Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN và Cuộc họp Nhóm ACCWG về việc Timor Leste xin gia nhập ASEAN

Bảo Chi
Ngày 26/4, Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN Việt Nam đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN (SOM) và Cuộc họp lần thứ 12 Nhóm Công tác Hội đồng Điều phối ASEAN (ACCWG) về việc Timor Leste xin gia nhập ASEAN.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN Việt Nam đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các Hội nghị.
Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN Việt Nam đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các Hội nghị.

Các hội nghị được tổ chức trực tuyến, dưới sự chủ trì của Campuchia, nước Chủ tịch ASEAN 2022.

Tại Hội nghị SOM ASEAN, các nước rà soát tiến độ triển khai các ưu tiên, sáng kiến của ASEAN trong năm 2022, nhất là các sáng kiến về phòng chống Covid-19, phục hồi và phát triển trong trạng thái bình thường mới, tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN.

Các nước khẳng định cần tiếp tục thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, tăng cường kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển, mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ của ASEAN với các đối tác...

Trong bối cảnh môi trường địa chính trị quốc tế và khu vực biến động phức tạp, các nước chia sẻ các thách thức đa chiều mà ASEAN phải đối diện.

Theo đó, nhấn mạnh cần duy trì đoàn kết, thống nhất, tăng cường quan hệ thực chất với các đối tác, và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực thông qua củng cố các diễn đàn do ASEAN chủ trì và dẫn dắt.

Thảo luận các vấn đề quốc tế và khu vực, các nước nhấn mạnh ASEAN cần tiếp tục phát huy vai trò hỗ trợ Myanmar sớm tìm phải pháp khả thi cho khủng hoảng hiện nay thông qua thúc đẩy thực hiện hiệu quả Đồng thuận 5 điểm, tiếp tục hỗ trợ nhân đạo cho người dân Myanmar, ủng hộ Đặc phái viên của Chủ tịch ASEAN về Myanmar triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

Về tình hình Ukraine, các nước bày tỏ quan ngại về căng thẳng quân sự tiếp diễn và thương vong, tổn thất về người và của do xung đột gây ra cũng như tác động, hệ lụy tiêu cực của xung đột đến hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển chung của thế giới và khu vực.

Theo đó, ủng hộ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.

Về Biển Đông, các nước khẳng định lại lập trường nguyên tắc của ASEAN, nhất trí tiến hành các hoạt động kỷ niệm 20 năm DOC và 40 năm UNCLOS trong năm 2022.

Phát biểu tại Hội nghị, Đại sứ Vũ Hồ khẳng định cam kết của Việt Nam tích cực hợp tác xây dựng, trách nhiệm với Chủ tịch Campuchia và các nước để thúc đẩy các ưu tiên hợp tác của ASEAN năm 2022.

Đại sứ Vũ Hồ nhấn mạnh cần bổ trợ tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN thông qua quan tâm thúc đẩy hợp tác tiểu vùng, phát triển đồng đều và bền vững.

Nhân kỷ niệm 25 năm hình thành hợp tác ASEAN+3 (1997-2022), Đại sứ thông báo đề xuất của Việt Nam chủ trì đăng cai tổ chức Diễn đàn Đông Á (EAF) lần thứ 20 trong năm nay.

Đối với các vấn đề quốc tế và khu vực, Đại sứ chia sẻ quan điểm của các nước ASEAN, đồng thời nhấn mạnh ASEAN cần nỗ lực xây dựng cách tiếp cận tổng thể, đảm bảo tiếng nói và cách tiếp cận đồng nhất để phát huy vai trò, khả năng đóng góp của ASEAN trong nỗ lực giải quyết các vấn đề tác động tới hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.

Theo đó, Đại sứ hoan nghênh nỗ lực của Chủ tịch Campuchia nhằm phát huy vai trò và khả năng hỗ trợ của ASEAN đối với Myanmar; đề nghị ASEAN xây dựng cách tiếp cận từng bước, khả thi nhằm đảm bảo quá trình thực hiện Đồng thuận 5 điểm tiến triển thực chất.

