnh, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cho biết, tại kỳ hội nghị lần này sẽ công bố lập Kho dự phòng vật tư y tế ASEAN để ứng phó các tình huống y tế khẩn cấp.

Tại Cấp cao ASEAN-Nhật Bản lần thứ 23, ASEAN và Nhật Bản sẽ công bố kế hoạch thành lập Trung tâm ASEAN về các tình huống y tế khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi với sự hỗ trợ của Nhật Bản.

Những nỗ lực chung của ASEAN trong thời gian qua, theo Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng, đã giúp cho ASEAN đứng vững trước đại dịch và sớm đi vào phục hồi.

Rõ ràng, càng trong khó khăn thì ASEAN càng phải gắn kết với nhau và trên thực tế chủ đề ASEAN 2020 là “Gắn kết và Chủ động thích ứng” rất phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh hiện nay của ASEAN. ASEAN trong năm nay, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 cho thấy rõ một sự gắn bó hơn rất nhiều.

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng: Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam đúng vào thời điểm vô cùng khó khăn. Việc bùng nổ dịch Covid-19 là hoàn toàn bất ngờ, làm đảo lộn toàn bộ những gì mà chúng ta chuẩn bị cho năm 2020 trong hai năm 2018 và 2019. Mục tiêu quan trọng nhất của Việt Nam với kỳ hội nghị lần này đó chính là nỗ lực để Hội nghị thành công. Hội nghị thành công khi tất cả những gì chúng ta đề ra từ đầu năm đến nay đạt được và thu hoạch được kết quả như những gì chúng ta đã công bố.
Điểm tên những cuộc họp quan trọng trước thềm Hội nghị Cấp cao ASEAN 37

Điểm tên những cuộc họp quan trọng trước thềm Hội nghị Cấp cao ASEAN 37

TGVN. Cùng điểm tên những cuộc họp quan trọng trong hai ngày 9-11/11 trước thềm Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 do Thủ tướng Chính ...

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra công tác chuẩn bị Cấp cao ASEAN 37

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra công tác chuẩn bị Cấp cao ASEAN 37

TGVN. Chiều nay 11/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kiểm tra công tác chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN 37, hội nghị ...

Tầm nhìn 2025 của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

Tầm nhìn 2025 của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

TGVN. Cộng đồng Văn hoá – Xã hội có vai trò đặc biệt, vừa là mục tiêu, vừa là cơ sở của xây dựng và ...

Câu chuyện thành công của Việt Nam nổi bật trước Hội nghị Cấp cao ASEAN 37

Câu chuyện thành công của Việt Nam nổi bật trước Hội nghị Cấp cao ASEAN 37

TGVN. Theo nhật báo The Straits Times (ấn bản của Singapore) ngày 9/11, khi mọi con mắt đang đổ dồn vào Hội nghị Cấp cao ...

Hà Phương

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Đọc thêm

Mẹ bạn trai ca ngợi tài năng âm nhạc của Taylor Swift

Mẹ bạn trai ca ngợi tài năng âm nhạc của Taylor Swift

Bà Donna Kelce - mẹ của cầu thủ bóng bầu dục Travis Kelce - dành nhiều lời khen cho album mới của nữ ca sĩ Taylor Swift.
Mỹ liệt UAV cảm tử của Nga vào 'danh sách nguy hiểm nhất'

Mỹ liệt UAV cảm tử của Nga vào 'danh sách nguy hiểm nhất'

Máy bay không người lái (UAV) cảm tử Lancet của Nga được sử dụng thành công trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Chuyển nhượng bóng đá: HLV Xavi đồng ý ở lại dẫn dắt Barca đến mùa Hè 2025

Chuyển nhượng bóng đá: HLV Xavi đồng ý ở lại dẫn dắt Barca đến mùa Hè 2025

HLV Xavi đổi ý không rời Barca vào cuối mùa giải này, thay vào đó tiếp tục ngồi ‘ghế nóng’ cho đến hết hợp đồng vào Hè năm sau (2025).
Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ ‘đội giá’ lên đến 21.000 USD ở Mỹ

Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ ‘đội giá’ lên đến 21.000 USD ở Mỹ

Một số đại lý Toyota ở bang California, Mỹ đang đội giá xe Land Cruiser Prado 2024 lên tới 21.000 USD so với giá niêm yết của hãng.
Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố ...
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động