TIN LIÊN QUAN | |
Trung Quốc muốn G20 phát huy vai trò dẫn dắt trong quản trị toàn cầu | |
Kỳ vọng lớn tại Thượng đỉnh G20 Nhật Bản |
Kết thúc Hội nghị thượng đỉnh G20. (Nguồn: G20) |
Phát biểu họp báo sau khi chủ trì Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Osaka, miền Tây Nhật Bản, ông Abe nói: "Nền kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với những rủi ro tiêu cực như căng thẳng thương mại dai dẳng. Các nhà lãnh đạo G20 đã nhất trí rằng các nước thành viên cần tập trung mũi nhọn vào sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu vững mạnh", trong khi sẵn sàng hành động thêm nếu cần.
Tuyên bố có đoạn viết: "Những căng thẳng thương mại và địa chính trị đã gia tăng", bởi vậy các nhà lãnh đạo đã cam kết sử dụng "tất cả các công cụ chính sách" để hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu giữa lúc có nhiều rủi ro tiêu cực. Tuy nhiên, Hội nghị không đạt được cam kết chống chế độ bảo hộ, trong bối cảnh năm thứ 2 thế giới phải chật vật với các quyết định đánh thuế lẫn nhau, đặc biệt giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Hội nghị đã thông qua Tuyên bố chung cùng quan điểm vấn đề lưu thông dữ liệu tự do dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, thống nhất mục tiêu theo đề án của Nhật Bản là đến năm 2050 sẽ không còn rác thải nhựa trên biển.
Vấn đề chưa đạt được đồng thuận tại hội nghị lần này là đối sách ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, 19 thành viên G20, ngoại trừ Mỹ, đã nhất trí "không thể đảo ngược" thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và cam kết thực thi đầy đủ thỏa thuận này.
Các nước tham gia Hội nghị G20 cũng đã thông qua nguyên tắc mới liên quan đến duy trì khả năng trả nợ của các nước được cho vay sử dụng vốn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của các nước đang phát triển. Các vấn đề về giáo dục, phụ nữ…có vai trò quan trọng đối với sự phát triển chung của thế giới.
Để có được Tuyên bố chung, các đại biểu đã tập trung thảo luận về tình hình kinh tế thế giới, trong đó tiêu điểm là xung đột thương mại Mỹ - Trung và ảnh hưởng của xung đột này đối với kinh tế thế giới và từng nước nói riêng. Do đó, các nước hy vọng hai bên sẽ có những phương án giải quyết tích cực góp phần ổn định kinh tế thế giới.
Các đại biểu cũng thảo luận về vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, căng thẳng giữa Mỹ và Iran cũng liên quan đến hạt nhân, tầm quan trọng của cộng đồng quốc có tiếng nói chung hướng tới một thế giới không có hạt nhân.
Theo sáng kiến của nước chủ nhà Nhật Bản, hội nghị cũng đã tham gia thảo luận và thông qua tuyên bố về kinh tế số, nhấn mạnh nhận thức chung số hóa sẽ làm thay đổi tích cực các nền kinh tế và xã hội, và dữ liệu sẽ trở thành yếu tố quan trọng của tăng trưởng kinh tế.
Các đại biểu cũng cho rằng, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cần phải cải cách để phù hợp với thời đại.
Hội nghị thượng đỉnh G20 còn là cơ hội cho các cuộc gặp song phương giữa Nhật Bản và các quốc gia, tổ chức tham gia hội nghị, giữa các quốc gia tham gia hội nghị với nhau. Trong đó có nhiều cuộc gặp song phương đáng chú ý như Mỹ - Trung, Nhật - Trung, Mỹ - Nga, Nhật - Hàn, Nhật - Nga, Trung - Nga, Nga - Trung - châu Âu...
Hội nghị G20 năm nay có sự tham gia của các nguyên thủ/lãnh đạo 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới và 8 quốc gia khách mời, trong đó có Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, cùng với lãnh đạo 9 tổ chức quốc tế quan trọng của thế giới như Liên hợp quốc, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB).
Dưới đây là một số hình ảnh ghi lại các hoạt động chính trong 2 ngày nhóm họp của các nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Lãnh đạo Hàn, Trung hội đàm một ngày trước Hội nghị Thượng đỉnh G20 Phủ Tổng thống Hàn Quốc ngày 26/6 đã ra thông cáo về cuộc gặp giữa Tổng thống Moon Jae-in và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận ... |
Kỳ vọng lớn tại Thượng đỉnh G20 Nhật Bản TGVN. Hội nghị thượng đỉnh G20 được kỳ vọng sẽ tạo ra cơ hội giải quyết hàng loạt vấn đề quốc tế quan trọng, có ... |
Việt Nam là khách mời đặc biệt dự Thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản TGVN. Việt Nam sẽ tham gia thảo luận tại tất cả các phiên họp của Thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản và đóng góp ý ... |