Về xung đột tại Ukraine, Đại sứ đề nghị ASEAN cần duy trì quan điểm khách quan, cân bằng và sẵn sàng phát huy vai trò trung gian, hỗ trợ các bên liên quan tìm giải pháp khả thi, bền vững.

Đối với vấn đề Biển Đông, Đại sứ chia sẻ lập trường nguyên tắc chung của ASEAN, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của tuân thủ luật pháp quốc tế và UNCLOS - khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển và đại dương; đề nghị cần tiến hành các hoạt động ý nghĩa, thực chất để kỷ niệm 20 năm DOC và 40 năm UNCLOS.

Cùng ngày, Cuộc họp lần thứ 12 Nhóm công tác Hội đồng điều phối ASEAN về việc Timor Leste xin gia nhập ASEAN (ACCWG-TL) đã diễn ra với sự tham dự của quan chức cao cấp các nước ASEAN thuộc các cả 3 trụ cột Cộng đồng ASEAN cùng đại diện Ban thư ký ASEAN.

Sau khi tiến hành rà soát các nỗ lực xem xét kết nạp Timor Leste thời gian qua, các nước nhất trí sẽ tiếp tục thúc đẩy các chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực của ASEAN nhằm giúp Timor Leste từng bước đáp ứng các tiêu chí, nghĩa vụ thành viên của ASEAN.

Mở đơn đăng ký cuộc thi video thanh niên ASEAN 2022

Mở đơn đăng ký cuộc thi video thanh niên ASEAN 2022

Cuộc thi video thanh niên ASEAN năm nay với chủ đề 'Luôn năng động trong đại dịch: ACTnow (Chung tay ứng phó với thách thức ...

Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN tại Phnom Penh, Campuchia

Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN tại Phnom Penh, Campuchia

Ngày 16/2, Hội nghị Quan chức cao cấp (SOM) ASEAN đã diễn ra trực tiếp và trực tuyến tại Phnom Penh, Campuchia dưới sự điều ...

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Xu hướng làm đẹp tự nhiên: Thẩm mỹ viện Orchard Group và cách tư vấn khách hàng

Xu hướng làm đẹp tự nhiên: Thẩm mỹ viện Orchard Group và cách tư vấn khách hàng

Trong những năm gần đây, làm đẹp tự nhiên đã trở thành xu hướng nổi bật trong ngành thẩm mỹ. Khách hàng không chỉ muốn cải thiện vẻ ngoài mà ...
HLV Hansi Flick thêm trận chung kết Champions League 2024/25 vào lịch làm việc

HLV Hansi Flick thêm trận chung kết Champions League 2024/25 vào lịch làm việc

Tự tin vào khả năng Barcelona có thể đi đến tận cùng Champions League 2024/25, HLV Hansi Flick thêm trận chung kết vào lịch làm việc của mình.
'Vũ khí thương mại' của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

'Vũ khí thương mại' của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

Việc ông Trump có ý định sử dụng các vũ khí thương mại, có thể đặt ra thách thức lớn cho nền kinh tế Anh và chính sách ngoại giao ...
Cách tắt định vị iPhone vô cùng nhanh chóng và hiệu quả

Cách tắt định vị iPhone vô cùng nhanh chóng và hiệu quả

Tắt định vị trên iPhone giúp bảo vệ quyền riêng tư. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách tắt định vị giúp bạn kiểm soát việc chia sẻ vị trí ...
Cách tạo tài khoản Tiktok Shop để bán hàng đơn giản

Cách tạo tài khoản Tiktok Shop để bán hàng đơn giản

TikTok đang trở thành kênh bán hàng trực tuyến được ưa chuộng. Dưới đây là các bước hướng dẫn nhanh để giúp bạn mở TikTok Shop bán hàng online hiệu ...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động