Hội nghị SEOM CLMV 18 thảo luận nhiều nội dung quan trọng

TGVN. Ngày 12/1, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Quan chức kinh tế cấp cao Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV SEOM) lần thứ 18. Đây là cuộc họp SEOM quan trọng của cơ chế hợp tác kinh tế CLMV, được tổ chức trong khuôn khổ chuỗi hội nghị thuộc khuôn khổ kênh hợp tác kinh tế ASEAN 2020 (ASEAN SEOM 1/51).    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hoi nghi seom clmv 18 thao luan nhieu noi dung quan trong Tuyên bố chung Hội nghị cấp cao hợp tác CLMV lần thứ 8
hoi nghi seom clmv 18 thao luan nhieu noi dung quan trong ACMECS 7, CLMV 8, WEF – Mekong: Thành công từ những chương trình thực chất
hoi nghi seom clmv 18 thao luan nhieu noi dung quan trong
Quang cảnh Hội nghị. (Nguồn: Bộ Công Thương)

Tham dự Hội nghị có Trưởng SEOM hợp tác kinh tế CLMV của các nước CLMV, đại diện Ban Thư ký ASEAN, đại diện các Bộ, cơ quan hữu quan của các nước CLMV có thành phần trong cơ chế hợp tác kinh tế CLMV. Hội nghị do Trưởng SEOM CLMV của Lào điều hành theo cơ chế luân phiên.

Nội dung Hội nghị SEOM CLMV 18 tập trung vào các vấn đề chính: Trao đổi về kế hoạch triển khai kết quả Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế CMLV lần thứ 11 (được tổ chức ngày 05/9/2019 tại Bangkok, Thái Lan); Rà soát tình hình thực hiện Kế hoạch hành động CLMV 2019-2020; Thảo luận các bước, thủ tục cần thiết cho việc trình lên Hội nghị cấp cao CLMV thông qua tài liệu “Khung khổ phát triển CLMV” đã được các Bộ trưởng Kinh tế CLMV thống nhất tháng 9/2019; Trao đổi với Ban Thư ký ASEAN về tình hình triển khai Kế hoạch công tác Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI) giai đoạn III; và một số vấn đề liên quan khác; Đề nghị Ban Thư ký ASEAN tiếp tục hỗ trợ các nước CLMV trong việc kết nối với các đối tác phát triển và xây dựng kế hoạch triển khai Khung khổ phát triển CLMV sau khi được các nhà Lãnh đạo cấp cao thông qua tại Hội nghị cấp cao CLMV sắp tới.

Khung khổ Phát triển CLMV là văn kiện có tính định hướng chiến lược về hợp tác kinh tế giữa các nước CLMV, lần đầu tiên được xây dựng kể từ khi hình thành cơ chế hợp tác CLMV.

Văn kiện này đưa ra tầm nhìn, mục tiêu, các lĩnh vực hợp tác ưu tiên, các khuyến nghị giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của các nước CLMV cũng như tăng cường sự phối hợp và hợp tác giữa các nước nhằm xây dựng một khu vực kinh tế CLMV phát triển và có sức cạnh tranh trong thời gian đến năm 2030.

Hội nghị cũng đã dành thời gian để thảo luận tình hình triển khai một số dự án do các đối tác phát triển tài trợ và hỗ trợ các nước CLMV trong việc hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực.

Cụ thể là các dự án: Đánh giá khung pháp lý hiện tại về thương mại điện tử tại Campuchia; Lào, Myanmar, Việt Nam (dự án do Nhật Bản tài trợ thông qua Quỹ Hội nhập ASEAN - Nhật Bản); Tăng cường xây dựng năng lực khoa học và công nghệ thông qua hợp tác giữa Đại học Công nghệ Madalay (Myanmar) và Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (dự án do Ấn Độ tài trợ); Đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh giai đoạn II (do New Zealand tài trợ); Hỗ trợ Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI) trong khuôn khổ Thị trường đơn nhất (ASEAN Single Market), dự án do Chính phủ Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ)…

Theo sáng kiến của Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Campuchia, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế CLMV lần đầu tiên đã được tổ chức ngày 28/8/2010 tại Đà Nẵng nhân dịp Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 42.

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế CLMV (CLMV EMM) được tổ chức thường niên, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN. Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế CLMV sẽ thông qua chương trình hành động hàng năm của các nước thành viên và đề ra phương hướng hợp tác CLMV trong năm tới. Các chương trình hành động tập trung vào ba lĩnh vực, cụ thể (i) kinh tế-thương mại, (ii) phát triển nguồn nhân lực, và (iii) cơ chế phối hợp.

Mục tiêu đề ra của cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế CLMV là: (i) Tăng cường phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư giữa các nước CLMV; (ii) tăng cường hội nhập khu vực; (iii) Nâng cao vai trò các nước CLMV trong chuỗi sản xuất khu vực và toàn cầu; (iv) Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước CLMV và các nước ASEAN khác.

Hội nghị Quan chức Kinh tế cấp cao CLMV (CLMV SEOM) được tổ chức 2 lần một năm, bên lề các hội nghị SEOM ASEAN, có trách nhiệm rà soát, thực thi các chương trình hành động, đồng thời đề xuất định hướng và chương trình hành động trong thời gian tới, báo cáo lên Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế CLMV.

hoi nghi seom clmv 18 thao luan nhieu noi dung quan trong

Góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện và bền vững của tiểu vùng Mekong

Trả lời phỏng vấn về kết quả Hội nghị Cấp cao ACMECS 8 và CLMV 9, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh ...

hoi nghi seom clmv 18 thao luan nhieu noi dung quan trong

Các nhà lãnh đạo CLMV khẳng định quyết tâm thúc đẩy hợp tác kinh tế

Hôm nay 16/6, tại Bangkok, Thái Lan, phát biểu tại Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia – Lào – Myanmar – Việt Nam lần ...

hoi nghi seom clmv 18 thao luan nhieu noi dung quan trong

Thủ tướng lên đường dự Hội nghị ACMECS 8 và CLMV 9

Nhận lời mời của Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha và Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen, trưa 15/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ..

Bảo Chi (theo Bộ Công Thương)

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Đọc thêm

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là người dân sống ở thành thị. Tình trạng này ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe ...
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, quận Hoàn Kiếm kéo dài thời gian hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn quận tới 6 ngày, từ 26/4 đến hết ...
Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Từ hai đứa trẻ sinh non tại cùng một bệnh viện vào năm 1994, giờ đây họ là cặp vợ chồng hạnh phúc, vừa chào đón con đầu lòng.
Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Các nhà cổ sinh vật học vừa phát hiện hóa thạch rùa khổng lồ niên đại 57 triệu năm trước ở Colombia.
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Phiên chợ là sự kết hợp giữa không gian hội chợ, không gian vui chơi gắn với các hoạt động văn hóa đặc trưng của phiên chợ vùng cao ngay ...
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động